Trong quãng đời người lính của Quang Dũng và có lẽ trong suốt cả đời của người nghệ sĩ tài hoa ấy - những năm tháng chiến đấu trong đoàn quân Tây Tiến chắc chắn là quãng thời gian đáng nhớ nhất, in dấu sâu đậm hơn. Và thật là may mắn cho Quang Dũng và cho chúng ta, bao nhiêu kỉ niệm sâu sắc, bao nhiêu vẻ đẹp và cả sự bi tráng của một quãng đời không thổ quên ở nơi miền Tây Tổ quốc cùng những người đồng đội đã được nhà thơ lưu giữ mãi mãi với thời gian trong một thi phẩm xuất sắc: Tây Tiến. Bài thơ mang chứa gần như trọn vẹn những gì là đặc trưng nhất của hồn thơ Quang Dũng, để khi nói tới Quang Dũng là nhớ ngay tới Tây Tiến, mặc dù ông cũng còn có những thi phẩm đặc sắc khác.
Bài thơ được hình thành và kết tinh từ một nỗi nhớ, nỗi nhớ da diết về những người đồng đội và những ngày tháng, những kỉ niệm không thể nào quên của chính nhà thơ trong đoàn quân Tây Tiến, gắn với vùng đất miền Tây hùng vĩ, hiểm trở và thơ mộng. Nỗi nhớ ấy đã đánh thức mọi ấn tượng, kí ức để kết tinh thành những hình ảnh sống động. Thường thì những hình ảnh trong kí ức được gợi ra khó mà có một trật tự rõ ràng, nó có thể xáo trộn trình tự thời gian, không gian nhưng vẫn có một trình tự khác, đó là mạch cảm xúc của chủ thể. Ở đây mạch hồi tưởng đã làm lần lượt hiện lên những hình ảnh về Tây Tiến theo một trình tự vận động của tâm lí. Khởi đầu là hình ảnh những cuộc hành quân dãi dầu gian khổ giữa một khung cảnh miền Tây Tổ quốc hoang sơ, hùng vĩ, bí ẩn. Tiếp đó nỗi nhớ gợi vể những hình ảnh tươi đẹp, rực rỡ, mểm mại và thơ mộng. Nổi bật lên trong đó là hình ảnh những thiếu nữ miền Tây trong đêm liên hoan lửa trại và vẻ đẹp huyền ảo trong sương khói buổi chiều tiễn biệt nơi Châu Mộc. Đến đây nỗi nhớ phải được kết tinh lại trong sự khắc hoạ tập trung, cận cảnh bức chân dung người lính Tây Tiến và sự hi sinh của họ. Nỗi nhớ đã đi trọn mạch hồi tưởng của nhà thơ, đến kết thúc, tác giả muốn gửi trọn hồn mình lên với Tây Tiến và mảnh đất miền Tây. Nếu xem hành động sáng tạo thi ca là một sự giải toả những cẩm xúc tràn đđy trong tâm hồn nhà thơ (cảm xúc ấy được ngưng kết từ sự sống đã chất chứa trải nghiệm của chính tác giả) thì Tây Tiến có thể coi là một ví dụ điển hình.
Bài thơ bắt đầu bằng nỗi nhớ, nỗi nhớ chất đầy trong lòng nhà thơ, cất lên thành lời:
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!”
Câu thơ vang lên như một lời bộc-bạch, lại như lời gọi trong đó chứa đựng cả sự nhớ nhung, tiếc nuối. Câu thơ bảy chữ mà có bốn chữ là tên riêng, và đó cũng là nơi gửi, chốn vể của nỗi nhớ vùng đất miẻn Tây (mà sông Mã là đại diện) và đoàn quân Tây Tiến. Câu thơ mở đầu này đã định hướng cho toàn bộ cảm xúc của bài thơ. Toàn bài sẽ là sự thể hiện cụ thể của hai hình tượng kết đọng nỗi nhớ của tác giả: miền Tây và người lính Tây Tiến.
Nỗi nhớ về một miền rừng núi đưa nhà thơ vào tráng thái đăc biệt, được gọi tên là nỗi "nhớ chơi vơi". Trong nỗi nhớ ấy mọi kí ức hiộn lên thành hình ảnh khi thì rõ nét, khi lại mờ ảo, nhưng đều sống động, lung linh.
Hình ảnh hiện lên trước hết là những cuộc hành quân của đoàn quân Tây Tiến trên nên cảnh thiên nhiên vừa hùng vĩ, dữ dội vừa thơ mộng của miền Tây:
“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.” Câu thơ đầu bảy chữ có đến năm chữ là thanh trắc (sắc, hỏi), gợi tả rất thành công con đường hành quân với những đèo dốc quanh co, khúc khuỷu, lên cao mãi. Câu thơ tiếp theo vẽ ra được độ cao thăm thẳm của đỉnh núi ngập vào trong những cồn mây. "Súng ngửi trời" vừa rất thực, lại vừa là cách nói rất tự nhiên, đậm chất lính. Câu thơ thứ ba như được ngắt làm đôi, vẽ ra hai chặng của con đường hành quân: "Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống". Câu thứ tư chỉ toàn thanh bằng chủ yếu là thanh không, mở ra một không gian xa, rộng ở bên dưới tầm mắt. Trong màn mưa phủ khắp đất trời, thấp thoáng hiện lên một vài đốm nhà, như bổng bềnh trên một biển mưa giăng khắp núi rừng. Bốn câu thơ tả cuộc hành quân này thuộc số những câu đặc sắc nhất của bài thơ. Bút pháp tạo hình gần với lối vẽ tranh thuỷ mặc, vừa làm nổi lên một vài điểm nhấn trên bức tranh bằng các chi tiết đậc tả, lại vừa tạo được không gian với ba chiều: cao, rộng, xa, bằng những nét vẽ mờ ảo, những khoảng trắng.
Những cuộc hành quân gian khổ, khắc nghiệt, triển miên đã khiến các chiến sĩ phải vắt kiệt sức lực và không ít người đã ngã xuống trên con đường hành quân. Cảm hứng lãng mạn của Quang Dũng không hề bỏ qua sự khốc liệt ấy.
“Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!” Lâu nay, hai câu thơ này vẫn được hiểu là nói về sự hi sinh của người lính trên đường hành quân. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng đây chỉ là hình ảnh vẽ sự mệt mỏi, kiệt sức với những giây phút thiếp đi của người lính giữa chặng hành quân. Dù là cách hiểu nào thì cũng đểu nói lên sự gian khổ, khắc nghiệt của những cuộc hành quân. Cần chú ý giọng điệu và từ ngữ ở hai câu thơ này: vừa thấm thìa, có một chút xót xa, nhưng lại có cái cứng rắn, hơi chút ngang tàng (bỏ quên đời). Cái dữ dội, hoang sơ và âm u, bí ẩn của thiên nhiên miền Tây được diễn tả rất ấn tượng trong các câu thơ 11, 12:
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người.
Đó cũng là những ấn tượng in đậm trong kí ức người lính Tây Tiến về miền Tây qua những cuộc hành quân, đặc biệt là ở những chiều, những đêm - có lẽ chính bởi trong những thời khắc này, cái hoang dã, bí ẩn, thâm u của rừng núi mới hiện ra rõ nhất.
Hai câu cuối của đoạn 1 tạo một bước ngoặt về hình ảnh và cảm xúc, đồng thời lại chuẩn bị cho đoạn 2. Điểm đến của các cuộc hành quân, cũng là nơi đoàn quân có thể dừng lại nghỉ ngơi, thường là những làng bản. Một bữa cơm nóng bốc khói, hương vị ngọt thơm của xôi nếp, đó là niềm mong mỏi, niềm vui ấm áp của người lính sau một chặng dài hành quân. Bây giờ nó đã hiên ra trong kí ức, trong nỗi nhớ như có cả hương vị ngọt ngào:
“Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.” Cần chú ý nét đặc sắc của câu thơ cuối đoạn 1: các kết hợp từ mới mẻ, việc lặp lại phụ âm đầu ở hai từ "Mai Châu", "mùa em", câu thơ gồm hầu hết các tiếng có thanh bằng gợi cảm giác vương vấn, lan toả.
Đoạn 2 của bài thơ mở ra những vẻ đẹp khác nhau của thiên nhiên và con người nơi miền Tây: nét đẹp thơ mộng, mơ màng của thiên nhiên và cái đẹp của tình quân dân thắm thiết, đậm đà.
Một đêm liên hoan thắm tình quân dân được tả bằng những hình ảnh lung linh, rực rỡ dưới ánh đuốc và say sưa, lôi cuốn trong tiếng nhạc, điệu khèn. Những chữ bừng lên, hội đuốc hoa, kìa em liên tiếp nhau đã diễn tả niềm hào hứng, say sưa, ngỡ ngàng, thích thú của người lính trong đêm liên hoan và trước sự xuất hiện của các cô gái trong những bộ trang phục dân tộc rực rỡ. Bút pháp lãng mạn tạo nên vẻ đẹp quyến rũ đầy tình tứ : Các cô gái dân tộc hiện ra đẹp lộng lẫy trong xiêm y rực rỡ, dừới ánh lửa đuốc lung linh, nhưng vẫn giữ nguyên vẻ e ấp; tất cả những vẻ dẹp ấy càng sống động, lôi cuốn trong tiếng khèn, điệu nhạc đặc trưng của các dân tộc. Chất tình tứ còn được thể hiện ở những hình ảnh, từ ngữ gợi liên tưởng đến một lễ cưới, hội đuốc hoa, nàng e ấp. Câu thơ "Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ" có thể gợi cho thấy cuộc liên hoan này diễn ra ở bên kia biên giới Việt - Lào. Nên nhớ rằng địa bàn hoạt động của đoàn quân Tây Tiến không chỉ ở các tỉnh Tây Bắc Việt Nam mà còn ở cả nhiều vùng thuộc các tỉnh Sầm Nứa, Xiêng Khoảng của Lào (ở đoạn kết bài có câu: "Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi").
Bốn câu thơ tiếp theo (từ câu 19 đến 22) tả một cuọc tiễn đưa người đi Châu Mộc trong một chiều sương. Những câu thơ này lại mở ra một vẻ đẹp thật thơ mộng của thiên nhiên, cảnh vật đều nhoè mờ nhưng dường như chính vì thế mà có hồn hơn, mềm mại hơn. Những bông lau chập chờn, lay động trên những bến bờ như cũng có hồn, hay chính tâm hồn nhà thơ đã nhập cảm vào cảnh vật mà thấy dược hồn của cảnh trong mỗi bông lau khẽ lay động, phơ phất. Cũng như vậy, những bông hoa dập dềnh trên dòng nước lũ cũng mang hồn cảnh vật, quyến luyến, tình tứ (hoa đong đưa chứ không phải là đung đưa). Nổi lên trên nền cảnh của bức tranh thiên nhiên thơ mộng là hình ảnh một dáng người vững chãi trên con thuyền độc mộc, giữa dòng nước lũ. Hình ảnh ấy tạo thêm một nét đẹp rắn rỏi, khoẻ khoắn cho bức tranh thiên nhiên thơ mộng, mềm mại.
Bút pháp trong đoạn 2 cũng có những biến đổi so với đoạn 1. Nét bút linh động, biến ảo, sử dụng ánh sáng và âm thanh tạo nên vẻ lung linh và nồng nàn tình cảm của một đêm liên hoan quân dân. Ở những câu thơ về một chiều Châu Mộc, vẻ đẹp thơ mộng, mơ màng trong chiều sương của ngàn lau, thác lũ lại được vẽ bằng những nét bút tinh tế, mềm mại như những nét vẽ trong một bức tranh lụa hay tranh thuỷ mặc xen với đôi nét chấm phá tạo ấn tượng.
Cao trào trong mạch cảm xúc của bài thơ và cũng là hình ảnh trung tâm trong nỗi nhớ về Tây Tiến của tác giả là ở đoạn 3, khắc hoạ hình ảnh người lính Tây Tiến hào hùng, lẫm liệt và bi tráng. Bức chân dung người lính Tây Tiến được vẽ bằng những nét có vẻ phi thường, khác lạ:
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm.” Cảm hứng lãng mạn, anh hùng đã giúp cho nhà thơ phát hiện và khắc hoạ được vẻ đẹp kiêu hùng của người lính, vượt lên, xem thường mọi khổ ải, thiếu thốn. Hai câu thơ có âm hưởng độc đáo. Chữ đoàn binh có âm vang và mạnh hơn chữ đoàn quân, còn không mọc tóc thì gợi ra nét ngang tàng, độc đáo, như là người lính không cần, không thèm mọc tóc (mà thực ra thì chủ yếu là vì sốt rét làm rụng hết tóc). Câu thơ tạo được một hình ảnh mang vẻ hiên ngang, dữ dội, lẫm liệt của đoàn quân Tây Tiến. Câu tiếp theo: "Quân xanh màu lá dữ oai hùm" càng tỏ đậm thêm hình ảnh ấy. "Xanh màu lá" là nước da xanh xao do sốt rét, thiếu thốn, gian khổ nhưng qua cảm hứng anh hùng và bút pháp lãng mạn của Quang Dũng thì màu xanh ấy lại mang vẻ dữ dội của núi rừng chứ không hề gợi lên vẻ tiều tuy, ốm yếu.
Hai câu thơ tiếp theo lại bổ sung một nét đẹp khác cho hình ảnh người lính Tây Tiến: nét hào hoa của những chàng trai Hà Nội với tâm hồn giàu mơ mộng. Trong những ngày tháng chiến đấu ở nơi núi rừng miền Tây xa thẳm và cực kì gian lao, khắc nghiệt, Hà Nội với những dáng kiều thơm vẫn hiện về trong giấc mơ là nỗi nhớ da diết, là cõi đi về trong mộng. Người lính cách mạng trong thơ Nguyễn Đình Thi cũng đã từng bộc lộ nỗi nhớ bồn chồn về đôi mắt người yêu giữa đêm dài hành quân.
Nhưng Tây Tiến thuộc số ít những bài thơ nói về điều đó một cách thấm thía bằng cảm hứng bi tráng. Cái chết, dù là sự hi sinh, cũng không thể nào không gợi lên cảm xúc bi thương. Hình ảnh những nấm mồ rải rác nơi biên cương viễn xứ lại càng nhân lên cảm xúc bi thương ấy. Nhưng câu thơ tiếp đã khẳng định mạnh mẽ khí phách của tuổi trẻ một thời không chỉ tự nguyện chấp nhận, mà còn vượt lên cái chết, sẵn sàng dâng hiến cả sự sống, tuổi trẻ cho nghĩa lớn của dân tộc: "Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh". Đây không phải là một cách nói của thi ca mà thực sự đã là dũng khí tinh thần và hành động của nhiều thế hệ Việt Nam trong những năm kháng chiến.
Cũng hiếm có trong thơ những câu thơ tả trực tiếp giờ phút vĩnh biệt những người đồng đội, như hai câu:
“Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.” Người lính ngã xuống nơi chiến trường thiếu thốn, đồng đội chỉ có thể khâm liệm bằng chính áo quần đơn sơ của những chiến sĩ ấy ("Áo bào thay chiếu" cũng có người hiểu là dùng chiếu thay cho áo bào bọc thây, nhưng cách hiểu ấy có lẽ không đúng với hiện thực của đoàn quân Tây Tiến). Chữ áo bào gợi lên một nét cổ kính, trang trọng, nhưng không quá xa cách. Chữ về gợi tình cảm gần gũi, yêu thương: người lính hi sinh là trở về với đất mẹ, trong lòng Tổ quốc. Trong giây phút thiêng liêng về với đất mẹ của những linh hồn chiến sĩ, cũng là giây phút vĩnh quyết những người đồng đội, vang lên tiếng gầm của dòng sông Mã như một khúc độc hành bi tráng. Chỉ bằng âm thanh ấy, Quang Dũng đã truyền dược vào câu thơ tất cả cái bi tráng của sự hi sinh và nỗi đau xót trong lòng người chiến sĩ khi phải vĩnh biệt đồng đội. Nhiều nhà thơ cũng dùng hình ảnh thiên nhiên để nói về sự hi sinh của người chiến sĩ. Tố Hữu khẳng định sự bất tử của những người cách mạng đã hi sinh bằng những hình ảnh thiên nhiên rộng lớn, trường tồn: "Những hồn Trần Phú vô danh - Sóng xanh biển cả, cây xanh núi ngàn". Vũ Cao mượn hình ảnh bông hoa để bất tử hoá sự hi sinh của cô gái làng Xuân Dục:
“Em sẽ là hoa trên đỉnh núi
Bốn mùa thơm mãi đoá hoa thơm.” Còn Nguyễn Đức Mậu thì ví cây trầm với cuộc đời người chiến sĩ:
“Sống tươi tốt bao niềm tin bình dị
Thân hi sinh thơm đất, thơm trời.” Những hình ảnh biểu tượng như thế thiên về ngợi ca sự cao cả và bất tử của sự hi sinh, làm mờ đi nỗi đau mất mát. Với hình ảnh "Sông Mã gầm lên khúc độc hành", Quang Dũng nói được nỗi đau thương ghê gớm nhưng không bi luỵ mà mãnh liệt, đầy sức mạnh.
Đến đây, mạch hồi tưởng những kỉ niệm về Tây Tiến đã đi trong quá trình vận động của nó, và nhà thơ lại trở về với hiện tại. Hiện tại, đó là sự xa cách vời vợi với những người đồng đội cũ, với mảnh đất miền Tây Tổ quốc:
“Tây Tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi” Đó là sự xa cách dằng dặc trong không gian và thời gian. Nhưng vượt lên mọi sự xa cách, Tây Tiến đã trở thành một phần không thể chia lìa trong tâm hồn nhà thơ. Hay nói một cách mạnh mẽ và thấm thìa hơn, thì tâm hồn nhà thơ đã mãi mãi lưu luyến với mảnh đất miền Tây, với Tây Tiến. Câu thơ chuyển sang dùng dại từ phiếm chỉ "ai", bởi điều đó không chỉ riêng cho nhà thơ mà cũng là chung của tất cả những ai đã từng gắn bó với đoàn quân Tây Tiến và miền Tây.
Tây Tiến là một thi phẩm xuất sắc, kết tinh tâm hổn tài hoa và tài năng sáng tạo của cây bút thơ Quang Dũng trên nhiều phương diện nghệ thuật: hình ảnh, ngôn ngữ, giọng điệu.
Hình ảnh trong bài thơ khá đa dạng và dược sáng tạo bằng nhiều bút pháp khác nhau, tạo nên sắc thái thẩm mĩ phong phú. Trong bài thơ có hai loại hình ảnh chính: thiên nhiên miền Tây và người lính Tây Tiến, đồng thời còn có hình ảnh về cuộc sống của đồng bào miền Tây gắn với người lính Tây Tiến. Xem xét kĩ hơn, có thể nhận thấy ở mỗi loại hình ảnh (thiên nhiên, con người) cũng lại có hai dạng chính, tạo nên hai sẳc thái thẩm mĩ phối hợp, bổ sung cho nhau. Thiên nhiên thì có cái dữ dội, khắc nghiệt, hoang sơ, hùng vĩ ("Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm - Heo hút cồn mây súng ngửi trời"; "Chiều chiều oai linh thác gầm thét - Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người", "Sông Mã gầm lên khúc độc hành"). Bên cạnh đó lại có những hình ảnh thiên nhiên đầy thơ mộng, ẩn hiện trong sương khói, trong màn mưa, đong đưa bóng hoa... ("Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi - Mường Lát hoa về trong đêm hơi", "Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi", "Châu Mộc chiều sương", "hồn lau nẻo bến bờ", "dòng nước lũ hoa đong đưa"). Hình ảnh con người cũng hiện ra với nhiều sắc thái, mà chủ yếu là hào hùng và hào hoa. Hào hùng là ở ý chí, tư thế hiên ngang, vượt lên và coi thường những gian khổ, thiếu thốn, hi sinh. Còn hào hoa là ở tâm hồn nhạy cảm trước thiên nhiên, đằm thắm tình người và cả những khát khao, mơ mộng. Tác giả đã sử dụng nhiều bút pháp trong miêu tả, dựng hình ảnh. Có khi tả cận cảnh, dừng lại ở những chi tiết khá cụ thể, có khi lại lùi xa để bao quát khung cảnh rộng, mở ra bức tranh phóng khoáng và hùng vĩ của miền Tây. Nếu hình dung theo cách của hội hoạ thì có thể thấy hai bút pháp chính: có những nét bút mạnh, bạo, khoẻ, lại có những nét vờn mềm mại tạo nên vẻ đẹp ẩn hiện mờ nhoà.
Đặc sắc trong ngôn ngữ của Tây Tiến là sự phối hợp, hoà trộn của nhiều sắc thái phong cách với những lớp từ vựng đặc trưng. Có thứ ngôn ngữ trang trọng, có màu sắc cổ kính (chủ yếu là ở đoạn 3 miêu tả trực tiếp hình ảnh người lính Tây Tiến và sự hi sinh bi tráng của họ; lại có lớp từ ngữ thông tục, sinh động của tiếng nói hằng ngày, in đậm trong phong cách người lính: nhớ chơi vơi, súng ngửi trời, anh hạn, bỏ quên đời, cọp trêu người, ...). Một nét sáng tạo trong ngôn ngữ của bài thơ là có những kết hợp từ độc đáo, mới lạ, tạo nghĩa mới hoặc sắc thái mới cho từ ngữ (ví dụ: nhớ chơi vơi, đêm hơi, súng ngửi trời, mưa xa khơi, Mai Châu mùa em, hoa đong đưa, dáng kiều thơm, về đất, ...). Sử dụng địa danh cũng là một nét đáng chú ý trong ngôn ngữ của bài thơ. Các địa danh vừa tạo ấn tượng vế tính cụ thể, xác thực của bức tranh thiên nhiên và cuộc sống con người, lại vừa gợi được sự hấp dẫn của xứ lạ phương xa.
Cả bài thơ được bao trùm trong nỗi nhớ. Nỗi nhớ ấy gợi về những kỉ niệm, những hình ảnh với nhiều trạng thái cảm xúc khác nhau, được diễn tả bằng những giọng điệu phù hợp với mỗi trạng thái cảm xúc. Ở đoạn 1, giọng chủ đạo là tha thiết, bồi hồi được cất lên thành những tiếng gọi, những từ cảm thán ("Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!", "Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói"). Ở đoạn 2, khi tái hiện kỉ niệm về những đêm liên hoan thắm tình quân dân thì giọng thơ chuyển sang hồn nhiên tươi vui, rồi lại bâng khuâng, man mác khi gợi lại cảnh chia tay trong một chiều sương mờ bao phủ nơi Châu Mộc. Giọng thơ trở nên trang trọng, kiêu hùng., rồi lắng xuống bi tráng ở đoạn 3, tái hiện hình ảnh người lính Tây Tiến và sự hi sinh của họ. Ở đoạn cuối, giọng thơ trở lại bâng khuâng, đau đáu một nỗi nhớ da diết trong sự xa cách, chia phôi với những người đồng dội và miền Tây.
Tây Tiến là một đài kỉ niệm bất hủ bằng thơ, khắc ghi những hình ảnh và rung động của một thời hào hùng, khốc liệt, của một thế hệ trẻ đã từng "Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh".