Yêu cầu của giáo viên là gì đã. Nếu yêu cầu như SGK: " Em dự kiến thay đổi khẩu phần như thế nào ( về các thực phẩm khối lượng từng loại ) so với khẩu phần của bạn nữ sinh kể trên, cho phù hợp với bản thân." thì làm như sau:
Ghi lại các số liệu còn thiếu vào bảng 37 - 2 trang 118; cách tính như sau; Lấy khối lượng A - A1 được khối lượng A2; khối lượng A2 đó chia cho 100 nhân với hàm lượng chất có trong nó.
VD: Ở Gạo tẻ. Cứ 100 g ăn được thì chứa 7,9 g prôtêin; trong bảng là 400g; tỉ lệ thải bỏ là 0 nên tỉ lệ ăn được là 400 => hàm lượng prôtêin có trong khẩu phần ăn là 400/100.7,9 = 31,6. Các số liệu khác tính tương tự.
Ở cá chép; cứ 100 g ăn được thì chứa 16 g prôtêin; trong bảng là 100g nhưng tỉ lệ thải bỏ ở cột A2 là 40 => tỉ lệ ăn được là 60; lấy 60/100.16 = 9,6 g
Sau khi tìm được các số liệu ở cột đó rồi; cộng tổng số lại.
Prôtêin = 31,6 + 9,6 + 5,1 + 8,2 + 16,2 + 1,2 + 1 + 5,4 + 0,9 + 1 + 1,35 = 81,55
Khả năng hấp thụ của cơ thể chỉ đạt 60% nên số prôtêin có ích là 81,55.60% = 49,83
Theo bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam trang 120; nữ sinh lớp 8 từ độ tuổi từ 13 - 15 phải ăn đủ 55 g prôtêin mỗi ngày; khẩu phần nữ sinh trên đã không đủ; thiếu 6,07g; cần điều chỉnh ở 1 số món ăn để cung cấp chất dinh dưỡng cho hợp lí.
Các thành phần khác như lipit; gluxit .... cũng làm tương tự như trên; sau đó đánh giá khẩu phần của nữ sinh lớp 8; hợp lí hay không hợp lý; thiếu thừa chỗ nào để thêm bớt sao cho đạt tiêu chuẩn. Sau đó đối chiếu với bản thân; điều chỉnh sao cho hợp lí với độ tuổi; giới tính; tình trạng bệnh lí; sở thích; thói quen ... v ... v ....
Nếu yêu cầu của giáo viên là " Lập 1 khẩu phần cho bản thân em và tính toán như bảng trong SGK sau đó kiểm tra xem khẩu phần đó có phù hợp với tiêu chuẩn mà bản thân em phải đạt không. Việc lập khẩu phần cho bản thân nên chọn các món trong" Bảng Phụ Lục " SGK trang 121; các món đó có số liệu cụ thể nên có thể tính toán dễ dàng. Cách làm và tính toán tương tự như trên