Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Anh chị hãy viết 200 từ bàn về mối quan hệ giữa tiền bạc và hạnh phúc

1. Anh chị hãy viết 200 từ bàn về mối quan hệ giữa tiền bạc và hạnh phúc
2. Cảm nhận của em về bài hồn trương ba da hàng thịt
6 trả lời
Hỏi chi tiết
392
1
0
Nguyễn Diệu Hoài
06/06/2019 08:00:21

Có bao giờ bạn tự hỏi: Tiền bạc là gì mà bao kẻ mù quáng theo đuổi, hạnh phúc là gì mà bao người khát khao, hi vọng. Hai điều đó tưởng chừng không gắn bó gì với nhau nhưng lại tạo nên một mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết trong cuộc sống.

Hạnh phúc là cảm giác sung sướng, mãn nguyện vì cảm thấy hoàn toàn đã được những gi mong muốn, còn tiền bạc là những đồng tiền dùng để chi tiêu và sử dụng. Giữa tiền bạc và hạnh phúc có một mối quan hệ khăng khít với nhau.

Tiền bạc có tầm ảnh hướng lớn đối với chúng ta. Nó là điều kiện cần cho nhiều hoạt động của cuộc sống như học tập, ăn, mặc, ở, đi lại... Mỗi việc chúng ta làm đều cần rất nhiều tiền. Hàng ngày chúng ta phải ăn uống để duy tri sự sống. Phải có tiền thì chúng ta mới có thể mua được những loại thực phẩm mà chúng ta cần dùng hàng ngày. Hãy thử tưởng tượng nếu một ngày chúng ta không có tiền để chi tiêu, không thể mua được những thứ cần thiết cho cuộc sống, lúc đó chúng ta sẽ như thế nào? Không ăn uống, không có những điều tối thiểu để sinh hoạt, chắc chắn sức khoẻ của chúng ta sẽ bị giảm sút theo đó là rất nhiều hệ luỵ, việc khám chữa bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn, học tập và làm việc sẽ không được đảm bảo.

Bên cạnh những giá trị vật chất, chúng ta còn đáp ứng được những giá trị thần khi có tiền. Chúng ta có thể tổ chức đi chơi vào những ngày hay đơn giản là những hoạt động, dịch vụ như Internet, điện thoại, phải có tiền thì chúng ta mới có thể chi trả cho những hoạt động đó. Chúng ta cần tiền, rất cần tiền mỗi ngày để chi trả cho những vấn đề cần trong cuộc sống. Dường như đồng tiền đã một phần nào chi phối hoạt động và nhu cầu của chúng ta. Mỗi người đều có những nhu cầu thiết yếu cho gia đình, cho bản thân, tuy nhiên với những gì chúng ta có, cần phải biết cách chi cho hợp lý, phải biết tính toán những gì mình cần, mình có. Nếu là một sinh nghèo vừa tốt nghiệp ra trường, cần có một chiếc xe máy để đi làm, với những gì cô có, chi có thể mua được một chiếc xe bình thường, không sang trọng, đắt tiền nhưng đã đáp ứng được nhu cầu của bản thân. Hay bên cạnh đó những sinh viên con nhà giàu, có thể mua được chiếc xe đắt tiền, sang trọng... Nhưng dù có nhiều tiền hay ít tiền, với nhu cầu của bản thân, với một sự tính toán, cân đối thì chúng ta có thể thoả mãn nhu cầu của cuộc sống tuy có lúc cũng chưa thật sự hài lòng. Tiền bạc là một điều kiện cần của cuộc hạnh phúc nhưng đó không phải là điều kiện đủ của hạnh phúc. Có những người chỉ biết kiếm tiền, họ chi mải làm, tiền đối với họ chẳng bao giờ là đủ nhưng họ lại không quan tâm, không biết trân trọng những gì mình đang có. Đối với họ, họ hạnh phúc ở chỗ họ làm ra tiền. Và khi nhận ra ra rằng mình không có được hạnh phúc thực sự thì có lẽ, đã là quá muộn. Những đồng tiền làm ra không thể đổi lấy hạnh phúc. Khi có tiền, tạo ra những giá trị tinh thần được vui chơi, được hoà mình vào cuộc sống, đó là điều kiện cho hạnh phúc nảy sinh và phát triển.

Như vậy chúng ta có thể nói tiền bạc là một điều kiện cần nhưng chưa đủ hạnh phúc. Khi thức tỉnh lòng mình, có ước mơ nhưng đồng ý tiếp nhận, trân trọng và yêu thương những gì mình có, chấp nhận những gì mình không thể có, có một nhận thức rõ ràng vể đồng tiền, lúc đó, chúng ta đã có hạnh phúc. Trong xã hội Việt Nam xưa và bây giờ vẫn còn tồn tại những quan niệm sai trái về quan hệ giữa tiền bạc và hạnh phúc:

"Trong tay đã sẵn đồng tiền

Dầu rằng đổi trắng thay đen khó gì"

Trong cái xã hội cũ đó, đồng tiền như một thế lực vạn năng. Hạnh phúc của người có thể đem ra mua bán bằng những giá trị đồng tiền. Còn ngày nay lại có rất nhiều người không biết quý trọng đồng tiền, sinh ra những thói hư tật xấu lười biếng, hư hỏng, trì trệ... Cái gì cũng đã có, không phải làm gì không ai hướng dẫn, họ chỉ biết hưởng thụ những gì tiền có thể đem tới, những thứ cần phải có sự rèn luyện về tinh thần và ý chí, họ không thể có được hạnh phúc. Họ không nghe nhạc để biết thế nào là bản nhạc hay không biết đọc báo để biết ai sướng, ai khổ, họ không có thời gian để chuyện tâm tình thật lâu, thật sâu để hiểu về một người bạn, để hiểu thế nào là một tình bạn...

Và khi có được tất cả, trừ những cái mới như ma tuý, thuốc lắc,... thì họ thử. Họ có thế vui khi làm được điều đó, họ có thể hạnh phúc nhưng bố mẹ họ chắc chắn không hạnh phúc, những người thân của họ chắc chắn không hạnh phúc và cái hạnh phúc của họ chỉ là nhất thời. Như vậy những quan niệm trái về ý nghĩa của tiền bạc và hạnh phúc cần phải phê phán, bác bỏ và hướng họ tới những quan niệm tốt đẹp, cho họ biết giá trị của cuộc sống và làm thế nào để có được hạnh phúc thực sự.

Tiền bạc và hạnh phúc? Tiền bạc giúp chúng ta thoả mãn nhu cầu vật chất, một phần nào đó giúp chúng ta đáp ứng về tinh thần. Còn hạnh phúc thực sự thoả mãn về nhu cầu ấy. Với tôi, hạnh phúc không phụ thuộc vào giá trị vật chất mà đồng tiền mang đến, quan trọng là sự nâng niu, trân trọng cuộc sống mà chúng ta có mà thôi.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Ori
06/06/2019 08:10:48
2.

Trong sự nghiệp sáng tác của Lưu Quang Vũ, Hồn Trương Ba, da hàng thịt là một trong những tác phẩm xuất sắc của ông được chọn in trong sách giáo khoa ngữ văn 12. Vở kịch được tác giả hiện đại hóa từ cốt truyện dân gian, qua hệ thống nhân vật Lưu Quang Vũ đã đặt ra nhiều vấn đề bức thiết của cuộc sống lúc bấy giờ.

Kịch là một loại hình cơ bản của văn học: tự sự, trữ tình, kịch. Kịch vừa thuộc sân khấu lại vừa thuộc văn học, vừa để diễn, vừa để đọc. Và kịch bản chính là phương diện văn học của kịch. Đời sống của kịch được thể hiện ở hai bình diện là văn bản văn học và sàn diễn. Khi phân tích kịch, chúng ta thường phân tích trên bình diện văn học song phải làm nổi bật đặc điểm của kịch là được xây dựng trên những mâu thuẫn, xung đột, những mâu thuẫn mang tính toàn nhân loại. Tất cả các xung đột của kịch được thể hiện bằng cốt truyện có cấu trúc chặt chẽ, có quy tắc nhất định của yếu tố kịch, chứa đựng nhiều kịch tính, tình huống tạo ra đối với nhân vật.

Qua cuộc đấu tranh giữa thể xác và linh hồn, Lưu Quang Vũ chuyển tải đến bạn đọc ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Qua các nghịch cảnh, ta thấy được vẻ đẹp của nhân dân lao động trong cuộc chiến thời bình chống lại cái ác, chống lại sự giảo tạo và khát vọng hoàn thiện nhân cách, bảo vệ quyền sống đích thực.
Trương Ba bị chết oan uổng do sự vô tâm, tắc trách của Nam Tào, vì thế được Bắc Đẩu sửa sai, nhưng lại sửa sai một cách vô lí là cho hồn Trương Ba nhập vào xác của anh hàng thịt. Vậy lạ một linh hồn thanh cao, nhân hậu, ngay thẳng lại phải sống nhờ và lệ thuộc vào xác của anh hàng thịt, linh hồn Trương Ba không sai khiến được mà còn bị xác thịt điều khiển, dẫn tới linh hồn bị nhiễm độc bởi tầm thường. Chính vì ý thức được điều này, khiến Trương Ba dằn vặt, đau khổ và đưa ra quyết định sống độc lập.

Trước những lí lẽ của xác thịt, hồn Trương Ba nổi giận, khinh bỉ xác thịt nhưng phần nào cũng ngậm ngùi vì hắn có lý và Trương Ba trở lại là xác thịt trong tuyệt vọng. Cuộc tranh cãi với xác thịt là bi kịch thứ nhất, vì xác thịt đã thắng. Còn bi kịch thứ hai là xung đột giữa Trương Ba và gia đình. Ông dằn vặt khi hiểu những gì mình dã, đang và sẽ gây ra những điều tệ hại cho dù ông không hề muốn. Tất cả những người thân đều xa rời ông vì hồn ông dần bị mờ khuất, chỉ còn lại thân xác anh hàng thịt thô lỗ hiện hữu trong nhà gây biết bao phiền toái, chướng tai gai mắt.

Màn kết của vở kịch sau khi đẩy những xung đột lên tới đỉnh điểm, hóa giải những nghịch cảnh, Trương Ba chả lại xác cho anh hàng thịt, chấp nhận cái chết để linh hồn tồn tại vĩnh viễn bên những người thân yêu của mình.

Một cuộc sống không đáng sống vì cái thanh cao phải dung hòa với cái thấp hèn thì chẳng phải sẽ trở thành bi kịch sao? Thể xác và linh hồn có mối quan hệ hữu cơ với nhau không tách rời. Xác thịt có nhu cầu mang tính bản năng, còn linh hoonf mang tính chất thanh cao, vươn tới sự hoàn thiện nhân cách. Qua đây, Lưu Quang Vũ muốn nhấn mạnh rằng khi con người ta phải sống trong cái tầm thường thì tất yếu sẽ bị nhiễm độc, cái tốt đẹp sẽ bị lấn át. Những xung đột từ bên trong con người thông qua cuộc đối thoại có tính giả tưởng giữa linh hồn và thể xác nhằm hướng tới vấn đề mang tính triết học.

Tất cả bi kịch xảy ra từ những tồn tại đầy nghịch lý, trái với lẽ tự nhiên khiến cái dung tục có cơ hội ngự trị, lấn át và đồng lõa những gì vốn thanh cao, tốt đẹp. Qua đó cổ vũ cho cuộc đấu tranh bảo vệ cho những phẩm tính cao quý của con người nhằm hướng tới khát vọng trong sạch, hài hòa giữa thể xác và tâm hồn để hoàn thiện nhân cách, để xứng đáng chức vị làm người trên trái đất.

0
0
Quỳnh Anh Đỗ
06/06/2019 08:10:59
1.

Thỏa mãn về vật chất và đời sống tình cảm hạnh phúc là hai nhu cầu lớn nhất của con người. Có thể nói trọn cuộc đời người luôn xoay quanh hai giá trị ấy. Bởi thế, tiền bạc và hạnh phúc có mối quan hệ chặt chẽ. Thiếu một trong hai thứ ấy, con người sẽ không thể sống trọng vẹn cuộc đời ý nghĩa. Tiền bạc là gì? Tiền bạc là phương tiện mua để bán, trao đổi. Nói rộng ra, nó là của cải vật chất mà con người có được. Tiền bạc tồn tại dưới nhiều dạng thức khác nhau như: vàng bạc, tiền giấy, tài khoản hay các vật chất có giá trị khác. Hạnh phúc là gì?Hạnh phúc là trạng thái hoàn toàn mãn nguyện trong tâm hồn về mọi phương diện trong cuộc sống. Hạnh phúc là một khát vọng tự nhiên và chính đáng của con người. Giữa tiền bạc và hạnh phúc có mối quan hệ khăng khít với nhau. Tiền là phương tiện gây dựng hạnh phúc. Hạnh phúc là giá trị quan trọng cần hướng đến trong cuộc đời con người. Tiền bạc đem lại hạnh phúc: Tiền bạc là phương tiện cần thiết để mang lại cho người ta cuộc sống xứng đáng và phẩm giá con người: Còn hạnh phúc là cơ sở tốt để làm ra tiền bạc. Tiền bạc và hạnh phúc không lệ thuộc với nhau. Tiền bạc không mang lại hoặc không thể mua hạnh phúc trọn vẹn. Hạnh phúc không tùy thuộc vào số tiền ta nắm trong tay, mà ở những cảm nhận ta có được qua từng ngày sống của mình: Đối với những người sống nội tâm, chủ trương đi theo lối sống tinh thần thanh cao chẳng màng đến những lợi lộc vật chất tầm thường, đam mê trong công việc, coi công việc là giá trị cuộc sống, thì việc kiếm nhiều tiền bạc không phải là niềm hạnh phúc của họ, thậm chí nó còn trở thành một nỗi phiền toái. Để sống cuộc đời có ý nghĩa hãy biết cân đối giữa tiền bạc và tình cảm. Không vì lòng tham tiền bạc mà đánh đổi cả hạnh phúc của mình và của người khác. Cũng không nên vì xem trọng tình cảm mà xem thường giá trị của tiền bạc.

0
0
Quỳnh Anh Đỗ
06/06/2019 08:12:54
2.

Như chúng ta đã biết, Lưu Quang Vũ là một người vô cùng tài năng, những sáng tác của ông đã để lại cho hậu thế những bài học về cuộc sống về con người về mối quan hệ giữa người với người. Trong đó, Hồn Trương Ba da hàng thịt là tác phẩm kịch nổi tiếng. Chính nhan đề của kịch cũng tạo ra những hấp dẫn không tưởng cho độc giả. Ngoài ra nó còn gợi mở những ý nghĩa ẩn ý trong đó. Một nhan đề không chỉ tạo sức hấp dẫn khi khơi lên được sự tò mò nơi độc giả. Hồn Trương Ba và da hàng thịt chính là những hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Hồn và thể xác vốn dĩ gắn liền với nhau, hòa hợp với nhau nhưng khi hồn một nơi xác một nơi thì chuyện gì sẽ xảy ra? Đấy là một trong những điểm thắt nút mà chính ngay tại kịch, Lưu Quang Vũ đã giải quyết một cách thỏa đáng.Có thể thấy rằng da hàng thịt là biểu tượng cho vẻ bề ngoài thể xác con người thì hồn Trương Ba là biểu tượng cho tâm hồn, cho thế giới nội tâm sâu kín bên trong. Sự mâu mâu thuẫn giữa hình thức và bản chất trong một con người. Thông qua kịch thì nó còn nhằm thể hiện một ý nghĩa sâu xa,hồn Trương Ba còn là biểu tượng cho vẻ đẹp trong sáng thanh cao, còn da hàng thịt lại là biểu tượng cho cái xấu xa, cái dung tục tầm thường, cái bản chất thấp kém trong một con người. Một con người không thể sống trong vỏ bọc của một người khác.hơn nữa một tâm hồn thanh cao không thể sống không thể ẩn náu trong một thể xác dung tục. Sống như thế thì còn khổ hơn chết, thế thì thà chết còn thỏa.

Vở kịch không chỉ có ý nghĩa triết lý về nhân sinh, về hạnh phúc con người mà còn góp phần phê phán một số biểu hiện tích cực trong lối sống lúc bây giờ.

Điều đầu tiên, con người đang có nguy cơ chạy theo ham muốn tầm thường về vật chất, chỉ thích hưởng thụ đến nỗi trở nên phàm phu, dung tục. Nó được thể hiện ở phần trích đoạn giữa linh hồn và xác, giữa hồn Trương Ba và những người thân trong gia đình, giữa hồn Trương Ba và Đế Thích; cuối cùng là cái “chết” của hồn Trương Ba.

Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt là một cuộc đối thoại sinh động, đầy ý nghĩa triết lí gồm có 25 lượt lời. Xác hàng thịt thì một điều “ông”, hai điều “ông”, nhưng hồn Trương Ba, sỉ nhục xác hàng thịt đủ điều: xác hàng thịt cho biết dù có “âm u đui mù mà tôi có sức mạnh ghê gớm, lắm khi át cả cái linh hồn cao khiết của ông đấy”; sao ông không nhớ “Khi ông đứng cạnh vợ tôi, tay chân run rẩy, hơi thở nóng rực, cổ nghẹn lại…”; hoặc “Chẳng lẽ ông không xao xuyến chút gì? Hà hà, cái món tiết canh, cổ hũ, khấu đuôi, và đủ các thứ thú vị khác không làm hồn ông lâng lâng cảm xúc sao?”. Nghĩa là hồn Trương Ba đã bị sa sút, tha hóa khi hồn ông sống nhờ trong một thân xác của một kẻ khác chứ không phải chính mình. Khi hồn Trương Ba tự hào cho rằng mình có một đời sống riêng: “nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn" thì đúng lúc đó xác hàng thịt châm biếm: “Nực cười thật! Khi ông phải tồn tại nhờ tôi, chiều theo những đòi hỏi của tôi, mà còn nhận là nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn!”.

Như vậy qua những lười lẽ của xác hàng thịt tỏ ra coi thường hồn Trương Ba, tự kiêu tự đại khẳng định vị thế, vai trò quan trọng của mình.

Giữa hồn Trương Ba và da Hàng thịt có một cuộc đối thoại và cũng là cuộc đấu tranh giữa thể xác và linh hồn cùng tồn tại trong một con người. Thề xác và linh hồn có quan hệ hữu cơ, gắn bó với nhau đế cùng sống, cùng tồn tại. Khi linh hồn “bay đi” thì thể xác cũng trở về cát bụi. Linh hồn đấu tranh, chi phối với những ham muốn, những dục vọng tầm thường của thể xác mà nhân cách được hoàn thiện, tâm hồn được trong sáng.

Mối quan hệ này cũng được thể hiện qua câu nói của xác hàng thịt: “Tôi là cái bình để chứa đựng linh hồn” làm cho ý nghĩa ẩn dụ của đoạn đối thoại giữa hồn Trương Ba với xác hàng thịt thêm cụ thể, sâu sắc.

Một điều chúng ta có thể thấy rằng khi sống nhờ xác hàng thịt, hồn Trương Ba bị tha hóa nhiều: tát con trai tóe máu mồm máu mũi. Hồn Trương Ba khác hẳn ngày xưa, làm vườn thì thô vụng: đã làm “gãy tiệt cái chồi non” của cây cam, đã “giẫm lên nát cả cây sâm quý mới ươm”, đã “làm gãy cả nan, rách cả giấy, hỏng mất cả cái diều đẹp” của cu Tị. Chính cũng từ lúc ấy bi kịch hồn xác khác nhau đã khiến cho hồn Trương Ba sống trong bi kịch, trải qua nhiều dằn vặt, đau khổ: vợ muốn bỏ đi để “ông được thảnh thơi… với cô vợ người hàng thịt”; cái Gái, đứa cháu nội thì khinh bỉ, xua đuổi: “Ông xấu lắm, ác lắm! Cút đi! Lão đồ tể, cút đi!”. Chị con dâu, người thông cảm và thương hồn Trương Ba hơn cả, giờ đây trước cảnh “tan hoang” của gia đình thì vô cùng lo sợ, đau đớn “thấy… mỗi ngày thầy một đổi khác dần, mất mát dần, tất cả như lệch lạc, nhòa mờ dần đến nỗi có lúc chính con cũng không nhận ra thầy nữa…".

Hồn Trương Ba tê tái, “mặt lạnh ngắt như tảng đá”. Ngồi một mình, như sực tỉnh, như bàng hoàng: “Mày đã thắng thế rồi đấy, cái thân xác không phải của ta ạ, mày đã tìm được đủ mọi cách để lấn át ta”. Không thế sống gửi nằm nhờ mãi được, không thể bị lệ thuộc vào thể xác hàng thịt và tự đánh mất mình, hồn Trương Ba an úi, thức tỉnh, động viên mình: “Nhưng lẽ nào ta lại chịu thua mày, khuất phục mày mà tự đánh mất mình?... Có thật không còn cách nào khác? Không cần đến cái đời sống do mày mang lại! Không cần!”. Sự tỉnh ngộ của hồn Trương Ba tuy muộn màng nhưng thật có nhiều ý nghĩa. Linh hồn của Trương Ba đã tìm ra hướng đi cho mình.

Sau đó cuộc gặp gỡ và đối thoại giữa linh hồn Trương Ba và Đế Thích đã đẩy xung đột kịch lên cao trào, đỉnh điểm. Phải tìm gặp ngay Đế Thích, Hồn Trương Ba "đứng dậy, lập cập nhưng quả quyết, đến bên cột nhà, lẩy một nén hương châm lửa, thắp lên”. Gặp lại người bạn chơi cờ ở cõi trời, hồn Trương Ba thổ lộ bao nỗi niềm day dứt: “Ông Đế Thích ạ, tôi không thể tiếp tục mang thân anh hàng thịt nữa, không thể được!… Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”.

Mặc dù đã được Đế Thích cho biết cái lẽ trời, cái lẽ đời là từ Ngọc Hoàng đến người trần mắt thịt có ai được là “mình toàn vẹn”, mà “phải khuôn ép mình"… Vả lại, ông đã bị Nam Tào “gạch tên khỏi sổ”, thân thể của ông “đã tan rữa trong bùn đất” rồi. Sau khi phân trần Hồn Trương Ba không muốn được sống trong thân xác anh hàng thịt nữa, cũng không muốn được '‘nhập vào cu Tị” bởi lẽ nhiều điều phiền toái, trớ trêu sẽ diễn ra, sâu xa hơn nữa sẽ “bơ vơ lạc lõng”, “đáng ghét như kẻ tham lam”. Thật vô lí, cực kì vô lí, bởi lẽ “một kẻ lí ra phải chết từ lâu mà vẫn cứ sống, cứ trẻ khỏe, cứ ngang nhiên hưởng thụ mọi thứ lộc trời!". Xưa nay. như ta đã biết, những kẻ úy tử tham sinh, những ké tham quyền cỏ vị đều bị đồng loại coi khinh và chê cười!.

Một điều rõ ràng Hồn Trương Ba tuy có lúc tha hóa sa sút, nhưng giờ đây vẫn tỏ ra tỉnh táo, đáng trọng. Ông muốn Đế Thích hóa phép làm cho hồn hàng thịt được “sống lại" với thân xác anh ta; chỉ muốn vị tiên cờ hóa phép làm cho cu Tị được sống lại với mẹ nó, được chơi với bạn bè: “Ông Đế Thích, vì còn trẻ ông ạ, vì con trẻ. Ông hãy giúp tôi lần cuối cùng"… Ý muốn ấy rất nhân bản và cao thượng, Hồn Trương Ba càng cầu khẩn tha thiết: “Tôi đã chết rồi, hãy để tôi chết hẳn!… Việc đúng còn làm kịp bây giờ là làm cu Tị sống lại. Còn tôi, cứ để tôi chết hẳn”. Hồn Trương Ba đã bẻ gãy cả bó hương do Đế Thích tặng, nhất quyết muốn nhảy xuống sông tự tử hoặc đâm cổ tự sát để được chết, để tâm hồn mình được “trở lại thanh thản, trong sáng như xưa…”. Ý tưởng của hồn Trương Ba thật cao thượng.

Như vậy vở kịch còn đề cập đến một số vấn đề không kém phần bức xúc, đó là tình trạng con người phải sống giả, không dám, cũng không được sống với thực chất bản thân mình, đẩy con người đến chỗ bị tha hóa do danh và lợi.

Đoạn kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt gợi cho độc giả, khán giá nhiều bâng khuâng. Hồn Trường Ba không theo Đế Thích về trời để chơi cờ, mà lại hóa thành màu xanh của cây vườn, vị thơm ngon của trái na, vẫn quấn quýt với người thân, gần gũi nơi bậc cửa, trong ánh lửa, nơi cầu ao, trong cơi trầu, con dao., của vợ con thương yêu. Như vậy hồn Trương Ba cao khiết vẫn bất tử trong cõi đời. Cái kết đầy chất thơ ấy đã làm cho tư tưởng nhân văn tỏa sáng tác phẩm.

0
0
(•‿•)
06/06/2019 18:10:30
1. Hiểu một cách đơn giản thì "tiền tài" ở đây là tiền bạc, là của cải vật chất nói chung; còn "hạnh phúc" là chỉ sự sung sướng về tinh thần trong cuộc sống. Điều đó có nghĩa là để có được một cuộc sống tốt đẹp thì buộc mỗi con người phải có được: Tiền tài và hạnh phúc. Vậy hiểu một cách sâu xa hơn thì "tiền tài" là gì? "hạnh phúc" là gì? Và chúng có quan hệ với nhau như thế nào? Như chúng ta đã biết, trong xã hội hiện đại ngày nay thì vật chất là "điều kiện cần" để duy trì cuộc sống, và "hạnh phúc" là "điều kiện đủ" để làm cho cuộc sống đó tốt đẹp hơn và có ý nghĩa hơn. Cho nên, "tiền tài" là cuộc sống vật chất, là cơ sở ban đầu để bắt nguồn, để khởi đầu cho các bước đi tiếp theo của mỗi người. Và "hạnh phúc" là một "chất xúc tác" cần thiết, không thể thiếu để dẫn đến những thành công.Tuy nhiên, không phải lúc nào "tiền tài" cũng tạo nên "hạnh phúc", không phải "có tiền mua tiên cũng được". Trong cuộc sống mỗi con người, thì tiền bạc chỉ có thể mua được vật chất, danh vọng, địa vị chứ không mua được tình cảm, không mua được niềm hạnh phúc trọn vẹn. "Tiền tài" nào có thể mua được tình yêu, mua sao được lòng nhân ái ... Những người có nhiều tiền nhiều khi lại không có được hạnh phúc xứng với "đồng tiền" của họ. Hay có người chỉ vì tiền mà làm mất đi "hạnh phúc chân chính" ... Vì thế, cho nên "tiền tài" chỉ tạo nên "hạnh phúc" khi con người biết chia sẻ nó cho những người khác, nghèo khổ ... khi con người biết kìm hãm lòng tham, trân trọng những niềm vui dù là nhỏ bé nhất. Bởi đôi khi, hạnh phúc chỉ là: "Làm cho một nụ cười nở trên môi một người". Giống như, chỉ nhờ "bát cháo hành", lòng bao dung của thị Nở đã làm cho "con quỷ dữ" trong Chí Phèo chết đi, khiến hắn muốn trở lại làm người lương thiện, để được sống và được yêu, được đối xử theo đúng bản chất một con người.
0
0
(•‿•)
06/06/2019 18:12:22
2. Qua tác phẩm "Hồn Trương Ba da Hàng thịt" của Lưu Quang Vũ cho thấy sự thống nhất hài hòa giữa linh hồn và thể xác, hướng tới một lối sống cao thượng, vươn tới một nhân cách hoàn thiện.
Từ sự so sánh về quan điểm triết lý giữa truyện cổ dân gian “Hồn Trương Ba, da Hàng thịt” và vở kịch cùng tên của Lưu Quang Vũ, bài viết đã nêu lên những nét mới, rất có ý nghĩa trong tác phẩm của nhà soạn kịch nổi tiếng này. Nếu cốt truyện dân gian chỉ đơn giản đề cao, tuyệt đối hoá vai trò của linh hồn đối với thể xác, thì đến vở kịch của Lưu Quang Vũ, vấn đề đã được ông đào sâu, mở rộng và phát triển hơn rất nhiều. Ông có quan niệm khác về mối quan hệ giữa linh hồn và thể xác – đó là mối quan hệ hữu cơ, tác động lẫn nhau. Hơn nữa, ông còn mở rộng tầm triết lý sang cả những vấn đề nhân sinh khác, như vấn đề xung đột giữa nhu cầu tự nhiên và nhân cách, vấn đề đấu tranh trong bản thân mỗi con người để hoàn thiện nhân cách làm người, v.v.. Vở kịch của Lưu Quang Vũ, vì thế, không chỉ là thành quả to lớn của nền kịch nói hiện đại Việt Nam, mà còn là một đóng góp đặc sắc của ông vào quan niệm triết lý nhân sinh nói chung.

Trong bài viết này, chúng tôi không so sánh một cách toàn diện giữa một truyện cổ dân gian và một vở kịch dài hiện đại, cũng không so sánh về toàn bộ nội dung tư tưởng, mà chỉ so sánh về tư tưởng triết học – phần cốt lõi của cả hai tác phẩm.

Truyện cổ dân gian: Ngày xưa, có một người tên là Trương Ba, người còn trẻ tuổi nhưng đánh cờ tướng rất giỏi. Nước cờ của anh dễ thường thiên hạ không có người nào địch nổi. Bao nhiêu giải cờ trong những hội hè mùa xuân đều về tay anh. Tiếng đồn vang khắp nước, sang đến tận Giang Nam. Buổi ấy, ở Trung Quốc, có ông Kỵ Như cũng nổi tiếng cao cờ. Khi nghe tiếng Trương Ba, Kỵ Như liền khăn gói sang Nam tìm đến nhà địch thủ. Hai người đọ tài nhau trong mấy ván vẫn không phân thua được. Nhưng đến ván thứ ba, Trương Ba dồn Kỵ Như vào thế bí. Thấy đối phương vò đầu suy nghĩ, Trương Ba kiêu hãnh bảo:

- Nước cờ này dù có Đế Thích xuống đây cũng không thể gỡ nổi.

Bấy giờ Đế Thích là thần cờ ở thiên đình, bỗng nghe câu nói hỗn xược của Trương Ba xúc phạm đến mình, liền cưỡi mây xuống trần định cho y biết tay. Trương Ba và Kỵ Như đang đánh, chợt có một ông cụ già đến ngồi bên cạnh bàn cờ. Ông cụ thủng thỉnh mách cho Kỵ Như mấy nước. Tự nhiên, bên Kỵ Như cờ bại thành thắng. Trương Ba cau có, trong bụng tức giận ông già ở đâu đến làm cho mình lâm vào thế bí. Nhưng nhìn thấy ông cụ râu tóc trắng xóa, mặt mũi không có vẻ là người trần tục, chợt hiểu, liền sụp xuống lạy mà rằng: “Ngài hẳn là thần Đế Thích đây rồi, tôi người trần mắt thịt không biết, xin thứ lỗi”. Đế Thích cười bảo: “Ta nghe như nhà ngươi tự phụ là cao cờ nên xuống xem cho biết”. Trương Ba liền giữ Đế Thích lại mua rượu, giết gà, khoản đãi rất chu tất. Đế Thích tuy mới gặp cũng rất yêu mến Trương Ba. Thấy anh khẩn khoản muốn học nước cờ của mình, Đế Thích bảo anh: “Ta thấy nhà ngươi có bụng chân thành, vậy ta cho một bó hương này, mỗi lần cần đến ta thì thắp lên một cây, ta sẽ xuống”. Nói đoạn, cưỡi mây bay lên trời.

Từ đó, Trương Ba thỉnh thoảng lại dọn cờ mời thầy Đế Thích xuống chơi. Hai bên rất tương đắc. Nhưng một hôm, Trương Ba bị cái chết mang đi một cách đột ngột. Sau khi chôn cất chồng, người vợ dọn dẹp nhà cửa, thấy có nén hương giắt ở mái nhà, chị ta vô tình lấy xuống đốt lên cắm trước bàn thờ chồng. Ở thiên đình, thần Đế Thích nhận được tin bằng mùi hương liền xuống ngay. Thấy vắng mặt Trương Ba, Đế Thích ngạc nhiên: “Trương Ba đâu?”. Vợ Trương Ba sụt sịt: “Nhà tôi chết đã gần một tháng nay rồi!” – “Chết rồi! Sao lúc mới tắt thở không gọi ta xuống ngay, để đến bây giờ còn làm thế nào được nữa?”. Suy nghĩ một chút, Đế Thích lại hỏi thêm: “Trong xóm hiện nay có ai mới chết không?”. Vợ Trương Ba đáp: “Có một người Hàng thịt mới chết tối hôm qua”. Thần Đế Thích bảo chị ta dẫn mình đến nhà người Hàng thịt mà bảo: “Ta sẽ kiếm cách làm cho chồng nhà ngươi sống lại”. Nói xong, thần hóa phép rồi trở về trời.

Nói chuyện trong nhà người Hàng thịt lúc đó, mọi người đang xúm quanh linh sàng khóc lóc kể lể thì tự nhiên thấy người chết ngồi nhỏm dậy. Hắn ta vứt tất cả mọi đồ khâm liệm rồi chẳng nói chẳng rằng đi thẳng một mạch về nhà Trương Ba. Vợ Trương Ba thấy người Hàng thịt, biết là thần Đế Thích đã làm cho chồng mình sống lại, mừng rỡ đón vào. Giữa lúc đó, thì vợ con người Hàng thịt cũng chạy theo níu lấy chồng nhưng không những bị vợ Trương Ba giằng lại, mà ngay chính chồng mình cũng nhất định không chịu về. Đôi bên cãi cọ nhau, cuối cùng biến thành cuộc đấu khẩu rất kịch liệt. Xóm làng không biết phân xử ra sao, đành đem việc đó lên quan.

Quan cho đòi các nhà hàng xóm tới hỏi cung thì ai cũng bảo người sống lại đó là anh Hàng thịt. Nhưng chỉ có vợ Trương Ba thì nhất định nhận ra là chồng mình”. Quan hỏi rằng: “ Chồng chị ngày thường hay làm gì?”. Đáp: “chồng tôi chỉ thạo đánh cờ mà thôi”. Quan lại hỏi vợ người Hàng thịt: “chồng chị ngày thường hay làm nghề gì?”. Đáp: “chồng tôi chỉ thạo nghề mổ lợn”.

Nghe đoạn, quan sai đem một con lợn vào công đường cho anh Hàng thịt mổ, nhưng anh ta lúng túng không biết làm thế nào cả. Quan lại sai mấy người giỏi cờ vào tỉ thí với người Hàng thịt thì không ngờ, con người đó đi những nước cờ rất cao không ai địch nổi. Quan bèn phán cho về nhà Trương Ba.

Vì thế mới có câu “ Hồn Trương Ba, da Hàng thịt”.

Như vậy, truyện cổ dân gian Hồn Trương Ba, da Hàng thịt cũng quan niệm linh hồn phải có thể xác mới có chỗ trú ngụ và thể xác phải có linh hồn mới sống được, mới không rữa nát. Nhưng truyện cổ dân gian tuyệt đối hóa vai trò của linh hồn, coi nhẹ thể xác, nên khi Trương Ba mượn được thể xác của người Hàng thịt thì Trương Ba coi mình là Trương Ba 100% trong ý thức, trong tình cảm, trong tính cách, tuyệt nhiên không băn khoăn gì về hình dạng của mình. Vợ Trương Ba cũng vậy, khi thấy chồng là thân xác anh Hàng thịt nhưng tâm trí là Trương Ba – chồng mình – thì cũng không băn khoăn gì, nhận ngay và vui vẻ chung sống. Vợ anh Hàng thịt chỉ thấy đơn giản là hình dạng chồng mình sống lại nên đấu tranh khiếu kiện giành giật về cho mình, mặc dù anh ta đã nói anh ta là Trương Ba và chạy về nhà Trương Ba. Quan phủ sau khi kiểm tra kỹ năng mổ thịt lợn và nhất là kỹ năng chơi cờ thì quyết định xử ngay cho anh – Hàng – thịt – mang – hồn Trương Ba về với vợ Trương Ba. Phép thử mổ thịt có thể không chính xác, vì anh Hàng thịt nếu thích vợ Trương Ba có thể giả vờ mổ vụng; nhưng phép thử chơi cờ thì không thể sai được, vì nó thuộc về trí tuệ, về năng khiếu tính toán trong loại hình thể thao trí tuệ đặc biệt, cũng chính là một biểu hiện, một phương diện đặc sắc của linh hồn. Nó xác định, khẳng định linh hồn đó chỉ có thể là Trương Ba – người sinh thời chơi cờ rất giỏi.

Với cốt truyện ngắn gọn, mang một tư tưởng triết học có phần hơi đơn giản – đề cao, tuyệt đối hóa linh hồn, không để ý đến mối quan hệ giữa thể xác và linh hồn, tách rời linh hồn và thể xác, coi thể xác chỉ như cái túi đựng linh hồn – truyện cổ dân gian Hồn Trương Ba, da Hàng thịt phù hợp với quan niệm xưa, qua bao thế kỷ vẫn được kể, được yêu thích và không hề gây tranh cãi.

Nhưng ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, của con người và khoa học (sinh lý học và tâm lý học), tư tưởng triết học về con người cũng trở nên phong phú hơn, sâu sắc hơn và toàn diện hơn. Từ đó, tư tưởng triết học trong truyện cổ dân gian đã được Lưu Quang Vũ, nhà viết kịch tài năng của thời hiện đại, nhìn nhận lại và phát triển theo trình độ nhận thức của thời đại, theo yêu cầu nhân sinh và thẩm mỹ của thời hiện đại.

Tóm tắt vở kịch của Lưu Quang Vũ. “Nam Tào, Bắc Đẩu đang ngồi chấm người phải chết trong ngày. Đế Thích đến tỏ ý muốn xuống hạ giới để tìm người cao cờ đánh cho vui. Vì vội đi dự tiệc ở bên dinh Thái thượng nên Nam Tào gạch bừa tên Trương Ba.

Trương Ba đang chăm vườn và trò chuyện cùng vợ, cháu gái nội, con trai, con dâu thì Trưởng Hoạt đến chơi cờ. Đế Thích xuất hiện, giúp Trưởng Hoạt gỡ thế cờ. Đế Thích cho Trương Ba mấy nén hương và bảo nếu cần thì thắp một nén là Đế Thích xuống, thắp ba nén thì có thể lên thiên đình gặp Đế Thích. Sau đó, Trương Ba thấy trong người khó chịu và chết.

Nam Tào, Bắc Đẩu và Đế Thích đang trò chuyện thì vợ Trương Ba lên (bà ta vô tình thắp ba nén hương cho chồng). Bà đòi trả mạng sống cho chồng. Nhân có anh Hàng thịt mới chết, thân xác chưa tan rữa, Nam Tào, Bắc Đẩu cho hồn Trương Ba nhập vào xác anh Hàng thịt để sống lại.

Gia đình người Hàng thịt đang ngồi bên quan tài thì người Hàng thịt đội nắp quan tài lên, đòi về nhà Trương Ba, không chịu ở lại nhà Hàng thịt. Vợ Trương Ba đến xem phép mầu nghiệm ứng để đón chồng. Lúc đầu, mọi người đều ngỡ ngàng nhưng hồn Trương Ba đã nói được những điều chỉ có Trương Ba xưa mới biết, nên vợ Trương Ba nhận chồng, Trưởng Hoạt nhận bạn. Hồn Trương Ba (trong xác anh Hàng thịt) về nhà Trương Ba.

Nhưng bà vợ băn khoăn vì thân xác chồng khác xưa nhiều quá. Bà cũng thắc mắc về việc chồng phải sang giúp chị Hàng thịt mổ lợn mặc dù vụng về.

Anh con trai thì hy vọng với sức vóc mới, bố có thể cùng đi buôn lậu với mình. Hồn Trương Ba đã tát con với sức mạnh của cánh tay anh Hàng thịt.

Lý trưởng vào bắt hồn Trương Ba phải về nhà Hàng thịt. Anh con trai hối lộ, Lý trưởng xử: ban ngày ở nhà Trương Ba, đêm về nhà Hàng thịt. Anh con trai lại có lời, Lý trưởng cho phép Trương Ba chỉ phải ở nhà Hàng thịt đến nửa đêm thì được về.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 12 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo