LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Sau bài tiếng gà trưa hãy nêu cảm nghĩ từ 5 đến 10 câu nới về lòng yêu thương đất nước của con người Việt Nam

sau bài tiếng gà trưa hãy nêu cảm nghĩ từ 5 đến 10 câu nới về lòng yêu thương đất nước của con người Việt Nam
 
1 trả lời
Hỏi chi tiết
113
0
0
Nguyễn Ngọc Quỳnh ...
27/12/2021 09:20:46
+5đ tặng

Tuổi thơ! Hai tiếng thiêng liêng và dịu ngọt vang lên nhắc nhở chúng ta về một thời không bao giờ quên. Tuổi thơ gắn liền với những gì thân quen, gần gũi, bình dị nhất. Đó là bờ đê ven sông vu thả diều mỗi chiều hè, là cánh đồng bát ngát cánh cò bay, là những đêm trăng nô đùa bên đình làng... Mỗi người đều mang trong mình những kỉ niệm riêng về tuổi thơ. Đối với người chiến sĩ trong thi phẩm Tiếng gà trưa của nữ sĩ Xuân Quỳnh thì tuổi thơ gắn liền với âm thanh tiếng gà và đặc biệt gắn liền với hình ảnh người bà tần tảo sớm hôm. Bài thơ như một tiếng ca trong trẻo, tha thiết về tình cảm bà cháu, tình yêu quê hương đất nước dạt dào.

Bài thơ mở đầu bằng lời kể rất tự nhiên:

Chỉ với hai câu thơ ngắn gọn, tác giả đã đem đến lượng thông tin rất chi tiết. Người đọc hiểu rằng nhân vật trữ tình trong bài thơ là một chiến sĩ, đang trên đường hành quân ra trận chiến đấu, dừng nghỉ ở xóm nhỏ. Thời, điểm miêu tả là thời điểm hiện tại. Giữa không gian xóm nhỏ vang lên:

Tiếng gà ai nhảy ổ 
“Cục... cục tác cục ta” 
Nghe xao động nắng trưa 
Nghe bàn chân đỡ mỏi 
Nghe gọi về tuổi thơ.

Tiếng gà vang lên giữa trưa thể hiện một không gian làng quê yên bình, tĩnh lặng. Tác giả tỏ ra là người rất am hiểu cuộc sống của thôn quê, đã miêu tả chính xác âm thanh tiếng gà: “Cục... cục tác cục ta”. Dấu ba chấm đặt giữa câu khiến cho tiếng gà mái nhảy ổ trở nên sống động. Tiếng gà ấy không chỉ vang lên xoá tan không gian đang tĩnh mịch mà tiếng gà ấy như tiếng chuông thức tỉnh tâm hồn người chiến sĩ. Tác giả sử dụng liên tiếp điệp từ “Nghe” cùng với biện pháp nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác trong ba câu thơ tiếp khiến hình ảnh thơ càng giàu sức biểu cảm. “Nắng trưa” vốn là hình ảnh cảm nhận bằng thị giác nay cảm nhận bằng thính giác, “xao động” là từ chỉ cảm nhận của cảm giác thì trong câu thơ dùng chỉ cảm nhận của thính giác. Có lẽ tiếng gà trưa không phải chỉ làm “xao động nắng trưa” mà quan trọng hơn làm “xao động”, xốn xang tâm hồn người chiến sĩ. Tiếng gà trưa như một vị thuốc tinh thần, xua tan đi bao mệt mỏi “Nghe bàn chân đỡ mỏi” và đặc biệt nó nhắc nhở người chiến sĩ về một miền kí ức, kí ức của tuổi thơ “Nghe gọi về tuổi thơ”. Nhà thơ không sử dụng từ “nhớ về” mà dùng “gọi về” như muốn nhấn mạnh sức lay động mạnh mẽ của âm thanh tiếng gà.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư