Căn cứ vào nguồn gốc, cấu tạo, tính chất, vật liệu cơ khí được chia thành 2 nhóm: Vật liệu kim loại và phi kim loại.
- Vật liệu kim loại: khung xe, vành, xích, líp, nan hoa, tay phanh, khung xe đạp,....
- Vật liệu phi kim loại: quả bóng, thước kẻ nhựa, lốp xe,...
Các tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí.
- Tính chất cơ học.
+ Khả năng vật liệu chịu được tác dụng cua các lực bên ngoài.
+ Bao gồm: Tính cứng, tính dẻo, tính bền.
Ví dụ: Thép cứng hơn nhôm; đồng dẻo hơn thép.
- Tính chất vật lí:
+ Nhiệt độ nóng chảy, đông đặc, tính dẫn điện, dẫn nhiệt.
+ Khối lượng, khối lượng riêng, trọng lượng, trọng lượng riêng.
Ví dụ: nhiệt độ nóng chảy đồng lớn hơn nhiệt độ nóng chảy của sắt.
- Tính chất hóa học:
Cho biết khả năng của vật liệu chịu được tác dụng hóa học trong các môi trường như tính chịu axít và muối, tính chống ăn mòn, ...
Ví dụ: Thép, nhôm dễ bị ăn mòn khi tiếp xúc với muối ; chất dẻo không bị ăn mòn khi tiếp xúc với muối ăn.
- Tính chất công nghệ.
Cho biết khả năng gia công của vật liệu.
Ví dụ: Sắt, thép sử dụng để làm dao, kéo, các chi tiết trong cơ khí.