Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trận chiến trên sông Bạch Đằng 1288

trận chiến trên sông bạch đằng 1288
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
258
0
0
Pingg
31/12/2021 09:28:18
+5đ tặng

Tái hiện trận chiến đánh quân Nguyên - Mông của quân đội nhà Trần trên sông Bạch Đằng năm 1288, Đại tá Đặng Việt Thủy giúp chúng ta hình dung rõ hơn về nghệ thuật quân sự của Việt Nam, đồng thời truyền tải những giá trị tốt đẹp qua chiến thắng đầy tự hào của dân tộc ta---

Trận chiến xảy ra cách đây vừa tròn 730 năm trên sông Bạch Đằng (ngày 9-4-1288), là trận phục kích đường sông của quân đội nhà Trần (Đại Việt), do Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn chỉ huy diệt quân Nguyên - Mông rút chạy, kết thúc cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông lần thứ ba (1287-1288).

Trong vòng 30 năm (1258 - 1288), đế quốc Mông - Nguyên đã liên tiếp ba lần tiến công xâm lược Đại Việt.

Lần thứ nhất, năm 1258, hơn 3 vạn kỵ binh Mông Cổ dưới quyền chỉ huy của tướng Ngột Lương Hợp Thai (Uriangkhadai) tiến vào Đại Việt.

Trước thế mạnh của giặc, quân ta buộc phải rút lui khỏi Kinh thành Thăng Long về vùng sông Thiên Mạc (Hưng Yên).

Quân xâm lược chiếm được một kinh thành trống rỗng, không có lương ăn.

Ngày 29 tháng 1 năm 1258, quân đội nhà Trần mở cuộc phản công. Bằng trận tập kích chiến lược Đông Bộ Đầu, quân Mông Cổ bị thất bại nặng nề, đám tàn quân chạy một mạch về Vân Nam (Trung Quốc).

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ lần thứ nhất vào năm Nguyên Phong thứ 7 (1258) đã giữ vững được nền độc lập và chủ quyền của quốc gia Đại Việt.

Đất nước hòa bình trong hơn một phần tư thế kỷ (1258 - 1284).

Lần thứ hai, năm 1285, vua Nguyên là Hốt Tất Liệt (Khubilai) huy động 50 vạn quân do con trai là Thoát Hoan chỉ huy, tiến công Đại Việt.

Quân dân ta dưới sự lãnh đạo của hai vua Trần (Thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông) mà trực tiếp là Quốc công Tiết chế Trần Quốc Tuấn đã anh dũng chiến đấu ngăn chặn các mũi tiến công của quân giặc.
HT ^^

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Văn Cường
31/12/2021 09:30:38
+4đ tặng

Trận Bạch Đằng năm 1288 xảy ra trên sông Bạch Đằng thuộc đất Đại Việt, là một trận đánh quan trọng trong các cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông trong lịch sử Việt Nam.

Đây là chiến thắng vẻ vang của quân Đại Việt do Quốc công Tiết chế Trần Hưng Đạo cùng với Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông chỉ huy trước quân xâm lược Nguyên Mông. Quân Nguyên bị thiệt hại vô cùng nặng (với khoảng hơn 4 vạn quân sĩ bị loại khỏi vòng chiến[1]), và nhiều tướng Nguyên trong đó có cả Ô Mã Nhi, Phạm Nhàn và Phàn Tiếp cũng bị bắt sống và dâng lên Thượng hoàng Thánh Tông. Ngoài ra, có những 400 chiến thuyền của quân Nguyên rơi vào tay quân Trần.[3] Đại thắng trên sông Bạch Đằng được xem là trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử Việt Nam, và là thắng lợi tiêu biểu nhất của Đại Việt trong ba cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên-Mông.[4]

Đại thắng này là một chiến quả của kế cắm cọc trên sông Bạch Đằng của Hưng Đạo Vương, mở đầu với việc quân sĩ của ông lừa được địch vào trận địa cọc nhân triều rút. Quân Nguyên vấp phải sự chiến đấu mãnh liệt của quân Thánh Dực dưới quyền Nguyễn Khoái (Bình chương Áo Lỗ Xích của Nguyên Mông bị bắt trong trận này), tiếp theo đó các vua Trần đem binh tới ác chiến, đập tan nát quân Nguyên. Tiếp theo đó, quân Trần mai phục hai bên cũng dũng vũ xông ra, tiếp tục diệt tan quân địch. Khi nước triều rút, quân Nguyên hoàn toàn lâm vào thảm họa.[1][3] Với sự hoàn tất sứ mệnh phá hủy đoàn binh thuyền của Ô Mã Nhi, toàn thắng này dẫn đến thắng lợi hoàn toàn của Đại Việt trong cuộc Chiến tranh Nguyên Mông–Đại Việt lần 3 và hoàn toàn phá tan âm mưu xâm chiếm Đại Việt của nhà Nguyên.[1] Chiến tích vẻ vang này của Trần Hưng Đạo cùng với hai vị minh quân triều Trần đã lưu danh trong lịch sử Việt Nam, và là đề tài cho nhiều tác phẩm văn học Việt Nam thời Trung đại, dưới ngòi bút của các danh sĩ Trương Hán Siêu, Nguyễn Trãi,...[5]

Trương Hán Siêu đã thuật lại diễn biến cuộc chiến này trong bài Phú sông Bạch Đằng như sau: "Thuyền bè muôn đội, tinh kỳ phấp phới/Hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói/[...]/Trận đánh được thua chửa phân/Chiến lũy bắc nam chống đối/[...]/Tất Liệt thế cường, Lưu Cung chước dối/Những tưởng gieo roi một lần/Quét sạch Nam bang bốn cõi/[...]/Trời cũng chiều người/Hung đồ hết lối!"

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×