LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn nghị luận cho câu tục ngữ

Viết bài văn nghị luận cho câu tục ngữ " Thuốc đắng giã tật"
[ KO COPY MẠNG NHA VIẾT ĐC KHA KHÁ LÀ OKE RỒI KO CẦN QUÁ DÀI ]
AI COPY MẠNG SẼ DC : 0 ĐIỂM TỪ NGƯỜI ĐĂNG BÀI 
AI NHANH NHẤT MK TẶNG 2 COIN NHA 

2 trả lời
Hỏi chi tiết
321
0
0
ngominhchi
03/01/2022 11:44:53
+5đ tặng

Trong cuộc sống, người ta thường dễ tiếp thu những lời khen và những cử chĩ nhẹ nhàng, nhưng lại khó chấp nhận những lời nói ngay thẳng hoặc hành động kiên quyết đối với thói hư tật xấu của mình. Nhân dân ta đã thể hiện quan điểm rõ ràng về vấn đề này trong câu tục ngữ “Thuốc đắng dã tật”.
Chúng ta cần hiểu câu tục ngữ này như thế nào để có thái độ tiếp nhận phù hợp?
Trong nội dung mỗi câu tục ngữ thường có nghĩa đen và nghĩa bóng. Nghĩa đen là nội dung trực tiếp. Nghĩa bóng là ý nghĩa được suy ra từ nghĩa đen. Nghĩa bóng chính là bài học đích thực được đúc rút từ câu tục ngữ.
Trong câu “Thuốc đắng dã tật”: thuốc đắng là thuốc khó uống; dã là làm tan, làm mất đi; tật là bệnh tật. Nghĩa đen cả câu: Thuốc đắng là thuốc khó uống, nhưng công hiệu cao, làm cho người bệnh mau khỏi. Từ đó suy ra nghĩa bóng của câu: Những lời nói thẳng, những hành động kiên quyết thường khó tiếp thu nhưng lại giúp người ta nhận ra khuyết điểm để sửa chữa, từ đó trở nên tốt đẹp.
Về việc nói năng, nhân dân ta có câu “Nói ngọt lọt tới xương”. Thói đời, người ta thích nghe những lời đường mật cho dù lời đó là không thật. Giả dụ, do ham chơi hơn ham học, bạn thường xuyên bị điểm kém, nhưng cả nhà không ai dám nói thẳng rằng bạn học dốt vì sợ bạn nổi khùng mà bỏ cơm, thậm chí trốn học. Lời bạn muốn nghe từ bố mẹ là: “Trong lớp nó, có đứa còn kém hơn nhiều”. Cũng có thể, do không muốn hàng xóm biết chuyện nên bố mẹ bạn đành im lặng, không mắng mỏ bạn. Thế là “chứng nào, tật ấy” bạn lại tiếp tục lĩnh điểm kém do học ít hơn chơi. Với bạn và mọi người, điều này chẳng hay ho gì, nhưng còn hơn là thừa nhận sự thật. Trong trường hợp này, do người thân không dùng “thuốc đắng”, nên bạn không “dã” được “tật”.
Nhà văn kiêm triết gia An-be Ca-muy nhận xét: “sự thật giống như ánh sáng, làm người ta chói mắt. Sự giả dối thì ngược lại, là ánh chiều hôm tươi đẹp bao trùm lên cảnh vật”.
Cố tổng thống Mĩ A-bra-ham Lin-côn đã viết trong bức thư gửi thầy hiệu trưởng nơi con trai ông theo học: “xin hãy đối xử với cháu dịu dàng nhưng đừng vuốt ve nuông chiều cháu bởi vì chỉ có sự thử thách của lửa mới tôi luyện nên những thanh sắt cứng rắn”. Điều này cũng có nghĩa là lời nói thẳng thắn, hành động kiên quyết sẽ giúp người ta nhận ra những yếu kém của mình để sửa chữa, từ đó trở nên tốt đẹp.
“Thuốc đắng”, theo quan niệm của nhân dân là thứ khó uống, khó nuốt, khiến người ta sợ, nhưng lại là thứ có công hiệu trị bệnh, muốn khỏi bệnh phải dùng.
Thời xưa, đời nhà Nguyễn có một ông quan tên là Phạm Phú Thứ nổi tiếng bộc trực, ngay thẳng. Có lần, ông đã khẳng khái can vua Tự Đức không nên mê đàn hát mà trễ nải việc triều đình. Vua không nghe mà còn giáng chức ông xuống làm lính. Hoàng Thái Hậu Từ Dũ đã khuyên vua Tự Đức: “Chính ông Thứ là bề trung, dám can gián vua. Kẻ xu nịnh, cúi đầu vâng dạ để lấy lòng bề trên, chắc gì họ hết lòng vì Hoàng đế”. Nghe những lời dạy thẳng thắn của Hoàng Thái Hậu, vua Tự Đức đã nhận ra sai lầm của mình, quỳ lạy mẹ và tha cho Phạm Phú Thứ.
Thời nay thì sao?
Chúng ta đang có phong trào chông bệnh thành tích trong thi cử. Báo chí đưa tin ở một tỉnh nọ có kết quả thi gây “sốc” cho mọi người: cả tỉnh có 19.713 thí sinh nhưng 7.067 thí sinh đã bị rớt; tỉ lệ đậu dạt 64,15%. Trong đó, đạt tỉ lệ cao nhất tỉnh lại là ở hai huyện miền núi (92, 99%) và (86, 34%). Các huyện, thị còn lại chỉ đạt 56 - 61%. Riêng thành phố đạt tỉ lệ 71,55% và trong 27 trường THCS thì có bốn trường đạt kết quả dưới 50%; thấp nhất là Trường Trần Quốc Toản, chỉ được 20% và Trường Nguyễn Trường Tộ chỉ có 36,19%... Kết quả này hầu như chưa có “tiền lệ trong thành tích thi cử” của tỉnh đó. Nó đã khiến nhiều người giật mình, nhất là ở những người quen thích thành tích cao.
Đó phải chăng là một thứ “thuốc đắng” nhằm “dã tật” của ngành giáo dục?
Trong luật giao thông, những hành vi tham gia giao thông không đúng luật như đi trái làn đường qui định, vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm,... đều bị phạt nặng.
Toà án là để bảo vệ luật pháp; trại giam sinh ra là để cải tạo người phạm tội, đảm bảo an ninh xã hội,...
Đó là những thứ “thuốc đắng” nhằm “dã” những thói hư, tật xấu của con người:
Với một cấu trúc toàn thanh trắc Thuốc - đắng - dã — tật nghe không êm tai, câu tục ngữ đã thể hiện quan điểm rành rõ, cứng rắn của nhân dân ta trong việc khẳng định sự ngay thẳng và ứng phó kiên quyết đối với thói hư tật xấu của con người. Muốn tiến bộ, người ta phải học theo phương châm ứng xử khắt khe này, nhất là trong thời kì hiện nay

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Khánh
03/01/2022 11:48:36
+4đ tặng

Trong kho tàng văn học nước nhà, ông cha ta có vô vàn câu tục ngữ để lại được nối truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, đều được đúc kết từ thực tiễn trong cuộc sống với những ý nghĩa sâu sắc và nhân văn. Có câu tục ngữ rất được nhiều người nhắc đến “thuốc đắng giã tật” một câu động viên nhưng cũng có nhiều hàm ý ẩn trong đó.

Mỗi người ai cũng phải trải qua những hôm ốm đau, bệnh tật, không ai khỏe mãi bao giờ được, chính vì vậy mà những phương thuốc dân gian giúp sức khỏe của chúng ta được bình phục, “thuốc đắng” thì mới “giã tật” mới khỏi bệnh được.

Thuốc là một dược liệu có thể là đông y hoặc tây y, nhằm giúp con người tạo ra một lớp đề kháng bảo vệ sức khỏe khỏi các loại vi khuẩn, vi sinh vật có hại, còn trong y học thuốc được định nghĩa là chất hoặc hỗn hợp các chất dùng cho người nhằm phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh hoặc điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể bao gồm thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc vacxin, sinh phẩm y tế.

Chỉ khi bị đau, bị ốm thì ta mới cần đến thuốc, bản chất của thuốc rất đắng nên con người rất sợ uống thuốc, thuốc càng đắng thì công dụng của nó càng nhiều , nhưng mỗi lần nhắc đến thuốc cảm giác đầu tiên đã thấy vị đắng trong miệng rồi, vị đắng của thuốc làm cho tâm lý người ốm cũng có chút ám ảnh. Chính vì nỗi sợ, và nắm bắt được những cảm nhận đó mà ông cha ta có câu “thuốc đắng giã tật” có một bộ phận người vì sợ mà bỏ qua bệnh tình, bảo là bệnh tự khỏi, chỉ có thuốc mới chữa trị khỏi căn bệnh của chúng ta, thuốc giúp chúng ta khỏe mạnh hơn.

Ngày nay khi xã hội càng ngày càng phát triển có rất nhiều loại thuốc tây, có nhiều trường hợp phải kết hợp cả đông y và tây y mới chữa được bệnh, nhiều thuốc trị các bệnh, nhưng tính chất của thuốc là đắng vẫn không thay đổi. Nếu thuốc ngọt thì ai lúc nào cũng muốn uống rồi, đâu chờ khi có bệnh mới uống, thuốc chính là được tạo ra từ cây cỏ thiên nhiên có tác dụng trị bệnh. Có rất nhiều căn bệnh quái ác, người bệnh phải thật chăm chỉ uống thuốc thì mới khỏi hết bệnh được.

Hãy cố gắng vượt qua nỗi sợ hãi mà uống thuốc để có một sức đề kháng khỏe mạnh, ít ốm đau bệnh tật, trong mọi hoàn cảnh và thời tiết. Trong câu tục ngữ đã ám chỉ đúng với tâm lý về vị đắng của thuốc, đó cũng là lời khuyên nhủ cho mọi người nên uống thuốc khi có bệnh, nếu bệnh không được chữa khỏi chứ dai dẳng, lâu dài, về sau chữa không kịp, khi bệnh còn nhẹ thì hãy chữa trị ủ bệnh đến lúc bệnh nặng mới đi chữa thì thuốc cũng không còn tác dụng nữa rồi.

Còn có thể hiểu thuốc đắng còn là thể hiện những gian nan vất vả, khó khăn mà chúng ta vấp phải trong cuộc sống, sống trên đời còn bao nhiêu chông gai đang chờ đợi chúng ta, không ai biết trước được sẽ gặp phải những vất vả gì, chỉ cần chúng ta có sự can đảm, quyết tâm vượt qua thì mọi khó khăn đều bước qua dễ dàng.

Phải có vấp ngã thì mới trưởng thành được, đời không như ta mơ chỉ có màu hồng rồi có lúc trong cuộc sống, công việc, học tập sẽ có sự cản trở, chúng ta không nên sợ hãi mà phải tiếp tục hoàn thành, tiếp tục sống để có một tương lai tươi sáng đang chờ đợi mỗi chúng ta. Càng như vậy thì khi nhận được thành quả ta mới thấy nó thật có giá trị, thật ý nghĩa, rút ra được nhiều kinh nghiệm cho bản thân.

Ngoài ý nghĩa thông thường như vậy trong câu tục ngữ còn ẩn chứa một hàm ý khác trong đó, con người cũng thường hay nói “thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng” thể hiện sự thẳng thắn trong lời nói, không giấu diếm, hay ngụy biện. Nói lên sự thật có thể làm mất lòng người khác nhưng cũng là sự thật, việc thật ngay trước mắt không thể từ chối chấp nhận được.

Sự trung thực, thẳng thắn thể hiện trước mặt người khác, đôi lúc cũng khiến họ tự ái, mất lòng thật nhưng khi mình nói sự thật thì giúp họ điều chỉnh hành vi của cá nhân làm sao cho những hành động chưa đúng  phù hợp với xã hội và hoàn thiện bản thân hơn, cũng như trong các hoạt động của tập thể, cùng tiến bộ và phát huy được hết năng lực mình có giúp đất nước phát triển.

Ông cha ta còn có câu “mất lòng trước, được lòng sau” cùng ý nghĩa đều nói đến sự thẳng thắn, nhưng như thế là người giúp ta, ta giúp người. Cùng nhau phấn đấu phát triển, đạt được mục tiêu mà mình đặt ra. Biết rằng mỗi người một tính cách, suy nghĩ khác nhau, lối sống khác nhau nhưng phải điều chỉnh như thế nào cho đúng, phù hợp với từng hoàn cảnh.

Một triết gia đã nói rằng: “Người bạn thân nhất của ta là người chỉ trích những lỗi lầm của ta một cách gay gắt nhất”, câu nói rất đúng rất chính xác, chỉ có những người thân, người bạn tốt mới chỉ ra những lỗi lầm của ta giúp ta điều chỉnh ngay hành vi của mình, nếu như không ai nói cho ta biết, bản thân khó có thể nhận ra được.

Qua câu tục ngữ “thuốc đắng giã tật” ta hiểu được không chỉ về công dụng của thuốc mà còn thể hiện những đạo lý, cách sống mà các cụ muốn dạy con cháu mình, đất nước mỗi ngày một khác có những con người thẳng thắn giúp ta biết cái sai, cái chưa tốt để sửa đổi và phù hợp với xã hội.

Vân Anh
bn rút gọn lại đc ko dài quá k ko chép đc =)))))))))))))))))))
Vân Anh
Mỗi người sống trong một xã hội thường xoay quanh nhiều mối quan hệ khác nhau: gia đình,, bạn bè, đồng nghiệp, thầy trò… Giao tiếp là nhu cầu tối thiểu cho việc duy trì những mối quan hệ đó. Mỗi ngày chúng ta được nghe rất nhiều lời đánh giá, nhận xét, bày tỏ về chính bản thân mình. Có khen, có chê, có khi chúng ta cảm thấy vui thích nhưng cũng nhiều khi thấy khó chịu trước những lời nói đó. Trước những nhận xét đó mỗi người cần ghi nhớ câu nói của ông cha ta: “Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng”. Con người chúng ta ai cũng phải trải qua sinh, lão, bệnh, tử. Thuốc thang là dược liệu cần trong cuộc sống của mỗi người nhất là những lúc ốm đau, bệnh tật. Thuốc rất đa dạng, có thuốc Đông y, hay thuốc Tây y nhưng nhìn chung hầu hết đều có vị đắng. Có người uống thuốc là điều đơn giản giống như chúng ta ăn uống mỗi ngày nhưng cũng có người thì thuốc trở thành nỗi ám ảnh, lo sợ và khó tiếp nhận được vị đắng của thuốc. Nắm được vai trò quan trọng của thuốc cũng như tâm lý sợ hãi của nhiều người đối với thuốc nên ông cha ta đã đưa ra lời khuyên: “Thuốc đắng dã tật” để khuyên bảo mọi người. Bên cạnh sự phát triển của nền kinh tế xã hội thì đi đôi với đó là những hệ quả về ô nhiễm môi trường, những vấn đề về an toàn thực phẩm. Tất cả khiến cho tình trạng sức khỏe của con người ngày càng xấu đi, dễ mắc bệnh và cò nảy sinh ra nhiều căn bệnh lạ. Khi ấy thuốc thang là thứ cực kỳ cần thiết. Nếu vì sợ mà trốn tránh uống thuốc sẽ khiến cho bệnh tình kéo dài, phát triển hơn khiến cơ thể chúng ta bị suy nhược không thể tiếp tục học tập và làm việc được. Câu tục ngữ đã đưa ra lời khuyên rằng thuốc có đắng thì mới có công hiệu tốt và mỗi người cần phải vượt qua nỗi sợ hãi thuốc, sợ đắng khi uống thuốc. Thuốc có thể rất đắng nhưng chúng ta chỉ cần chịu đựng trong chốc lát và sau đó chúng ta sẽ cảm thấy thoải mái trong cơ thể khi mà bệnh tình được đẩy lùi. Cũng giống như thuốc, hằng ngày chúng ta phải tiếp xúc, giao tiếp với nhất nhiều người mà lời nói là phương tiện quan trọng để giao tiếp. Có khi chúng ta cảm thấy thích một số người vì họ nói chuyện dễ nghe, hay ghét một vài người vì họ nói năng thô lỗ hay thường chê bai, nói điều không tốt về mình. Nhưng nếu ta chỉ thích nghe những lời khen, lời nói tốt đẹp mà ghét hay bỏ ngoài tai những lời chê, nhắc nhở thì chúng ta sẽ không bao giờ có thể tiến bộ lên được. Vế thứ hai của câu tục ngữ chính là để nói lên điều đó. “Sự thật” là những câu nói thật vạch trần những điểm yếu kém của người khác và nhất là khi nói bởi những người thẳng thắn, bộc trực thì sẽ dễ dàng bị người đối diện ghét. Sự thật luôn luôn là một điều ai cũng khao khát được biết cho tường tận nhưng lại sẽ được người không muốn cho bạn biết che giấu kỹ càng. Nhưng “cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra” nên che giấu sự thật không phải là một điều hay và người có thể nói ra sự thật quả thực là một người dũng cảm. Họ như không màng đến chuyện họ được gì và sẽ như thế nào khi nói ra sự thật. Ngày nay trong xã hội cũng có biết bao những sự thật bị che giấu bằng những vẻ phù phiếm tốt đẹp bên ngoài. Những sự thật đó cũng cần được làm sáng tỏ

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư