LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

So sánh điểm giống nhau và khác nhau về nguyên nhân nổ ra của hai cuộc chiến tranh thế giới

So sánh điểm giống nhau và khác nhau về nguyên nhân nổ ra của hai cuộc chiến tranh thế giới
3 trả lời
Hỏi chi tiết
1.434
0
0
Pingg
03/01/2022 13:33:59
+5đ tặng

So sánh Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) với Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)

1.      Giống nhau:

-         Nguyên nhân: đều bùng nổ bắt nguồn từ mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa, khi mâu thuẫn đó đạt đến đỉnh cao không thể giải quyết được dẫn đến chiến tranh.

-         Về tính chất: phi nghĩa, gây tổn thương nặng nề về sức người sức của của nhân loại, để lại những hậu quả nặng nề.

-         Thoát ra khỏi 2 cuộc chiến tranh tất cả các nước dũ thắng trận hay bại trận đều phải gánh chịu những hậu quả, tổn thất hết sức nặng nề.

-         Sau hai cuộc chiến, trật tự thế giới được thiết lập.

2.      Khác nhau

Nội dung so sánh

Chiến tranh thế giới thứ nhất

Chiến tranh thế giới thứ hai

Nguyên nhân

Bùng nổ với sự tham chiến của 2 phe là: Liên minh (Đức, Áo – Hung, Italia) và phe Hiệp ước (Anh, Pháp, Nga)

Mâu thuẫn giữa mặt trận đồng minh chống phát xít và phe phát xít (Đức, Nhật, Italia)

Quy mô, mức độ

Nhỏ hơn

Lớn hơn

Tính chất

Mang tính phi nghĩa

Giai đoan 2 mang tính chính nghĩa với sự tham chiến của Liên Xô-đại diện cho thành trì vững chắc của nền hòa bình thế giới, kêu gọi thành lập đồng minh chống phát xít nhằm bảo vệ nền hòa bình thế giới.

Phe tham chiến

Chỉ có các nước tư bản chủ nghĩa

Bao gồm cả các nước tư bản chủ nghĩa và các nước xã hội chủ nghĩa (phe đối lập)

Kêt quả

Trậ tự  thế giới Vécxai-Oasinhtơn

Trật tự hai cực Ianta
HT ^^

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
5
0
Nguyễn Nguyễn
03/01/2022 13:36:23
+4đ tặng

Bạn tham khảo nhé

* Giống nhau:

- Cả 2 cuộc chiến tranh này bùng nổ đều bắt nguồn từ mâu thuẫn của các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa, khi mâu thuẫn đó đạt đến đỉnh cao không thể giải quyết được dẫn đến chiến tranh bùng nổ.

* Khác nhau:

- Chiến tranh thế giới thứ 1: do thái tử Áo - Hung bị ám sát

- Chiến tranh thế giới thứ 2: do chính sách thỏa hiệp của khối tư bản anh-pháp-mĩ đối với Đức.

0
0
nhon nhon
31/12/2022 18:22:08

a. Giống nhau

   - Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường, thuộc địa là nguyên nhân sâu xa dẫn đến chiến tranh. 

   - Để lại những hậu quả nặng nề, gây tổn thất lớn về người và của. 
Mang tính chất của một cuộc chiến tranh phi nghĩa. 
 

  b. Khác nhau

   - Phe tham chiến:

   + CTTG thứ nhất: phe Liên Minh – phe Hiệp ước

   + CTTG thứ hai: phe phát xít – phe Đồng minh

   - Thành phần các nước tham chiến: 

   + CTTG thứ nhất: các nước tư bản chủ nghĩa

   + CTTG thứ hai: các nước tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa (Liên Xô)

   - Phạm vi, quy mô 

   + CTTG thứ nhất: Lôi cuốn sự tham gia của hơn 30 quốc gia.

   + CTTG thứ hai: Lôi cuốn sự tham gia của hơn 70 quốc gia; Là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất trong lịch sử nhân loại.
 

 + Chiến tranh thế giới thứ nhất mang tính chất phi nghĩa ở cả hai bên tham chiến.

   + Chiến tranh thế giới thứ hai: giai đoạn đầu (tháng 9/1939 – tháng 6/1941) là chiến tranh phi nghĩa; từ tháng 9/1941, tính chất phi nghĩa thuộc về các nước phát xít.

   - Sau chiến tranh đều có một trật tự thế giới mới được thiết lập. 

   + Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, hệ thống Véc-xai – Oa-sinh-tơn được hình thành.

   + Trật tự hai cực I-an-ta được hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

   - Tính chất 

   + CTTG thứ nhất: Là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa ở cả hai bên tham chiến.

   + CTTG thứ hai: từ tháng 9/1939 – tháng 6/1941: chiến tranh đế quốc phi nghĩa ở cả hai bên tham chiến; Từ tháng 6/1941, tính chất của chiến tranh có sự thay đổi: tính chất phi nghĩa thuộc về các nước phát xít; tính chất chính nghĩa thuộc về các lực lượng chống phát xít.
 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Lịch sử Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư