LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Câu hỏi ôn tập môn GDĐP

Các bạn giúp mình với. Mình cần đáp án trước ngày 05/01/2022. Ai trả lời đầu tiên mà đúng thì mình sẽ tặng 2000 xu. Cảm ơn.
----- Nội dung dịch tự động từ ảnh -----
CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN GDĐP
Câu 1: Em hãy kể tên các món ăn miền biển của Nghệ An. Hãy trình bày cách làm
một món ăn mà em thích nhất trong số các món ăn em vừa kế.
Câu 2: Em hãy kể tên các món ăn miền đồng bằng và các món ăn miền núi của
Nghệ An. Hãy nêu cách làm và ý nghĩa của món bánh chưng.
Câu 3: Em hãy nêu nguyên liệu và cách làm của món cháo canh xứ Nghệ.
Câu 4: Em hãy kế tên một số truyện dân gian của Nghệ An mà em biết. Theo em
câu chuyện “Cá Gỗ" muốn nói lên truyền thống gì của người Nghệ An?
Câu 5: Câu chuyện “Ông Đùng" có ý nghĩa gì? Câu chuyện đó cho em biết thêm
điều gì về Nghệ An?
1 trả lời
Hỏi chi tiết
620
0
0
good_girl
02/01/2022 10:24:14
+5đ tặng
Câu 1: Bánh gai xứ dừa, Tương Nam Đàn, Cam Xã Đoài - đặc sản Nghệ An làm quà tươi ngon, Cá thu Cửa Lò - đặc sản Nghệ An làm quà thơm ngon nức tiếng, Nhút Thanh Chương, Cháo lươn Nghệ An, Bánh đa Nghệ An - Bánh đa Đô Lương, Bánh mướt Diễn Châu.

                                       CÁCH NẤU CHÁO LƠN NGHỆ AN

Bạn cần khoảng 1 tiếng để hoàn thành món ăn này nhé.

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Lươn các bạn làm sạch, bóp với muối và chanh cho sạch nhớt rồi xả lại với nước. Sau đó, các bạn dùng 1 nhánh gừng đập dập để chà xát lên lươn để khử mùi tanh. Đem lươn đi luộc với gừng và hành lá cho chín rồi để nguội.Giã dập củ nghệ tươi rồi cho 100ml nước vào, lọc lấy nước cốt nghệ, để riêng.

Tía tô, rau răm cắt nhỏ, củ nén băm nhỏ.

Bước 2: Nấu cháo
Lươn sau khi luộc các bạn gỡ thịt lươn để riêng, còn xương thì các bạn nấu với 2 lít nước, thêm chút muối để lấy nước dùng nấu cháo nhé.

Gạo nếp và gạo tẻ các bạn lần lượt rang vàng để cháo khi nấu sẽ thật thơm ngon hấp dẫn nha.

Sau 20 phút ninh xương, bạn vớt xương ra rồi cho gạo đã rang vào, nấu trong 30 phút cho cháo nở mềm. Nêm nếm vào cháo cho vừa ăn.

Bước 3: Xào lươn
Bắc chảo lên bếp, thêm 1 thìa dầu ăn, phi thơm củ nén. Sau khi củ nén vàng thơm thì bạn cho thịt lươn vào xào. Nêm nếm các gia vị vừa ăn và thêm dầu điều, ớt bột, nước cốt nghệ để màu sắc hấp dẫn.

Xào lươn đến khi lươn đã thấm gia vị, nước sốt cạn lại là được.

Vậy là món cháo lươn xứ Nghệ đã hoàn thành rồi, dọn ra và thưởng thức nào.


CÂU 2: Bánh gai xứ Dừa, Đặc sản kẹo Cu Đơ, Bánh đa Đô Lương, Bánh hoa Thái Hoà, Tương Nam Đàn,.....
                                         CÁCH LÀM BÁNH CHƯNG

Bánh chưng là món ăn cổ truyền quen thuộc đối với mọi gia đình Việt vào dịp Tết Nguyên Đán. Với nhiều người dân, hình ảnh bánh chưng là biểu tượng của sự no ấm, đủ đầy trong năm mới. Cho đến ngày nay, cứ vào mỗi dịp giao thừa rất nhiều gia đình lại cùng nhau quây quần bên nồi bánh chưng.

Bánh chưng được biết đến qua câu chuyện “ Bánh chưng, bánh Giầy” ra đời vào đời vua Hùng thứ 6. Từ đây bánh chưng được lưu truyền và gìn giữ như một món ăn ẩm thực không thể thiếu của người Việt Nam.

Dù có qua bao nhiêu thế hệ đi chăng nữa thì hình thức về cách làm nên một chiếc bánh chưng bao đời vẫn không có gì thay đổi.

Nguyên liệu gồm có gạo nếp thơm ngon, nhiều gia đình sử dụng nếp nương hoặc là nếp cái hoa vàng, lá dong tươi, thịt lợn, nhiều gia đình sẽ mua thịt nạc hoặc thịt ba chỉ sau đó băm nhỏ cho thêm vào tiêu, bột ngọt, đường. đậu xanh sạch vỏ màu vàng.

Cuối cùng, nguyên liệu không thể thiếu trong quy trình gói bánh chưng đó là lá dong gói bên ngoài. Khi mua phải lựa chọn những chiếc lá dong tươi, mới, màu xanh đậm. Sau khi mua về phải cắt bỏ cuống và rửa sạch. Về công đoạn gói bánh đòi hỏi người làm phải thật tỉ mỉ và khéo léo, cẩn thận mới tạo nên chiếc bánh chưng đẹp. Bên trong chiếc bánh chưng được bao bọc bởi phần nhân thịt và đậu xanh thơm ngon.Bên ngoài nhân là gạo nếp. Để cố định bánh, người làm phải chuẩn bị lạc giang để gói bánh chưng cho thật chắc chắn và không bị tuột.

Sau công đoạn gói bánh, người làm chuyển sang bước nấu bánh. Để nấu được chiếc bánh chưng thơm ngon, dẻo mềm thì bánh chưng phải được nấu với ngọn lửa từ củi khô. Chuẩn bị một nồi lớn với 100 lít nước, sau đó cho bánh chưng vào, chờ đợi  trong thời gian là 8-10 tiếng.

Bánh chưng là loại bánh cổ truyền không thể thiếu trong ngày Tết của mỗi gia đình Việt. Nếu thiếu bánh chưng trong ngày quan trọng này, dường như không còn ý nghĩa gì, vì vậy bất cứ ai đến chơi nhà người Việt vào ngày Tết cũng đều sẽ bắt gặp hình ảnh bánh chưng Không những vậy, bánh chưng còn là hình ảnh để ca ngợi nên giá trị của những hạt gạo- hạt ngọc trời và nền văn minh lúa nước.

 

Ý  nghĩa mà bánh chưng mang lại

  • Bánh chưng là loại bánh cổ truyền không thể thiếu trong ngày Tết của mỗi gia đình Việt.
  •  Nếu thiếu bánh chưng trong ngày quan trọng này, dường như không còn ý nghĩa gì, vì vậy bất cứ ai đến chơi nhà người Việt vào ngày Tết cũng đều sẽ bắt gặp hình ảnh bánh chưng
Không những vậy, bánh chưng còn là hình ảnh để ca ngợi nên giá trị của những hạt gạo- hạt ngọc trời và nền văn minh lúa nước.

Câu 3: 

CHUẨN BỊ NGUYÊN LIỆU

Bột mỳ – nguyên liệu chính để có cháo canh ngon. Bạn cần chọn loại bột mỳ thơm ngon và chất lượng để khi làm thành sợi mỳ sẽ ngon hơn

Xương lợn hoặc thịt lợn xay

Nước

Bột canh

Rau mùi tàu, hành lá

Giò hoặc chả

Thịt bò hoặc thịt lợn

CÁC BƯỚC THỰC HIỆN

Bước 1: Bột mì nhào với nước cho nhuyễn, sau đó dùng máy cán thành sợi to, tròn hơn sợi bún thông thường, không nên để sợi bún quá dài nha.

Bước 2: Xương lợn hoặc xương bò rửa sạch cho vào nồi trần qua cho hết mùi hôi, sau đó ninh với nước đến khi nhừ. Khi ninh xương bạn nhớ hớt hết bọt nổi lên nhé. Làm như vậy nước dùng sẽ trong và ngọt hơn. Sau đó cho gia vị vào nước dùng sao cho vừa ăn.

Bước 3: Thả sợi bột mỳ vào nước sôi và nguấy để sợi mỳ chín đều, rồi vớt ra rổ cho ráo nước. Trước khi vớt ra thì nên nhúng vào nước sôi để nguội để mỳ khỏi dính vào nhau. Lưu ý: Sợi mỳ càng đun lâu thì càng trong.

Bước 4: Cho sợi mỳ vào bát rồi chan nước dùng, cho thêm mùi tàu thái sợi, giò, chả cắt miếng và thịt bò hoặc thịt lợn vào.

Nhìn những sợi mỳ trong veo rất hấp dẫn, sóng sánh trong bát nước dùng thơm phức, kèm theo 1 chút nước chanh, 1 chút tương ớt và một số gia vị khác tùy theo khẩu vị của từng người thì Cháo canh còn tuyệt vời hơn nữa bởi vị thơm thơm, chua chua, cay cay và ngọt ngọt rất đặc biệt khiến cho người ta ăn 1 lần rồi lại muốn ăn thêm lần nữa.

Câu 4: Một số truyện dân gian của Nghệ An là: cá gỗ đi thi, Câu đối trào lộng xứ Nghệ, Cô Hồng cởi áo là cô Hồng Trần, chữ Thiên trỗi đầu,....
Người xứ Nghệ lâu nay rất tự hào với điều đó, cho rằng nó nói lên phẩm chất thông minh, đức tính kiệm ước, tự trọng của người có chữ

Câu 5: Hình tượng ông Đùng thể hiện quan niệm thẩm mĩ của người xứ Nghệ, đó là đề cao vẻ đẹp tinh thần. Cái đẹp của ông Đùng là cái đẹp từ những hành động phi thường, vô tư, hào hiệp và cả cái mộc mạc gần gũi. Đại Nam thống nhất chí nhận định về phong cách Nghệ “học trò Nghệ An chuộng khí tiết, nhiều người hào phóng không trói buộc, dốc chí chăm học, văn chương thì cứng cáp không cần đẹp lời”. Có ý kiến khác cũng cho rằng: “thi sĩ ở đây không quen gọt những thứ văn êm nhẹ, những vế đối tài tình, nhưng đã được giọng văn rắn rỏi và tư tưởng mạnh mẽ hơn kéo lại”. Nhận định đó chưa phải là toàn diện, song lại có cơ sở từ tính cách của người xứ Nghệ đầy nghị lực, có phần lí trí và cái nhìn thực tế bởi quen chịu đựng nhiều gian khổ. Bởi thế mà vẻ đẹp của ông Đùng, một vẻ đẹp hào phóng mà dung dị, kì vĩ mà lam lũ, đời thường, đó là vẻ đẹp mà người xứ Nghệ rất yêu thích. Với quan điểm thẩm mĩ như vậy nên ta thấy trong tư duy của người xứ Nghệ, ông Đùng gần như ôm hết mọi hành động phi thường nhất của người khổng lồ: kiến tạo vũ trụ, trị thuỷ, đúc chuông, diệt thú dữ và đánh giặc. Đó là những hành động rất kì vĩ, phóng khoáng nhưng sự phóng khoáng và hào hiệp được thấy nhiều hơn trong hành động ông Đùng đánh giặc chưa xong đã sang giúp đỡ lân bang và cả chút phong tình trong hành động ra kẻ chợ cùng với một cô gái, hai người mải mê trò chuyện mà bỏ quên cả đùm cơm. Vẻ đẹp của ông Đùng còn là cái đẹp của sự mộc mạc gần gũi với người dân lao động trong cái lam lũ của bàn tay moi vào lòng đất lấy sắt, dùng cánh tay làm búa, làm đe và cả cái miệt mài rèn sắt để chết hoá thành núi Hai Vai. Nhưng cái đẹp mà người xứ Nghệ đề cao là cái đẹp bên trong, vẻ đẹp tinh thần. Bởi thế mà cái đẹp hơn của hình tượng ông Đùng là ý nghĩa thẩm mĩ của hình tượng. Mà ý nghĩa thẩm mĩ của hình tượng ông Đùng đó là: khúc tráng ca ca ngợi sức mạnh, nghị lực phi thường và cả phần lam lũ cực nhọc của con người. Truyện ông Đùng còn là bài ca về những ước mơ, khát vọng của con người Nghệ Tĩnh, những khát vọng bình dị và cũng thật vĩ đại. Thiết nghĩ, ý nghĩa thẩm mĩ của hình tượng ông Đùng đã làm nên sức sống mãnh liệt cho nhân vật trong đời sống tinh thần của người Nghệ. Và chính ý nghĩa thẩm mĩ của hình tượng ông Đùng đã làm cho ông Đùng rất đẹp, đẹp như Sơn Tinh, như ông Gióng và như biết bao nhân vật khổng lồ trong thể loại “một đi không trở lại”

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Tổng hợp Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư