Hãy lấy ví dụ trong cuộc sống về :
- Làm giảm ma sát:
+ Giầy đi mãi đế bị mòn là do ma sát giữa mặt đường và đế giầy vì lực ma sát làm mòn đế giầy.
+ Lực ma sát trượt làm mòn đĩa xe và xích xe nên cần tra dầu để giảm ma sát.
+ Lực ma sát trượt làm mòn trục và cản trở vòng quay của bánh xe nên để giảm ma sát cần thay truc quay thường bằng trục quay có ổ bi.
- Làm tăng ma sát:
+ Ô tô đi vào bùn dễ bị sa lầy, có khi bánh quay tít mà xe không tiến lên được. Vì lực mà sát nhỏ nên bánh xe ô tô bị trượt trên bùn không chuyển động được.
+ Sàn nhà trơn ướt dễ gây té ngã cho người đi trên sàn vì lực ma sát giữa chân và sàn nhỏ. Biện pháp khắc phục:làm tăng lực ma sát lên dễ không bị ngã bằng cách làm khô sàn nhà hoặc mang dép có độ nhám thích hợp.
+ Bảng trơn hay quá nhẵn thì không thể dùng phấn để viết lên bảng. Để viết bảng dễ dàng thì cần tăng độ nhám của bảng để tăng ma sát trượt giữa phấn với bảng;