Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm. Không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.811
0
0
Ori
03/05/2019 21:44:54
II, Đề 2
Mỗi ngày chúng ta đều không ngừng học tập và tích lũy tri thức để trở nên hoàn thiện hơn nhưng bên cạnh đó càng học, chúng ta càng nhận ra bản thân mình còn thiếu sót rất nhiều kĩ năng và tri thức. Thật vậy kiến thức của chúng ta chỉ như một giọt nước nhỏ giữa đại dương bao la tri thức. Chắc hẳn chẳng có vị giáo sư tiến sĩ nào dám khẳng định mình là đấng toàn năng, là người biết hết mọi tri thức ở trên đời. Con người sinh ra chẳng ai là hoàn hảo cả, bởi vậy họ mới không ngừng học tập để cải thiện bản thân mình, lấp đi những khuyết điểm đang kìm hãm khả năng của họ. Và học tập chính là cả một quá trình tích lũy không ngừng nghỉ, không có điểm dừng. Có lẽ cũng vì thấm nhuần được triết lí đó mà Lê-nin đã khuyên chúng ta "Học, học nữa, học mãi".
Đó là một lời khuyên hoàn toàn thiết thực và đúng đắn. Không ai có thể tự hoàn thiện được bản thân mình hay tìm thấy thành công trong cuộc đời mà không trải qua học tập. Trước hết chúng ta cùng đi tìm hiểu về khái niệm của việc học. Học tập là tích lũy những tri thức mới lạ về sự vật, hiện tượng và về các quy luật của thế giới. Học không chỉ là đi khám phá cái mới lạ mà còn là sự nối tiếp, nâng cao hơn của những tri thức đã biết, tự tìm tòi để giải quyết các vấn đề dựa trên các kinh nghiệm đã đạt được trước đó. Học tập không chỉ bó hẹp ở việc học trong nhà trường mà nó còn trải rộng ở mọi lúc, mọi nơi trong đời sống của chúng ta. Ta được học tập về truyền thống gia đình, về cách đối nhân xử thế, học để trở thành một người con ngoan trò giỏi, học nấu nướng, phụ giúp bố mẹ việc gia đình. Cứ thế, ngày qua ngày chúng ta dần dần trưởng thành hơn để có đầy đủ tri thức xây dựng hành trang vào đời của mình, rời xa vòng tay che chở, bao bọc của bố mẹ để tự lập, gây dựng lên sự nghiệp.
Và việc học không biết bao nhiêu cho đủ. Có thể bạn đã rất thành thạo trong một lĩnh vực nào đó và trở thành giáo sư, tiến sĩ được mọi người kính trọng, nhưng đó chỉ là với lĩnh vực mà bạn nghiên cứu còn các lĩnh vực khác trong đời sống thì bạn sẽ còn phải học tập nhiều. Chắc bạn đã được nghe kể về câu chuyện của một vị tiến sĩ được mọi người nể phục bởi tri thức và tài năng, ông đã đạt được nhiều thành tựu vẻ vang trong lĩnh vực của mình nhưng ông lại hoàn toàn bó tay với việc đi chợ, ông tỏ ra bối rối trước bà bán rau. Ở khía cạnh này có thể nói những bà nội trợ học hành nông cạn cũng có thể giỏi hơn vị tiến sĩ miệt mài đèn sách có những công trình lớn. Vì vậy trong cuộc sống, chúng ta phải luôn linh động để học hỏi và tiếp thu, cần tránh tư tưởng bảo thủ học tập theo lối mòn của bản thân mà không tự thử thách để tìm ra tri thức mới.
Học, học nữa, học mãi, việc học cứ thế theo chúng ta suốt cả cuộc đời. Chẳng ai bảo người già là không phải học, chẳng ai dám chắc những người kém may mắn bị khiếm khuyết các bộ phận trên cơ thể là không phải vất vả với việc học. Bạn thường nghĩ khi về già có lẽ mình sẽ dành khoảng thời gian còn lại để nghỉ ngơi, vui vẻ bên con cháu vì mình đã dành quá nhiều thời gian để học. Cấp một thì phải học viết, học tính, học để có thể lên cấp hai. Rồi khi lên cấp hai thì lại gấp rút ôn luyện để vào được trường cấp ba mong muốn. Nhưng bạn cũng chỉ có thể nhẹ nhõm một khoảng thời gian đầu sau khi vượt qua kì thi lên cấp ba. Rồi cơn ác mộng của học sinh mới chính thức bắt đầu, bạn sẽ không còn nhiều thời gian để chơi bời như hồi cấp hai, nhiều tuổi hơn đồng nghĩa với việc bạn phải có trách nhiệm với bản thân mình, bạn nhận ra rằng chỉ có học là con đường ngắn nhất để dẫn đến thành công, và cũng vì thế, bạn bắt đầu tham gia các lớp học thêm để cải thiện trình độ, nâng cao năng lực chuẩn bị cho kì thi lên đại học. Tưởng đâu chỉ cần học là đủ nhưng rồi những tháng còn lại của năm học cấp ba, đó là khoảng thời gian tươi đẹp nhất của thời học sinh. Lúc đó bạn lại chợt nhận ra trong khoảng thời gian ấy mình bỏ lỡ nhiều quá, vẫn còn nhiều lời chưa nói, nhiều tâm sự chưa được giãi bày, bạn vẫn còn muốn níu kéo lại khoảnh khắc ngồi trong lớp nghe thầy cô giảng bài, mặc dù trước đó bạn vẫn thầm mong đến giờ ra chơi để thoát khỏi những thứ tri thức đáng sợ khiến bạn buồn ngủ. Khi con người dần mất đi một thứ gì đó họ mới lại biết trân trọng nó, khi nhận ra được giá trị của nó thì cũng đã muộn, vì vậy mọi người bắt đầu phải học cách chấp nhận, học cách tự an ủi lấy bản thân mình và sống sao cho thật có ý nghĩa với những ngày tháng còn lại. Những gương mặt lạ hoắc, những giận hờn, kéo bè kéo cánh bắt nạt nhau thủa đầu mới vào cấp ba đã biến mất từ lúc nào không biết và theo đó là những mối quan hệ phức tạp, tình cảm bạn bè khăng khít như anh em chung một nhà vậy. Tất cả, tất cả rồi sẽ qua đi và ta sẽ phải học cách chấp nhận.
Tưởng chừng như sắp kìm nén được nỗi đau trong tim mình về việc phải chia xa mái trường thì những bê bối khác lại kéo đến. Cuối cấp các lớp rủ nhau chụp ảnh kỉ yếu, nào là mất thời gian chọn váy, trọn từ trang phục đến địa điểm, cần đi những đâu mua những gì đều được các bạn dứt óc suy nghĩ. Nhưng làm gì có suy nghĩ nào giống nhau nên lại nảy sinh mâu thuẫn khiến tình cảm bạn bè rạn nứt, và khi đó ta phải học cách chia sẻ, học cách để đồng tình với nhau, học cách tha thứ và học cách sử dụng hiệu quả thời gian của mình. Những ngày khó khăn nữa là việc chọn trường, chọn ngành nghề tương lai. Việc đó thực sự là rất quan trọng, nhiều người đã dành cả thời học sinh để phấn đấu theo đuổi ước mơ của mình nhưng đến khi đặt bút viết lên phiếu đăng kí nguyện vọng thì lại gạch lên gạch xuống, học vẫn còn băn khoăn với lựa chọn của mình, mơ ước là một chuyện nhưng liệu nó có còn phù hợp với thời đại của chúng ta và kinh tế gia đình mình có đủ để theo học ròng rã bốn năm trời. Những lúc như thế chúng ta lại phải tự học hỏi, tự tìm tòi, chúng ta xin ý kiến từ thầy cô, những anh chị đang theo học ngành nghề đó, rồi sau cùng lại về nhà hỏi ý kiến bố mẹ. Đôi khi nhận ra bản thân mình đã thực sự tìm được ngành nghề triển vọng nhưng lại vì hoàn cảnh gia đình mà lỡ dở. Lúc ấy chúng ta cần học cách chấp nhận, học cách đối diện với thực tại, đừng đổ lỗi cho bất cứ ai vì sau cùng bố mẹ và mọi người cũng đã cố gắng hết sức để nuôi dạy chúng ta ăn học đến bây giờ.
Nhiều người may mắn thuận lợi vượt qua cửa ải của việc đăng kí nguyện vọng nhưng sau cùng lại mắc kẹt bởi kết quả thi. Năm ấy chúng tôi cũng đã tham gia vào kì thi định mệnh của cuộc đời mình và nó không dễ dàng như chúng tôi nghĩ. Đề thi thật sự khó, báo đài tràn lan tin tức về mức độ khó của đề thi và hơn hết lại là việc gian lận thi cử của cả một tỉnh. Dù biết là đề thi thật sự khó nhưng việc không làm được bài của tôi là không thể chối cãi, tôi đã khóc, đã buồn rất nhiều, khi bước ra khỏi phòng thi tôi đã rất thất vọng và khi nhìn thấy bố, tôi đã thật sự vỡ òa. Tôi tự thấy mình kém cỏi, bao nhiêu công sức nuôi dạy của bố mẹ và mấy năm chuẩn bị cho kì thi của tôi đã đổ sông đổ bể, chưa nhắc đến đề thi khó mà ngay chính bản thân tôi cũng mắc lỗi khi không thể làm hết sức mình, tôi bị áp lực khá nặng nề, buổi ấy tôi đã hoàn toàn tuyệt vọng và nghĩ đó là dấu chấm hết cho cuộc đời mình. Nhưng sau tất cả mọi chuyện tôi lại hiểu ra được vài điều, tôi học được cách yêu thương và vượt qua nỗi đau của mình, và đó cũng là lần đầu tiên trong suốt quãng đường đi học bố an ủi tôi với kết quả bài thi của mình, bố động viên tôi hết mực.
Sau khi đã vượt qua tất cả sóng gió của thời học sinh thì mỗi người chúng ta lại đến với chật vật của thời sinh viên. Hồi cấp ba ai cũng bảo lên đại học nhàn lắm, lên đại học không sợ bị kiểm tra bài cũ, không sợ ghi sổ đầu bài, không đi học cũng không bị cô giáo gọi về nhà, lên đại học là cả một thế giới mới tha hồ vùng vẫy nhưng đó cũng chỉ là những câu chuyện huyền thoại khiến ta có động lực để lên đại học. Khi đặt chân vào cánh cổng trường đại học thì nỗi bất hạnh mới thực sự bắt đầu, phải sống tự lập, cả tháng mới được về nhà một lần, phải tự đi làm thêm kiếm tiền nuôi thân, nhiều lúc ra xã hội bị lừa gạt, bị bắt nạt đau đớn mà không dám gọi điện về kể cho bố mẹ vì sợ bố mẹ lo lắng. Sau nhiều cố gắng ta tự học được cách sống tự lập, sống có trách nhiệm, sống có kỉ luật, tự giác hơn, ta cũng biết được giá trị của đồng tiền và từ đó biết tiết kiệm, quý trọng từng đồng hơn.
Cuộc sống luôn đáng sợ hơn cái vẻ ngoài mĩ miều mà chúng ta được thấy, bộ mặt của xã hội chỉ thực sự bị phơi khi chúng ta trực diện đối đầu với nó, và để làm được như vậy thì không thể thiếu một thứ hành trang là kiến thức. Chúng ta không ngừng học tập từng ngày để hoàn thiện bản thân mà còn thêm vào đó là cải thiện đời sống, góp phần thay đổi xã hội. Bạn thử tưởng tượng mà xem, nếu chúng ta không có tri thức thì cuộc sống sẽ ra sao? Chúng ta thiếu đi kiến thức về bảo vệ môi trường và rồi liên tục phá hoại môi trường sống, kết quả là nhân loại sẽ dần dần chịu chung cảnh rơi vào bờ vực tuyệt chủng. Chúng ta thiếu kiến thức, thiết bị lao động thô sơ sẽ khiến cho sản xuất ngưng trệ, tổn hại sức khỏe khiến tuổi thọ giảm đi, khoảng thời gian chúng ta được tồn tại trên đời sẽ ngắn đi, sống ít ý nghĩa hơn. Chúng ta cũng có thể thiếu đi kiến thức về các mối quan hệ, thiếu khả năng giao tiếp và hoàn toàn bất lực trước đám đông. Vì lười học nên chúng ta không tích lũy tri thức cho mình và trở nên lạc hậu, lỗi thời, điều này không những làm ảnh hưởng đến bản thân ta mà còn ảnh hưởng đến cả mọi người xung quanh, vì vậy kiến thức là rất quan trọng và nền tảng của tri thức bắt nguồn từ việc học.
Có người vẫn thường hỏi người khác tại sao học mãi mà không thấy chán, câu trả lời là họ học nhưng thực sự coi đó là một việc cần thiết, có ích đối với bản thân mình và từ đó họ trở nên có hứng thú, hăng say với công việc của mình. Còn với những người chưa biết cách học họ chỉ học tập một cách sáo rỗng mang tính chất bắt buộc, học không xuất phát từ niềm đam mê học hỏi, học để thu lượm kiến thức sẽ không thể học lâu dài, học trước quên sau khiến chúng ta trở nên nản lòng vì mệt mỏi.
Hiểu biết thực sự rất quan trọng đối với một con người vì vậy mỗi chúng ta phải không ngừng học tập, rèn luyện. Mỗi người lại có các phương pháp học tập khác nhau nên không thể lấy của người này áp dụng cho bản thân mình, cần tìm ra cách học đúng đắn phù hợp với bản thân mình để có hiệu quả tốt nhất cho việc học. Vì nếu cứ cố chấp sử dụng phương pháp của người khác không phù hợp với mình sẽ thất bại, gây nản lòng và mất niềm tin vào việc học. Bởi vậy học sao cho tốt, cho đúng cũng là một lưu ý rất đáng quan tâm của mọi người khi bắt tay vào việc thu lượm kiến thức.
Học tập là cả một quá trình, không phải là một giai đoạn hay một nghĩa vụ mà nó phải xuất phát từ nhu cầu và mục đích của việc học. Từ cánh đồng bao la đến nhà máy rộng lớn, tri thức có thể bắt nguồn từ bất cứ nơi đâu, từ bất cứ ai, vì vậy hãy không ngừng học hỏi, tôn trọng người khác vì biết đâu họ có thể không giỏi về lĩnh vực này nhưng họ lại là thầy của chúng ta về lĩnh vực khác. Đừng cảm thấy nặng nề với việc học và cũng đừng tự quá đề cao mình khi đạt được một thành công nào đó. Chúng ta phải luôn luôn trong tư thế sẵn sàng để học tập, để thu lượm kiến thức. Và đó cũng là nội dung được đưa ra trong lời khuyên đầy triết lí của Lê-nin mà đến tận bây giờ chúng ta vẫn luôn tự nhủ bản thân mình phải noi theo: "Học, học nữa, học mãi".

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Ori
03/05/2019 21:46:34
II, Đề 1 : Bài làm :
Con người trên Trái đất này tồn tại được là nhờ sự sống, Sự sống của con người được cấu tạo bởi rất nhiều yếu tố, và một trong số đó chính là môi trường sống xung quanh. Vậy nên, đã có ý kiến cho rằng “Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta”.
Vậy môi trường là gì? Môi trường là mọi yếu tố tự nhiên xung quanh ta như đất, nước, không khí,..., nó cung cấp sự sống và giúp con người tồn tại. Bảo vệ môi trường là hành động gìn giữ, không gây tổn hại, không gây ô nhiễm hay tàn phá môi trường. So sánh việc bảo vệ môi trường với việc bảo vệ cuộc sống, ý kiến trên đã khẳng định tầm quan trọng của việc cần phải bảo tồn thiên nhiên, cuộc sống xung quanh ta như là giữ gìn chính sự sống của mình vậy.
Có thể nói, ý kiến trên là hoàn toàn đúng đắn và sâu sắc. Môi trường luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết trong đời sống của mỗi sinh vật và con người. Môi trường đất giúp con người trồng trọt, chăn nuôi, xây dựng làm ăn, rừng là nơi trú ngụ của biết bao cây cối, động vật quý hiếm, môi trường nước giúp con người có nước để sử dụng sinh hoạt, nuôi trồng thủy hải sản, các tài nguyên biển, hay môi trường không khí cung cấp không khi cho con người duy trì sự sống, giúp cây cối điều hòa, quang hợp. Thiếu một trong những yếu tố trên, ta khó mà có thể có một cuộc sống trọn vẹn, thậm chí là không thể duy trì được ổn định sự sống.
Tuy nhiên, hiện nay, môi trường đang bị tàn phá một cách trầm trọng, sông hồ bị ô nhiễm, bốc mùi hôi thối, nước đen kịt, không khí thì đầy khói bụi từ các nhà máy, từ các phương tiện giao thông hay đất đai bị xói mòn, xâm nhập mặn, cằn cỗi, Từ đó, gây ra cho con người biết bao bệnh tật, khó khăn trong cuộc sống. Khi môi trường bị ô nhiễm, con người sẽ chính là các nạn nhân đầu tiên phải gánh chịu hậu quả từ thiên nhiên, mà ngày nay, tần suất của các hiện tượng do ô nhiễm môi trường xảy ra ngày càng nhiều như các vụ động đất, sóng thần, hiệu ứng nhà kính, mưa đá,..Chắc hẳn chúng ta không thể quên sự kiện nhà máy Formosa đã xả thải xuống các vùng biển Hà Tĩnh , Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế khiến cá chết hàng loạt, gây hoang mang và khổ cực cho bà con ngư dân vùng biển, gây ảnh hưởng lớn cho nền kinh tế dân tộc.
Bảo vệ môi trường sẽ giúp cho cuộc sống con người được yên bình, không phải chịu những tác động xấu hay bệnh tật nguy hiểm, cuộc sống từ đó mà cũng phát triển hơn. Mà muốn vậy thì hành động và ý thức của mỗi con người sẽ là yếu tố quyết định tất cả. vforum.vn Chúng ta không thể cứ bình yên mà nhìn hàng loạt những héc-ta rừng bị chặt phá một cách bừa bãi, không thể nhìn các con sông cứ thế mỗi ngày chuyển màu và bốc mùi, cũng không thể nhìn đường phố bị bao phủ bởi những lớp khói bụi. Mỗi chúng ta cần ý thức được vai trò và tầm quan trọng của môi trường để rồi bảo vệ và giữ gìn nó. Hãy bắt đầu từ những việc làm nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống hàng ngày như không xả rác bừa bãi xuống sông, hồ, đất đai, bỏ rác vào đúng nơi quy định. Không đốt rừng, chặt phá rừng bừa bãi gây hiện tượng đất đai cằn cỗi, xâm nhập mặn, Tích cực trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc và tuyên truyền, kêu gọi mọi người xung quanh cùng chung tay hành động. Hơn hết, các cấp chính quyền cũng cần có những biện pháp răn đe, xử lý một cách chặt chẽ và hợp lý với các đối tượng có hành vi cố ý làm ô nhiễm môi trường.
Chừng nào loài người còn tồn tại, chừng đó chúng ta vẫn cần phải có ý thức và trách nhiệm đối với chính nơi mình đang sống, với môi trường, với Trái Đất này. Cuộc sống có tươi đẹp hay không phụ thuộc vào con người có biết giữ cho môi trường sống của mình xanh – sạch – đẹp hay không. “Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta”, chân lý ấy như một lời kêu gọi trách nhiệm, một cẩm nang sống đối với mỗi người, đó là cách để giữ gìn chính sự sống của mình.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×