Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân biệt các dạng chảy máu? Cách sơ cứu cho các dạng chảy máu đó?

Phân biệt các dạng chảy máu? Cách sơ cứu cho các dạng chảy máu đó? Giúp mình hứa cho 5đ cộng 15 xu
2 trả lời
Hỏi chi tiết
335
1
4
Nguyễn Nguyễn
02/01/2022 16:18:12
+5đ tặng

Chảy máu mao mạch là máu chảy ra từ những mạch rất nhỏ, nên nhìn vết thương thấy máu chảy tràn ra chậm trên bề mặt vết thương và máu tự cầm sau một thời gian ngắn khoảng vài phút.   -Chảy máu tĩnh mạch thì máu chảy ri rỉ, màu đỏ sẫm, không thành tia mạnh, cục máu hình thành nhanh chóng và bít các tĩnh mạch bị tổn thương lại. Nhưng phải chú ý đến trường hợp tổn thương các tĩnh mạch lớn như tĩnh mạch cảnh, tĩnh mạch chủ, tĩnh mạch dưới đòn thì chảy máu ồ ạt nguy hiểm.   - Chảy máu động mạch, nhìn thấy máu chảy phun thành tia, theo nhịp đập

Để cầm máu chúng ta có thể áp dụng một hay nhiều biện pháp sau đây:   Ấn động mạch: dùng ngón tay ấn đè chặt vào động mạch đoạn trên vết thương tính từ tim đến vết thương. Có thể dùng ngón tay hoặc cả nắm tay để ấn động mạch, tùy theo mức độ tổn thương và vị trí ấn.   Gấp chi tối đa, khi chi bị gấp, động mạch cũng bị gấp và các khối cơ bao quanh đè ép vào động mạch làm cho máu ngừng chảy, nhưng biện pháp gấp chi tối đa chỉ được áp dụng để cầm máu đối với những vết thương không có gãy xương kèm theo.   Băng ép: dùng băng với các vòng băng siết tương đối chặt, đè ép mạnh vào các bộ phận bị tổn thương, tạo điều kiện cho việc hình thành cục máu đông để cầm máu. Biện pháp này thích hợp với các vết thương không có thương tổn mạch máu lớn.   Băng chèn: là băng ép nhưng có vật chèn lên các vị trí ấn động mạch, vật chèn được đặt trên đường đi của động mạch, giữa vết thương và tim, càng gần vết thương càng tốt, sau đó băng cố định vật chèn bằng nhiều vòng băng siết tương đối chặt theo kiểu vòng tròn hoặc vòng số 8. Yêu cầu của băng chèn là: đặt vật chèn đúng trên đường đi của động mạch và các vòng băng cố định vật chèn phải siết tương đối chặt.   Băng đút nút là cách băng ép có dùng thêm bấc gạc để nhét nút vào vết thương. Biện pháp này thích hợp với các vết thương chảy máu động mạch ở sâu, giữa các kẽ xương, vết thương vùng cổ, vùng chậu.   Dùng kẹp để kẹp mạch máu, áp dụng đối với vết thương rộng, nông, kẹp mạch máu rồi để kẹp tại chỗ sau đó chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế.   Khâu mép vết thương, sau khi đã nhét gạc chặt vào vết thương, khâu ghì chặt  mép vết thương lại.   Đặt garô là biện pháp cầm máu bằng dây cao su hoặc dây vải xoắn chặt vào đoạn chi. Các trường hợp cần đặt garô: vết thương cụt chi, hoặc chi bị đứt gần lìa; chi bị giập nát quá nhiều biết chắc không thể bảo tồn được; vết thương mạch máu đã áp dụng những biện pháp cầm máu nói trên mà không có kết quả; garô khi bị rắn độc cắn.   Cách đặt garô: ấn động mạch ở phía trên vết thương để cầm máu. Garô phải đặt sát ngay phía trên vết thương, dùng vải hay gạc lót ở chỗ định đặt garô.   Đặt garô và xoắn dần, bỏ tay ấn động mạch rồi vừa xoắn vừa theo dõi mạch ở dưới hoặc theo dõi máu chảy ở vết thương, nếu mạch ngừng đập hoặc máu ngừng chảy là được.   Cố định que xoắn, nếu là dây cao su thì chỉ cần cuốn nhiều vòng tương đối chặt rồi buộc cố định. Băng ép vết thương. Garô phải để lộ ra ngoài, không để ống quần, tay áo hay băng che lấp garô.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
5
Tạ Thị Thu Thủy
02/01/2022 16:19:49
+4đ tặng
Có 3 dạng chảy máu là
- Chảy máu mao mạch là máu chảy ra từ những mạch rất nhỏ, nên nhìn vết thương thấy máu chảy tràn ra chậm trên bề mặt vết thương và máu tự cầm sau một thời gian ngắn khoảng vài phút.
  -Chảy máu tĩnh mạch thì máu chảy ri rỉ, màu đỏ sẫm, không thành tia mạnh, cục máu hình thành nhanh chóng và bít các tĩnh mạch bị tổn thương lại. Nhưng phải chú ý đến trường hợp tổn thương các tĩnh mạch lớn như tĩnh mạch cảnh, tĩnh mạch chủ, tĩnh mạch dưới đòn thì chảy máu ồ ạt nguy hiểm.  
- Chảy máu động mạch, nhìn thấy máu chảy phun thành tia, theo nhịp đập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Sinh học Lớp 8 mới nhất
Trắc nghiệm Sinh học Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư