Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

An toàn thực phẩm là vấn đề đáng báo động, chứng minh điều đó

4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.017
1
0
Nấm lùn
16/01/2018 20:16:28
Dàn ý:
Mở bài
Cuộc sống hiên đại, đã khiến con người ngày càng trở nên hẹp hòi ích kỉ. Lòng tham lợi ích , tiền bạc đã đẩy những người nông dân “ thôn dã tịch điền” đến con đường tạo ra “ thực phẩm bẩn” để đáp ứng nhu cầu tồn tại của nhân loại.
( Trích lời chia sẻ của Trần Nhất Hoàng trong đề bài, các em có thể trích nguyên văn hoặc tóm lược ý chính trong ý kiến trên)
Thân bài
Bước 1:
Mô tả hiện tượng
  1. Giải thích vấn đề
– Hình ảnh ông trồng chè khoe uống chè sạch tư trồng
– Hình ảnh bà bán rau hân hoan ăn rau mình trồng sạch
– Ông bán thịt nuôi lợn để ăn cho an toàn
Đây là những hình ảnh quen thuộc trong thực tế cuộc sống. Khi xã hội bất cứ nơi đâu cũng là thịt bẩn, rau nhiễm hóa chất, chè đầy hóa học…
Con người tự đối phó bằng cách “ tự sản xuất, tự tiêu thụ” nhưng không ai có khả năng tạo ra tất cả những gì cần cho cuộc sống” muôn hình muôn vẻ” nên có trồng rau sạch thì vẫn phải ăn thịt bẩn; có trồng chè ngon nhưng vẫn phải tiêu thụ rau phun thuốc trừ sâu… Đến cuối cùng, chẳng ai sạc cả khi lương tâm mỗi người sản xuất đều ích kỉ, vị kỉ… Họ chỉ biết ăn rau sạch còn kệ người khác hàng ngày tiêu thụ chất độc hại nhưng chẳng ngờ rằng mình hại người khác người khác lại hại mình. Đáng thương thay cho cái xã hội cứ tự hại lẫn nhau bằng” thực phẩm bẩn”
– Thực phẩm bẩn là những thực phẩm chứa các chất độc hại, tác động tiêu cực đến sức khỏe và tính mạng con người.
=> Đoạn trích trên là lời chia sẻ đầy xót xa của cựu thành viên ban nhạc Bức Tường- Trần Nhất Hoàng về hiện tượng biến chất trong lương tâm của những người làm nhiệm vụ sản xuất, cung cấp nhu cầu vật chất cho xã hội. Đó là sự lo lắng sâu sắc trước thái độ không màng đến sức khỏe người tiêu dùng thực phẩm. những người nông dân hàng ngày vẫn tạo ra hàng nghìn, hàng tỉ tấn “ thực phẩm bẩn” làm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
  1. Hiện trạng
– Vấn đề thực phẩm bẩn là một hiện tượng phổ biến, đang diễn ra từng ngày: thịt có chất tạo nạc, rau có thuốc trừ sâu; làm đổ ruốc bằng hóa chất…Tuy là vấn đề không còn mới mẻ, lạ lẫm với bất cứ người nào nhưng ngày càng ở mức báo động cao gây ra những ảnh hưởng xấu về sức khỏe con người.
Dẫn chứng:
Một bài báo trên Tienphong.vn ngày 9/12/2015 cung cấp: Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), trung bình mỗi năm có khoảng 170 vụ ngộ độc thực phẩm với gần 7 nghìn người trúng độc và 37 người chết.
(Các em có thể lấy dẫn chứng từ các vụ ngộ độc thực phẩm gần đây)
– Nhu cầu về thực phẩm là thứ thiết yếu, mỗi ngày tất cả con người đều phải sử dụng rau, thịt, cá… làm thức ăn, dẫu biết “ độc”, “ hại” nhưng vẫn phải tiêu thụ. Vấn đề thực phẩm bẩn đã khiến con người buộc phải động tiêu cực đến sức khỏe và tính mạng con người “giùm bỏ mình cho số phận” dẫu rằng hàng giờ vẫn hoang mang lo sợ cho tính mạng của mình và người thân.
Bước 2: Hậu quả
– Bệnh tật nguy hiểm: viêm màng não, bệnh ung thư…
– Tâm lí hoang mang cho xã hội.
_ Thự phẩm bẩn có giá bán rẻ hơn thực phẩm sạch, gây lũng đoạn thị trường, ảnh hưởng đến cá nhân , doanh nghiệp làm ăn chân chính, gây ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế.
Bước 3: Nguyên nhân
  • Nguyên nhân chính của việc làm cộng đồng phải đứng trước nguy cơ tồn vong mong manh, đó là thái độ độc ác, ích kỉ của những người sản xuất thực phẩm. Nếu là cơ sở nhỏ lẻ thì hại sức khỏe của người trong xóm, trong thông, hay trong vùng… Nhưng phải nhìn nhận một nguy cơ lớn hơn, khi phần nhiều thực phẩm chúng ta tiêu thụ lại được cung cấp từ các công ty công nghiệp sản xuất hàng loạt. Và mức độ và phạm vi gây hại sẽ gấp bao nhiêu lần so với sản xuất manh mún kia?
  • Kinh doanh, sản xuất thực phẩm bẩn mang lại lợi nhuận cao
  • Ngoài ra, tâm lí dùng và tiêu thụ hàng rẻ, đặc biệt là hàng có xuất xứ Trung Quốc của người Việt Nam.
Dẫn chứng:
Chúng ta đã từng xem qua nhiều phóng sự trên VTV về việc một số cơ sở sản xuất mỡ, mua mỡ bẩn và sản xuất cực bẩn để bán cho những quán cơm, tiệm bún hay là những người bán rong để “ rán” xúc xích, xiên que… trước cổng các trường học mỗi ngày…

Bước 4: Giải pháp
– Nâng cao ý thức, tuyên truyền về nhận thức của người sản xuất trong xã hội về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo sức khỏe của xã hội
– Tăng cường kiểm soát, ra những quy định xử phạt các cơ quan sản xuất thực phẩm bẩn nghiêm minh từ nhà nước.
– Mỗi cá nhân cần tỉnh táo hơn trong việc lựa chọn thực phẩm cho mình và gia đình
Kết bài
– Vấn đề thực phẩm bẩn đang trở thành một nỗi ám ảnh lớn với xã hội, gây ảnh hưởng về sức khỏe và tâm lí hoang mang cho người dân.
  • Cần có biện pháp hữu hiệu để giáo dục lương tâm cho những người sản xuất thực phẩm và cảnh cáo về thảm họa mà vô tình họ sẽ gieo rắc cho cộng đồng qua thực phẩm bẩn”
Đề 2 : Viết bài văn trình bày suy nghĩ của anh/ chị về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay Bài làm
 
Ngày nay, đất nước ta đang trong thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa, kinh tế phát triển khiến nhu cầu của người dân càng ngày càng cao. Không còn “chỉ tiêu” ăn no, mặc ấm nữa mà lại trở thành ăn ngon, mặc đẹp. Tuy vậy, việc giữ vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn chưa được nhiều người chú ý đến.
 
Vệ sinh thực phẩm ở đây là một khái niệm khoa học để chỉ thực phẩm không chứa vi sinh vật gây bệnh và không chứa độc tố. Khái niệm đó còn bao gồm khâu tổ chức vệ sinh trong chế biến bảo quản thực phẩm. An toàn thực phẩm được hiểu là khả năng không gây ngộ độc của thực phẩm đối với con người. Như vậy, có thể nói là khái niệm này có nội dung rộng hơn do nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm không chỉ hạn chế ở vi sinh vật. Nói chung vệ sinh an toàn thực phẩm là việc bảo đảm thực phẩm không gây hại cho sức khoẻ, tính mạng người sử dụng, bảo đảm thực phẩm không bị hỏng, không chứa các tác nhân vật lí, hoá học, sinh học, hoặc tạp chất quá giới hạn cho phép, không phải là sản phẩm của động vật, thực vật bị bệnh có thể gây hại cho sức khỏe con người.
Thực trạng thiếu vệ sinh an toàn thực phẩm xảy ra thường xuyên ở nước ta, chỉ một đoạn đường nhỏ ở thị trấn hay thành phố, cảnh quan, hình ảnh quán cóc, quán vỉa hè, các gánh hàng rong đã trở thành quen thuộc, nhắc đến thì ai cũng biết. Thử đặt một câu hỏi nhỏ rằng: “Liệu những quán đó có hợp vệ sinh an toàn thực phẩm?”. Chắc hẳn ai cũng đã rõ câu trả lời. Vệ sinh đâu khi ngồi thưởng thức một bát phở mà bên cạnh lại là những bãi rác bốc mùi nồng nặc, nước cống đen ngòm, khói bụi dày đặc trong. Vệ sinh đâu khi người bán dùng tay không bốc những thức ăn rồi đặt vào tô. Những điều đó ai cũng biết nhưng vẫn thản nhiên ngồi thưởng thức những món ăn một cách bình thường, thậm chí là ngon lành với lí do: “Giá ở đây rẻ, hợp túi tiền”, “Ăn ở đây vừa nhanh, vừa tiện” còn có ý kiến cho rằng “Ngồi đây cho thoáng mát”.
Nếu như trước đây, những vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm chỉ dừng lại ở các hành vi vi phạm quy định như: hàn the trong đồ ăn sẵn, phẩm màu công nghiệp trong bánh mứt, formal trong phở, để tẩy ướp thủy hải sản hay chất 3-MCPD trong nước tương đã làm nhiều người choáng váng, vứt bỏ những thức ăn, gia vị đã quen sử dụng trong nhiều năm thì giờ đây, trong dịp trước tết và trong tết, nhiều vụ việc, kiểu vi phạm đã xuất hiện với nhiều hành động tinh vi hơn để tung hàng kém chất lượng ra thị trường “cung không đủ cầu”. Nhiều người khi ăn chỉ nhìn món ăn sau khi chế biến rất ngon lành mà đâu ngờ rằng trước đó nó là cái gì? Là một con cá tươi ngon hay chỉ là một đống thịt đang lúc phân hủy.
Vừa rồi, thanh tra và các tổ chức y tế nhiều nơi đã phát hiện nhiều vụ làm chấn động dư luận và người dân. Ví dụ như ở Thành phố Hồ Chí Minh đã phát hiện cơ sở sản xuất lạp xưởng sử dụng hóa chất trôi nổi, nhiều cơ sở sản xuất bánh kẹo, mứt, phục vụ cho dịp tết có danh tiếng và tên tuổi trong bánh mứt và đã được cấp giấy chứng nhận đạt đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm bị phát hiện sử dụng các nguyên liệu đã mốc, lên men, chứa đầy dòi và ấu trùng đang được ngâm với hóa chất để chuẩn bị chế biến thành sản phẩm rồi đưa ra thị trường tiêu thụ. Nhiều cơ sở đã thừa nhận rằng trong lúc chế biến thiếu sân phơi và đã đem ra phơi trên vỉa hè. Tại Hà Nội đã phát hiện trên hai mươi năm tấn mỡ thối nát, đã bốc mùi hôi thối nồng nặc chở từ một cơ sở để đưa vào miền Nam tiêu thụ. Chưa hết những thứ mỡ thối kinh khủng thì lại tới chuyện lòng heo, nội tạng gia súc, động vật. Các cơ quan chức năng đã bắt giữ liên tục hàng chục vụ vận chuyển, tàng trữ nội tạng động vật, thịt bẩn, bì lợn thối được chuyển từ Hà Nội về Lào Cai, chuyển sang Trung Quốc để tẩm thuốc, sơ chế rồi chuyển về lại Việt Nam để tiêu thụ, phục vụ cho những thực khách sành ăn, ham giá bình dân. Nhiều vụ lên đến hàng tấn. Các đoàn thanh tra còn bắt được hàng tạ thịt chim cút đang trong thời gian phân hủy, không còn giữ được nguyên vẹn thực trạng ban đầu. Các vụ vận chuyển hàng trăm cân gia cầm chết hay bị bệnh chưa qua sự cho phép của chính quyền nhà nước đã xâm nhập vào thị trường nước ta. Một số vụ vận chuyển một lượng lớn chất Phodamine B là một loại hóa chất công nghiệp phát quang dùng trong y học để chuẩn đoán vi khuẩn và một số xét nghiệm sinh hóa hay để nhuộm quần áo được trộn chung với ớt bột rồi tung ra thị trường. Các vụ trên đa phần đều có tổ chức, đường dây lớn và dẫn về các tiệm ăn nhỏ, quán cóc hay thậm chí là những nhà hàng sang trọng, sạch sẽ. Theo thông tin của một cuộc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm đột xuất, không khỏi bất ngờ và choáng váng khi phát hiện ra rằng hầu hết các điểm được kiểm tra đều xảy ra tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm như sản phẩm không có xuất xứ rõ ràng, giấy tờ, bao bì hay nhãn mác. Đem một số mẫu về xét nghiệm thì có tới 56% mẫu bị nhiễm vi khuẩn, nhiều loại bị nhiễm hóa chất, chất kích thích tăng trưởng, chất hỗ trợ chế biến, chất chống oxi hóa có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể con người. Có nhiều loại trái cây nhập lậu từ Trung Quốc nhìn bề ngoài thì rất tươi ngon nhưng bên trong đã thối rữa.
Những vụ mà báo chí đã phanh phui khiến chúng ta không khỏi giật mình. Đa phần là do những nguyên nhân như: những người dân đã dùng những thực phẩm đó một cách quen thuộc từ lâu nhưng chỉ khi được phát hiện thì mới bắt đầu phòng tránh. Những bất cập trong việc quản lí về vệ sinh an toàn thực phẩm đã ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe người dân.
Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay trên thế giới rất đáng quan ngại, đặc biệt là tại những nơi vừa xảy ra thiên tai như lụt lội, mất mùa. Thực phẩm trôi nổi bán ngoài thị trường tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh cho người tiêu dùng. Mầm bệnh có thể nhiễm vào thực phẩm từ khâu sản xuất đến vận chuyển và bảo quản. Cách tổ chức sản xuất sản phẩm còn quá kém, trồng trọt, chăn nuôi, chế biến thực phẩm còn nhỏ lẻ, manh mún, công nghệ lạc hậu. Ta chưa kiểm soát được kĩ thuật canh tác và việc sử dụng phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật cũng như phương pháp sơ chế, bảo quản sản phẩm nông nghiệp thực phẩm. Chưa kiểm soát được thức ăn chăn nuôi, thuốc tăng trọng và giết mổ gia súc, gia cầm, thiếu hệ thống pháp luật đồng bộ, thiếu hệ thống quản lí, kiểm nghiệm… Đặc biệt, thiếu trầm trọng thanh tra chuyên ngành từ trung ương đến địa phương. Lượng công nhân viên chức, thanh tra về vệ sinh an toàn thực phẩm còn rất ít. Nhiều người tham lam, muốn kiếm tiền dễ dàng một cách độc ác đã làm ra những sản phẩm kém chất lượng mà rẻ nhằm đánh vào tâm lí của người tiêu dùng. Vấn đề còn lại là phải có một cơ quan chuyên trách, giữ vai trò “nhạc trưởng” để tránh xảy ra tình trạng đùn đẩy trách nhiệm.
Tuy Nhà nước ta đã có nhiều chính sách quan tâm đến việc này hơn nhưng vẫn là chưa đủ. Vì vậy chúng ta cần có biện pháp cấp thiết để khắc phục tình trạng này. Sản xuất phải chuyên nghiệp, sạch sẽ từ khâu trồng trọt đến sản xuất và tiêu thụ. Cần có nhiều cán bộ, tổ chức vệ sinh an toàn thực phẩm hơn, chính sách nhà nước chặt chẽ hơn, có chế tài xử lí rõ ràng và nghiêm khắc hơn. Nhưng đặc biệt là người tiêu dùng phải biết tự bảo vệ mình, như vậy người tiêu dùng cần có kiến thức tốt về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Chúng ta nói chung và những bà nội trợ nói riêng lo lắng làm thế nào để có được một cái tết an lành với mọi thành viên trong gia đình. Hãy làm người tiêu dùng thông minh, và hãy nói không với “mất an toàn vệ sinh thực phẩm” nhằm tiến đến một ngày mai xanh, sạch.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
0
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
16/01/2018 20:16:56
Thực phẩm - nhìn đâu cũng thấy bẩn

Có lẽ, chưa bao giờ việc đi chợ lại trở nên khó khăn với người nội trợ như hiện nay, khi mà người tiêu dùng nhìn đâu cũng thấy thực phẩm bẩn: thịt có chất tạo nạc, thủy sản có kháng sinh vượt ngưỡng, cá được ủ ướp phân urê, rau có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt giới hạn cho phép, trái cây "tắm" trong hóa chất độc hại… Người tiêu dùng bị khủng hoảng niềm tin khi liên tiếp tiếp nhận thông tin về những lần cơ quan chức năng phát hiện các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm bẩn, thực phẩm ngâm tẩm hóa chất, thực phẩm nhập lậu.

Theo số liệu của Chi Cục quản lý thị trường Hà Nội, từ ngày 20-12-2015 đến ngày 19-11-2016, đơn vị này kiểm tra, xử lý 2.246 vụ vi phạm về đo lường và an toàn vệ sinh thực phẩm, phạt hành chính hơn 14,301 tỷ đồng và trị giá hàng vi phạm hơn 10,337 tỷ đồng. Trong khi đó, 11 tháng qua, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh thí điểm lập 15 đoàn thanh tra chuyên ngành tại năm quận, huyện và 10 phường, xã, kiểm tra 1.377 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phát hiện 799 cơ sở vi phạm. Trong tháng 9, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (PC49) Công an TP HCM phát hiện và thu giữ 12 tấn măng tươi được ngâm trong chất tẩy độc hại tại cơ sở sản xuất măng tại tổ 3 ấp 4, (xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn).

Hay gần đây nhất, ngày 25-12, Trạm cảnh sát giao thông Diễn Châu (thuộc Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Nghệ An) đã kiểm tra xe khách chở khoảng 700 kg thịt lợn đã bốc mùi đi tiêu thụ. Tại thời điểm kiểm tra, lái xe không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ.

Mới đây, cơ quan chức năng các tỉnh Bình Dương, Đác Lắc, Quảng Ninh, Tuyên Quang, Cao Bằng phát hiện và thu giữ hàng tấn thịt lợn, lòng lợn, bì lợn thối không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân. (Ảnh: T.TRÀ)

Nhiều vụ ngộ độc thực phẩm tập thể xảy ra như vụ hàng trăm công nhân công ty Worldon (Khu công nghiệp Đông Nam, huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh) bất ngờ đau bụng, ói, nhức đầu sau khi ăn bữa trưa ngày 29-10. Sau đó, ngày 1-11, hơn 100 công nhân của Công ty Apparel Far Eastern Việt Nam (thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương) cũng phải nhập viện do ngộ độc thức ăn.

Dù không thống kê được hết, nhưng có thể thấy tình trạng mất an toàn thực phẩm đã tới mức báo động đỏ trong đời sống của người dân. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển ngành nông nghiệp mà còn đe dọa sức khỏe của cộng đồng. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm có tới 1/3 dân số các nước phát triển bị ảnh hưởng bởi các bệnh do thực phẩm, còn đối với các nước đang phát triển thì tình trạng càng trầm trọng hơn (khoảng 2,2 triệu người tử vong/năm do liên quan đến vấn đề thực phẩm). Chúng tôi sẽ đề cập cụ thể hơn về sự nguy hại của thực phẩm bẩn đối với sức khỏe người tiêu dùng ở bài sau. Nhưng phải khẳng định rằng, phạm vi, mức độ mà thực phẩm mất an toàn ảnh hưởng đến đời sống người dân và cộng đồng là hết sức nghiêm trọng.

Khó kiểm soát

Theo số liệu của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, trong năm năm qua, mỗi năm Việt Nam chi khoảng nửa tỷ USD để nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật, hằng năm chúng ta nhập về khoảng 100 nghìn tấn thuốc bảo vệ thực vật. Chúng ta nhập tới 4.100 loại thương phẩm khác nhau thuộc 1.643 hoạt chất hóa học để sản xuất thuốc trừ sâu hóa học. Cùng với đó, nhiều loại hóa chất cấm vẫn được nhập lậu như Phospho hữu cơ, Clo hữu cơ, Wofatox, Monitos, Kelthane… là một trong những vấn đề đáng lo ngại hiện nay.

Đánh giá về việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật vô cơ gây tác hại lâu dài và nguy hiểm trong thời gian dài, GS, TS, NGND Nguyễn Lân Dũng phân tích: “Bất cứ một người nông dân nào cũng có thể dễ dàng mua được thuốc trừ sâu hóa học tại các cửa hàng đại lý, họ sử dụng ra sao, liều lượng như thế nào thì rất khó quản lý. Hiện nay, chúng ta chưa có những máy móc hiện đại để có thể kiểm tra hết được 4.100 thương phẩm hóa học sử dụng trong nông nghiệp. Bởi vậy, để quản lý chất lượng sản phẩm, điều quan trọng phải tổ chức sản xuất tốt từ giống, phân bón và thay đổi tập quán canh tác của người nông dân”.

Lực lượng chức năng kiểm tra kho thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ của Công ty TNHH gia vị Hưng Thịnh. (Ảnh: ĐĂNG ANH)

Theo Cục trưởng Cục Chăn nuôi Hoàng Thanh Vân, thời gian qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo rất quyết liệt việc xử lý vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhờ vậy trong năm 2016, tình trạng nhiễm chất cấm trong chăn nuôi giảm đáng kể. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện bảo đảm vệ sinh thực phẩm trong chăn nuôi vẫn tồn tại nhiều khó khăn, đặc biệt khâu tổ chức sản xuất.

Ông Vân phân tích: “Quá trình sản xuất một sản phẩm chăn nuôi bao gồm rất nhiều công đoạn: sản xuất giống, nuôi con giống thương phẩm, tổ chức giết mổ, chế biến và đưa ra thị trường. Hiện nay, phần lớn các công đoạn này bị cắt khúc, người chăn nuôi chỉ chăn nuôi, con giống do người khác sản xuất, sau đó lại phải bán con giống thành phẩm cho nhiều thương lái, lò mổ khác nhau rồi mới đưa ra thị trường. Chính vì vậy, các bước thực hiện là an toàn nhưng sản phẩm đưa ra thị trường lại không an toàn”.

Quản lý chồng chéo và nhiều kẽ hở

Trước khi Luật An toàn thực phẩm năm 2010 có hiệu lực, việc quản lý an toàn thực phẩm được phân chia theo từng công đoạn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý khâu sản xuất, Bộ Công thương quản lý khâu lưu thông, Bộ Y tế quản lý khâu chế biến. Luật An toàn thực phẩm năm 2010 ra đời đã chuyển đổi quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm theo chuỗi sản phẩm và nhóm ngành nghề, thông suốt từ khâu trồng trọt, chế biến, lưu thông, kinh doanh.

Theo đó, tại Bộ Y tế, Cục An toàn thực phẩm được thành lập để giúp Bộ này thực hiện chức năng quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Tại Bộ Công thương, công tác quản lý an toàn thực phẩm giao cho Vụ Khoa học và Công nghệ làm đầu mối, ngoài ra còn có Cục Quản lý thị trường. Tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, do tính chất đa ngành, để bao quát toàn bộ quá trình sản xuất nông lâm thủy sản, công tác quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản hiện nay được phân công cho nhiều đơn vị thuộc Bộ thực hiện. Cục Trồng trọt, Cục Bảo vệ thực vật, Cục Quản lý chất lượng nông lâm, thủy sản, Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối là các đơn vị được giao chức năng, nhiệm vụ giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm nông nghiệp.

Đại diện Chi Cục quản lý thị trường Hà Nội kiểm tra lô hàng đậu đỏ không rõ nguồn gốc xuất xứ của Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Taco Việt Nam. (Ảnh: V.HUY)

Tuy nhiên, chính điều này cũng tạo ra nhiều kẽ hở và chồng chéo. Một số ngành hàng đang có sự đan xen và không phân định rõ Bộ nào chịu trách nhiệm quản lý. Chẳng hạn, việc quản lý chất lượng bún đang được cả ba Bộ chịu trách nhiệm. Nguyên liệu là bột gạo ướt để làm bún thuộc trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; sản phẩm tinh bột thuộc về Bộ Công thương. Nhưng khi sản phẩm bún trên thị trường có chứa chất Tinopal - một loại hóa chất tẩy trắng dùng trong công nghiệp được sử dụng để tẩy trắng bún gây ngộ độc cho người tiêu dùng - thì lại liên quan tới Bộ Y tế. Hoặc với bánh Trung thu, vỏ bánh là tinh bột do ngành công thương quản lý; nhân bánh là thịt, trứng do ngành nông nghiệp kiểm soát, còn ngành y tế quản lý phụ gia phẩm màu. Hàng loạt các sản phẩm khác cũng gặp tình trạng tương tự như ô mai, mứt là sản phẩm từ hoa quả do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý hay là bánh, mứt, kẹo do Bộ Công thương quản lý?

Theo Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm đều có thành phần thuộc cả ba Bộ cùng quản lý. Đá thực phẩm (nước đá dùng liền và nước đá dùng để chế biến thực phẩm) do cả Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Y tế cùng quản lý. Các sản phẩm có nguồn gốc thực vật dùng làm thực phẩm khác dạng nguyên bản hoặc đã sơ chế, chế biến do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý nhưng nếu đối tượng được sử dụng là dược liệu, thực phẩm chức năng thì lại do Bộ Y tế quản lý…

Một bất cập khác là Bộ Y tế chỉ quản lý thực phẩm khi đã đến tay người tiêu dùng. Khi kiểm tra nếu trong trường hợp không bảo đảm chất lượng vệ sinh thì Bộ Y tế chỉ thu được mẫu thực phẩm, còn toàn bộ thực phẩm nhiễm bẩn đã bán ngoài chợ thì không thể tịch thu được do không thuộc quản lý của Bộ Y tế.

Tất cả sự chồng chéo đó gây khó khăn, phiền phức cho công tác thanh, kiểm tra về an toàn thực phẩm, gây trở ngại cho cả người thực hiện nhiệm vụ kiểm tra. Và khi xảy ra vi phạm thì lại đùn đẩy trách nhiệm, không đơn vị quản lý nào nhận.

Để giải quyết tình trạng này, TP Hồ Chí Minh, một đô thị đông dân cư với tình trạng thực phẩm bẩn diễn ra nhức nhối hàng đầu trong cả nước, đã xin thành lập Ban Quản lý an toàn thực phẩm nhằm giải quyết dứt điểm tình trạng không bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn; khắc phục các bất cập, tồn tại, rào cản trong hoạt động phối hợp liên ngành... Ban được lập trên cơ sở tổ chức lại Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc Sở Y tế và một số bộ phận trực thuộc các phòng, chi cục thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương.

Đề nghị này được Thủ tướng chấp thuận, mới đây Thủ tướng đã ký quyết định thí điểm thành lập Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP Hồ Chí Minh trong ba năm tới. Cơ quan này thuộc UBND TP Hồ Chí Minh, có nhiệm vụ giúp thành phố thực thi pháp luật về an toàn, vệ sinh thực phẩm trên địa bàn.

Trước thực trạng nhức nhối về thực phẩm bẩn, với động thái “bật đèn xanh” để siết chặt quản lý thực phẩm bẩn của người đứng đầu Chính phủ, hy vọng người dân sẽ có nhiều bữa ăn sạch hơn trong thời gian tới.
1
0
Nguyễn Khánh Linh
16/01/2018 20:17:12

Ngày nay, đất nước ta đang trong thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa, kinh tế phát triển khiến nhu cầu của người dân càng ngày càng cao. Không còn “chỉ tiêu” ăn no, mặc ấm nữa mà lại trở thành ăn ngon, mặc đẹp. Tuy vậy, việc giữ vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn chưa được nhiều người chú ý đến.

Vệ sinh thực phẩm ở đây là một khái niệm khoa học để chỉ thực phẩm không chứa vi sinh vật gây bệnh và không chứa độc tố. Khái niệm đó còn bao gồm khâu tổ chức vệ sinh trong chế biến bảo quản thực phẩm. An toàn thực phẩm được hiểu là khả năng không gây ngộ độc của thực phẩm đối với con người. Như vậy, có thể nói là khái niệm này có nội dung rộng hơn do nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm không chỉ hạn chế ở vi sinh vật. Nói chung vệ sinh an toàn thực phẩm là việc bảo đảm thực phẩm không gây hại cho sức khoẻ, tính mạng người sử dụng, bảo đảm thực phẩm không bị hỏng, không chứa các tác nhân vật lí, hoá học, sinh học, hoặc tạp chất quá giới hạn cho phép, không phải là sản phẩm của động vật, thực vật bị bệnh có thể gây hại cho sức khỏe con người.

Thực trạng thiếu vệ sinh an toàn thực phẩm xảy ra thường xuyên ở nước ta, chỉ một đoạn đường nhỏ ở thị trấn hay thành phố, cảnh quan, hình ảnh quán cóc, quán vỉa hè, các gánh hàng rong đã trở thành quen thuộc, nhắc đến thì ai cũng biết. Thử đặt một câu hỏi nhỏ rằng: “Liệu những quán đó có hợp vệ sinh an toàn thực phẩm?”. Chắc hẳn ai cũng đã rõ câu trả lời. Vệ sinh đâu khi ngồi thưởng thức một bát phở mà bên cạnh lại là những bãi rác bốc mùi nồng nặc, nước cống đen ngòm, khói bụi dày đặc trong. Vệ sinh đâu khi người bán dùng tay không bốc những thức ăn rồi đặt vào tô. Những điều đó ai cũng biết nhưng vẫn thản nhiên ngồi thưởng thức những món ăn một cách bình thường, thậm chí là ngon lành với lí do: “Giá ở đây rẻ, hợp túi tiền”, “Ăn ở đây vừa nhanh, vừa tiện” còn có ý kiến cho rằng “Ngồi đây cho thoáng mát”.

Nếu như trước đây, những vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm chỉ dừng lại ở các hành vi vi phạm quy định như: hàn the trong đồ ăn sẵn, phẩm màu công nghiệp trong bánh mứt, formal trong phở, để tẩy ướp thủy hải sản hay chất 3-MCPD trong nước tương đã làm nhiều người choáng váng, vứt bỏ những thức ăn, gia vị đã quen sử dụng trong nhiều năm thì giờ đây, trong dịp trước tết và trong tết, nhiều vụ việc, kiểu vi phạm đã xuất hiện với nhiều hành động tinh vi hơn để tung hàng kém chất lượng ra thị trường “cung không đủ cầu”. Nhiều người khi ăn chỉ nhìn món ăn sau khi chế biến rất ngon lành mà đâu ngờ rằng trước đó nó là cái gì? Là một con cá tươi ngon hay chỉ là một đống thịt đang lúc phân hủy.

Vừa rồi, thanh tra và các tổ chức y tế nhiều nơi đã phát hiện nhiều vụ làm chấn động dư luận và người dân. Ví dụ như ở Thành phố Hồ Chí Minh đã phát hiện cơ sở sản xuất lạp xưởng sử dụng hóa chất trôi nổi, nhiều cơ sở sản xuất bánh kẹo, mứt, phục vụ cho dịp tết có danh tiếng và tên tuổi trong bánh mứt và đã được cấp giấy chứng nhận đạt đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm bị phát hiện sử dụng các nguyên liệu đã mốc, lên men, chứa đầy dòi và ấu trùng đang được ngâm với hóa chất để chuẩn bị chế biến thành sản phẩm rồi đưa ra thị trường tiêu thụ. Nhiều cơ sở đã thừa nhận rằng trong lúc chế biến thiếu sân phơi và đã đem ra phơi trên vỉa hè. Tại Hà Nội đã phát hiện trên hai mươi năm tấn mỡ thối nát, đã bốc mùi hôi thối nồng nặc chở từ một cơ sở để đưa vào miền Nam tiêu thụ. Chưa hết những thứ mỡ thối kinh khủng thì lại tới chuyện lòng heo, nội tạng gia súc, động vật. Các cơ quan chức năng đã bắt giữ liên tục hàng chục vụ vận chuyển, tàng trữ nội tạng động vật, thịt bẩn, bì lợn thối được chuyển từ Hà Nội về Lào Cai, chuyển sang Trung Quốc để tẩm thuốc, sơ chế rồi chuyển về lại Việt Nam để tiêu thụ, phục vụ cho những thực khách sành ăn, ham giá bình dân. Nhiều vụ lên đến hàng tấn. Các đoàn thanh tra còn bắt được hàng tạ thịt chim cút đang trong thời gian phân hủy, không còn giữ được nguyên vẹn thực trạng ban đầu. Các vụ vận chuyển hàng trăm cân gia cầm chết hay bị bệnh chưa qua sự cho phép của chính quyền nhà nước đã xâm nhập vào thị trường nước ta. Một số vụ vận chuyển một lượng lớn chất Phodamine B là một loại hóa chất công nghiệp phát quang dùng trong y học để chuẩn đoán vi khuẩn và một số xét nghiệm sinh hóa hay để nhuộm quần áo được trộn chung với ớt bột rồi tung ra thị trường. Các vụ trên đa phần đều có tổ chức, đường dây lớn và dẫn về các tiệm ăn nhỏ, quán cóc hay thậm chí là những nhà hàng sang trọng, sạch sẽ. Theo thông tin của một cuộc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm đột xuất, không khỏi bất ngờ và choáng váng khi phát hiện ra rằng hầu hết các điểm được kiểm tra đều xảy ra tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm như sản phẩm không có xuất xứ rõ ràng, giấy tờ, bao bì hay nhãn mác. Đem một số mẫu về xét nghiệm thì có tới 56% mẫu bị nhiễm vi khuẩn, nhiều loại bị nhiễm hóa chất, chất kích thích tăng trưởng, chất hỗ trợ chế biến, chất chống oxi hóa có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể con người. Có nhiều loại trái cây nhập lậu từ Trung Quốc nhìn bề ngoài thì rất tươi ngon nhưng bên trong đã thối rữa.

Những vụ mà báo chí đã phanh phui khiến chúng ta không khỏi giật mình. Đa phần là do những nguyên nhân như: những người dân đã dùng những thực phẩm đó một cách quen thuộc từ lâu nhưng chỉ khi được phát hiện thì mới bắt đầu phòng tránh. Những bất cập trong việc quản lí về vệ sinh an toàn thực phẩm đã ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe người dân.

Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay trên thế giới rất đáng quan ngại, đặc biệt là tại những nơi vừa xảy ra thiên tai như lụt lội, mất mùa. Thực phẩm trôi nổi bán ngoài thị trường tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh cho người tiêu dùng. Mầm bệnh có thể nhiễm vào thực phẩm từ khâu sản xuất đến vận chuyển và bảo quản. Cách tổ chức sản xuất sản phẩm còn quá kém, trồng trọt, chăn nuôi, chế biến thực phẩm còn nhỏ lẻ, manh mún, công nghệ lạc hậu. Ta chưa kiểm soát được kĩ thuật canh tác và việc sử dụng phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật cũng như phương pháp sơ chế, bảo quản sản phẩm nông nghiệp thực phẩm. Chưa kiểm soát được thức ăn chăn nuôi, thuốc tăng trọng và giết mổ gia súc, gia cầm, thiếu hệ thống pháp luật đồng bộ, thiếu hệ thống quản lí, kiểm nghiệm… Đặc biệt, thiếu trầm trọng thanh tra chuyên ngành từ trung ương đến địa phương. Lượng công nhân viên chức, thanh tra về vệ sinh an toàn thực phẩm còn rất ít. Nhiều người tham lam, muốn kiếm tiền dễ dàng một cách độc ác đã làm ra những sản phẩm kém chất lượng mà rẻ nhằm đánh vào tâm lí của người tiêu dùng. Vấn đề còn lại là phải có một cơ quan chuyên trách, giữ vai trò “nhạc trưởng” để tránh xảy ra tình trạng đùn đẩy trách nhiệm.

Tuy Nhà nước ta đã có nhiều chính sách quan tâm đến việc này hơn nhưng vẫn là chưa đủ. Vì vậy chúng ta cần có biện pháp cấp thiết để khắc phục tình trạng này. Sản xuất phải chuyên nghiệp, sạch sẽ từ khâu trồng trọt đến sản xuất và tiêu thụ. Cần có nhiều cán bộ, tổ chức vệ sinh an toàn thực phẩm hơn, chính sách nhà nước chặt chẽ hơn, có chế tài xử lí rõ ràng và nghiêm khắc hơn. Nhưng đặc biệt là người tiêu dùng phải biết tự bảo vệ mình, như vậy người tiêu dùng cần có kiến thức tốt về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Chúng ta nói chung và những bà nội trợ nói riêng lo lắng làm thế nào để có được một cái tết an lành với mọi thành viên trong gia đình. Hãy làm người tiêu dùng thông minh, và hãy nói không với “mất an toàn vệ sinh thực phẩm” nhằm tiến đến một ngày mai xanh, sạch.

1
0
Bạch Ca
16/01/2018 20:18:19
Vấn đề mất an toàn thực phẩm đáng báo động ở mức quá cao, đây là vấn nạn đối với ngành nông nghiệp và công nghiệp chế biến thực phẩm của Việt Nam hiện nay gây nên nhiều hệ lụy.

Nông sản, thực phẩm không an toàn từ khâu sản xuất đến quy trình chế biến, bảo quản và tiêu thụ, đây là vấn nạn đối với ngành nông nghiệp và công nghiệp chế biến thực phẩm của Việt Nam hiện nay.

Thực tế ở nước ta, vấn đề mất an toàn thực phẩm đáng báo động ở mức quá cao, gần như sắp “tức nước vỡ bờ” rồi chứ không chỉ nói là cao nữa.

Đó là nhấn mạnh của ông Hồ Xuân Hùng, Chủ tịch Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại Hội thảo nông nghiệp an toàn: “Giải pháp thúc đẩy trách nhiệm thực thi trong quản lý chuỗi giá trị nông nghiệp,” do Thời báo Kinh tế Việt Nam phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn , tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hiệp Quốc (FAO) và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đồng tổ chức sáng nay (15/7) tại Hà Nội.

Ít quan tâm chất lượng

Theo ông Hùng, nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất an toàn thực phẩm hiện nay là do trong thời gian dài sản xuất nông nghiệp tập trung nhiều vào mục tiêu về số lượng, năng suất, mà ít quan tâm chất lượng.

“Chúng ta đã đưa quá nhiều thành quả của khoa học vào sản xuất, nhưng lại không biết chọn lọc các thành quả đó. Các loại thuốc trừ cỏ, thuốc bảo vệ thực vật có thể coi là thành quả của khoa học, nhưng đã gây ra tình trạng mất an toàn thực phẩm vì nông dân không tuân thủ được đúng quy trình sử dụng trong canh tác,” ông Hùng nói.

Tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, kháng sinh, sử dụng chất cấm, hóa chất trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và bảo quản, chế biến diễn biến phức tạp, đang gây bức xúc dư luận xã hội.

Mặt khác, ông Hùng cũng phân tích, hiện 3 Bộ chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về vấn đề an toàn thực phẩm bao gồm: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quản lý trên đồng ruộng; Bộ Công thương quản lý ở chợ; Bộ Y tế quản lý trên bàn ăn. Thế nhưng, không Bộ nào quản lý cuối cùng để chịu trách nhiệm cao nhất về vấn đề này.

Ông Phùng Hữu Hào, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (NAFIQAD) cũng cho hay, nhằm siết chặt quản lý an toàn thực phẩm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã tăng cường kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh nông sản, phân loại và chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Đồng thời thực hiện giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản tập trung vào giám sát các rủi ro cao, nhiều bức xúc như thịt, rau, thủy sản nuôi. Song kết quả phân tích trong 6 tháng đầu năm 2016 vẫn có 4,2% mẫu rau, 10,93% mẫu thịt ; 1,61% mẫu thủy sản nuôi vi phạm về an toàn thực phẩm.

Nhiều hệ lụy từ thực phẩm không an toàn

Ông Phạm Xuân Đương, Phó trưởng Ban thường trực Ban Kinh tế Trung ương cũng nhấn mạnh, thực phẩm không an toàn sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy trầm trọng. Vấn đề này ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh lương thực, sinh kế, đời sống và sức khỏe của người dân, thậm chí còn ảnh hưởng đến chất lượng giống nòi Việt Nam.

“Đồng thời làm suy giảm niềm tin của người tiêu dùng trước những giá trị về kinh tế, văn hóa và đạo đức của các sản phẩm do con người tạo ra và tác động đến quyết định đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp,” ông Phạm Xuân Đương nói.

Ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp Hội Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa thành phố Hà Nội cũng cho rằng, hiện nay một vấn nạn đang diễn ra gây hoang mang và lo sợ cho người tiêu dùng đó là thực phẩm không an toàn.

“Thực phẩm bẩn tràn lan như hiện nay là cái u ác tính cho cả dân tộc, nếu không được cắt bỏ sẽ di căn thành ung thư, chúng ta hãy hành động ngay hôm nay đừng để đến lúc vô phương cứu chữa,” ông Quốc Anh kêu gọi.

Theo ông Quốc Anh, hiện nay thực phẩm được tiêu thụ chủ yếu thông qua hệ thống phân phối truyền thống (chợ) và hệ thống phân phối hiện đại (siêu thị, trung tâm thương mại) chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn. Mạng lưới chợ được phân bố tới cấp xã, phường.

“Do đó, để đưa thực phẩm sạch vào các chợ cần bổ sung thêm các trạm kiểm soát tại các cửa ngõ ra vào thành phố, kịp thời phát hiện, ngăn chặn thực phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ và an toàn vệ sinh,” ông Quốc Anh đề xuất.

Bên cạnh đó, ông Quốc Anh cũng cho rằng cần phát triển quy hoạch các vùng trồng rau quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản tập trung, có quy mô đủ lớn, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến đồng thời bảo đảm các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm; kiểm soát quá trình nuôi trồng, chế biến từ tất cả các khâu nhằm đảm bảo đầu ra của các ngành trồng trọt, chăn nuôi, chế biến… để tăng tỷ trọng thực phẩm sạch trên thị trường./.

Theo số liệu thống kê trong năm 2015, cả nước đã phát hiện 77.946 cơ sở chế biến, kinh doanh vi phạm quy định an toàn thực phẩm; 32.060 tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và nông lâm thủy sản vi phạm sử dụng chất cấm, hóa chất kháng sinh; tiêu hủy hơn 100 tấn mỡ động vật, thịt, hải sản, cam, rau vi phạm an toàn thực phẩm; cả nước có 4.965 người bị ngộ độc và 23 người tử vong.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×