PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Cho đoạn thơ:
Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
" Cục... cục tác cục ta"
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ
Câu 1: Nêu tên tác giả, tác phẩm của khổ thơ trên ? Nêu ý nghĩa của bài thơ?
Câu 2:
a. Bài thơ đó được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Thể thơ nào?
b. Cảm hứng của tác giả trong bài thơ được khơi gợi từ sự việc gì?
Câu 3: Xác định nghệ thuật và nêu tác dụng trong khổ thơ trên?
Câu 4:
Cho các từ: gà, trứng, hãy tìm hai thành ngữ cho mỗi từ và cho biết trong cuộc sống khi nào ta dùng các thành ngữ?
Câu 5: Tại sao trong rất nhiều âm thanh của làng quê nhưng chỉ có âm thanh tiếng gà vọng vào tâm hồn người chiến sĩ ?
Câu 6: Viết đoạn văn cảm nhận về đoạn thơ trên bằng một đoạn văn diễn dịch khoảng 7-10 câu trong đó có sử dụng ít nhất hai từ gép và chỉ rõ thuộc loại từ gép nào?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
- Cảm hứng của bài thơ được khơi gợi từ tiếng gà cục tác buổi trưa. Đó là chặng đường hành quân của tác giả, khi đến một xóm nhỏ thì bắt gặp âm thanh quen thuộc “tiếng gà nhảy ổ” gợi cho tác giả những suy tưởng, hoài niệm về hình ảnh của người bà thân yêu ở quê, tảo tần yêu thương tác giả.
- Mạch cảm xúc của tác giả được diễn biến theo một tình tự tâm trạng rất hợp lí
câu 3 :
⇒
Biện pháp nghệ thuật:
+ Điệp từ ( nghe ) : Nhấn mạnh âm thanh của tiếng gà trưa đã tác động đến người chiến sĩ trên đường hành quân, thể hiện nỗi xúc động từng đợt trào dâng trong lòng anh khi nghe âm thanh quen thuộc của tuổi thơ
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác( nghe bàn chân đỡ mỏi ) : Làm cho câu thơ được thêm sinh động, hay hơn, cuốn hút người đọc, đồng thời thấy được rằng tác giả ko chỉ diễn tả cảm xúc bằng thính giác ( nghe tiếng gà ), mà còn bằng thị giác , bằng cảm xúc của tâm hồn, hồi ức.
câu 4 :
Ông nói gà, bà nói vịt
Trứng khôn hơn vịt
Trong cuộc sống, khi muốn khuyên răn, dạy bảo hoặc nhắc nhở 1 ai, ta thường dùng thành ngữ
câu 5 :
Trong vô vàn âm thanh của làng quê tâm trí người chiến sĩ chỉ ám ảnh bời tiếng gà nhảy ổ vì: - Tiếng gà nhảy ổ là những kỉ niệm đẹp của tình bà cháu của người chiến sĩ. - Phút lắng lòng của người chiến sĩ trên chặng đường hành quân mệt mỏi. Lúc dừng chân bên thôn xóm yên bình, vẳng nghe tiếng gà nhảy ổ quen thuộc của làng quê, người chiến sĩ để lòng mình cuốn vào âm thanh ấy và trải ra mênh mông theo sức lan tỏa của nó. Mỗi lần động từ nghe được lặp lại, trường lan tỏa của âm thanh tiếng gà mỗi lúc một rõ nét nhưng đó không phải là sự mở ra theo chiều rộng không gian mà là sự chuyển động theo chiều sâu của cảm xúc.
câu 6 : Hình ảnh người bà đã được Xuân Quỳnh khắc họa qua bài thơ “Tiếng gà trưa”. Trên đường hành quân mệt mỏi, người cháu dừng chân bên một xóm nhỏ để nghỉ ngơi. Tiếng gà trưa vang lên khiến người cháu phải nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà. Kỉ niệm đáng nhớ nhất là khi cháu tò mò xem gà đẻ trứng, rồi bị bà mắng. Lòng cháu ngây thơ tin lời bà, sợ mặt bị lang liền về lấy gương soi. Lời mắng thể hiện sự quan tâm, lo lắng của bà dành cho đứa cháu. Không chỉ vậy, bà đã luôn ân cần, hy sinh. Bà chăm lo cho đàn gà để cuối năm bán đi lấy tiền sắm sửa quần áo mới cho cháu. Người cháu nhớ đến hình ảnh bà thật giản dị với “cái quần chéo go”, “cái áo cánh trúc bâu”. Vẻ đẹp của bà chính là vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam: chịu thương chịu khó, giàu đức hy sinh. Cuộc đời của bà luôn lo cho con, cho cháu. Tuổi thơ sống bên bà tuy khó khăn, nhưng hạnh phúc. Điều đó khiến cho cháu không thể nào quên được, càng yêu thương bà nhiều hơn. Thơ của Xuân Quỳnh thật giản dị, nhưng lại chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc.
TUI VIẾT MỎI TAY LẮM Á , NHỚ CHẤM ĐIỂM
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |