Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn

giải đề này giusp e vs ạ
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.300
0
0
Ori
10/05/2019 21:33:50
2. làm văn
Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu thương đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau. Tinh cảm yêu thương con người ấy đã trở thành máu thịt trong mỗi chúng ta. Từ đó hình thành nên lòng nhân ái, tình người bao la. Ống bà ta xưa có dạy: “Thương người như thể thương thân”.
Đây là một lời khuyên chí tình, chí nghĩa nhằm nhắc nhở con cháu phải biết yêu thương giúp đỡ người khác như yêu thương chính bản thân mình. Lời nói tự nhiên chân thành ngắn gọn, mà lại chứa chan bao điều giáo huấn. Câu tục ngữ được tách thành hai vế: Một bên là người “nhân loại", một bên là bản thân bởi cách so sánh “như thể'’. Lời dạy trên muốn nhấn mạnh: Nếu ta thương thân ta như thế nào thì phải thương người xung quanh ta như thế ấy. Thân thể của ta thì ta phải quý trọng, phải chăm sóc. Chỉ một vết trầy xước nhỏ, một chứng đau nhẹ cũng khiến cho ta phải quan tâm lo sợ... cho tấm thân ta. Thâm được cái đau khi mình mắc phải sẽ giúp ta thông cảm với nỗi đau của người khác. Nếu như người chung quanh ta không may gặp khó khăn, hoạn nạn thì ta nên giúp đỡ, quan tâm, chăm sóc họ như yêu thương chăm sóc chính bản thân mình.
Chúng ta ai cũng hiểu rằng: là người sống trong xã hội, không ai sống lẻ loi, đơn độc được mà phải tập hợp thành đoàn thể, cộng đồng. Trong gia đình ta có mối quan hệ anh em, những người cùng huyết thống, cùng có những kỉ niệm vui buồn bên nhau. Họ chẳng khác nào như chân với tay trong cùng một cơ thể. Do đó khi có ai gặp hoạn nạn khó khăn, mọi người đâu nỡ quay mặt làm ngơ cho được, bởi "máu chảy ruột mềm”
Xa hơn nữa là bạn bè, bà con hàng xóm, những người đã cùng ta “tối lửa tắt đèn” có nhau. Tuy không cùng máu mủ nhưng họ lại là người có tình có nghĩa sâu nặng với ta. Những lúc “trái gió trở trời”, những khi “cùng đường bí lối”, họ đốn với ta bằng những tấm lòng chân thành để “chia ngọt sẻ bùi”. Tình nghĩa ấy sâu đậm chẳng khác nào anh em một nhà. Vì vậy khi họ không may rơi vào hoàn cảnh khó khăn, lẽ nào ta lại ngoảnh mặt làm ngơ cho đành. Lúc này thái độ “nhường cơm sẻ áo”, “chị ngã em nâng” là một việc mà ta phải thực hiện tốt. Ngay đến cộng đồng xã hội mà ta đang sống, những người dù ở miền ngược hay miền xuôi, dù nơi rừng núi hay đồng hằng cũng đều là anh em, bởi lẽ họ với ta cùng một dân tộc, có chung một mẹ Âu Cơ... Chính mối quan hộ gắn bó này tạo nên tình cảm tương thân tương ái giữa con người với con người trong xã hội. Tình cảm ấy đã bao đời nay trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Trải qua những năm tháng kháng chiến gian khổ, gay go cả nước đều chung lòng đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau để đi đến thắng lợi vẻ vang. Và cũng đã biết bao lần toàn dân ta đã hưởng ứng tích cực lời kêu gọi "một miếng khi đói bằng một gói khi no" của Đảng và Nhà nước ta đã quên góp từ tiền bạc đến thuốc men vật dụng cần thiết chia sẻ nỗi đau với các nan nhân bị thiên tai lũ lụt. Những việc làm ây đã thể hiện rất rõ tấm lòng" người như thể thương thân" mà ông cha ta đã truyền dạy. Tình cảm cao đẹp ấy là một đạo lí, là một nét đẹp của con người, là nền tảng để xây dựng một xã hội văn minh, hạnh phúc.
Tóm lại, câu tục ngữ đã cho ta một bài học về đạo lí làm người. Lời dạy ấy mãi vang bên tai ta nhắc nhở ta phải có lòng nhân ái, phải biết thương yêu mọi người xung quanh như thương yêu chính bản thân mình. Phát huy được truyền thống tốt đẹp của ông cha là chúng là vừa thể hiện nhân cách làm người vừa góp phần xây dựng một đất nước văn minh tiến bộ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
1
Quỳnh Anh Đỗ
11/05/2019 07:57:31
Câu 4:
Là người đoàn viên, thanh niên chúng ta phải không ngừng tìm hiểu, học tập và tiếp thu tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức của Bác, trong đó cần tập trung vào các phẩm chất: Trung với nước, hiếu với dân, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức phục vụ nhân dân, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, quan liêu, tham nhũng, lãng phí; tình yêu thương con người, tinh thần quốc tế trong sáng. Tổ chức nghiên cứu, tìm hiểu những tư liệu, những tác phẩm văn học, nghệ thuật và điện ảnh tiêu biểu về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng của Bác. Tổ chức tham quan, học tập tại các khu di tích cách mạng, bảo tàng, các địa danh lịch sử gắn với cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ. Đề ra chương trình hành động cụ thể đồng thời phải xây dựng các nội dung, mục tiêu để phấn đấu học tập và làm theo lời Bác đối với mỗi người đoàn viên, thanh niên chúng ta. “Học tập và làm theo lời Bác” trong toàn Đoàn và tuổi trẻ được thực hiện với tinh thần vừa “xây” vừa “chống”, trong đó “xây” là chủ yếu, theo những nội dung cơ bản như: Xây dựng tinh thần đoàn kết, tình nguyện, tương thân, tương ái vì cộng đồng. Chống lối sống bàng quan, vị kỷ cá nhân, thiếu trách nhiệm của tuổi trẻ. Xây dựng ý thức tiết kiệm, tiêu dùng đúng khả năng, thực hiện “cần kiệm là nếp sống đẹp của tuổi trẻ”. Chống tham nhũng, lãng phí, xa hoa trong sinh hoạt, lao động. Xây dựng thái độ học tập, nghiên cứu khoa học thực chất, làm việc gì cũng phải học, học suốt đời, bồi đắp ý chí tự lực, tự cường, tự tin trong hội nhập kinh tế quốc tế.
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
11/05/2019 07:59:39
Phần III.
Kho tàng ca dao, tục ngữ của văn học dân gian Việt Nam có rất nhiều câu nói hay về truyền thống đạo đức của dân tộc, một trong số đó phải kể đến truyền thống nhân ái, yêu thương, tinh thần tương thân tương ái giữa con người với con người. Câu tục ngữ "Thương người như thể thương thân" là biểu hiện rất rõ cho nét đẹp đó.
Trước hết, ta cần hiểu "Thương người như thể thương thân" nghĩa là như thế nào?. "Thương" là cảm xúc xót xa, đồng cảm trước một số phận, một cảnh ngộ nào đó hay có thể là sự chăm sóc, giữ gìn, quý trọng bản thân mình và những người xung quanh. Đó phải là thứ tình cảm, cảm xúc chân thành, sâu sắc giữa người với người, người với muôn loài, muôn vật.... "Thương người" ở đây có nghĩa là dành tình cảm cho người khác, không phải là mình và phải bằng tấm lòng của mình có thể thấu hiểu, cảm thông, sẻ chia và giúp đỡ người khác. "Thương thân" chính là sự quý trọng bản thân mình, từ "như" đã biểu thị quan hệ tương đồng, ngang bằng trong sự so sánh về mặt nào đó giữa các sự vật, sự việc. Câu tục ngữ "Thương người như thể thương thân" là lời khuyên nhủ mỗi người đối xử tốt với bản thân mình như thế nào, hiểu được nỗi khó khăn, thiếu thốn của mình ra sao thì mình sẽ đồng cảm, sẻ chia với người khác như vậy.
Một câu tục ngữ quen thuộc, dễ nhớ, dễ đi vào lòng người với ý nghĩa giáo dục rất lớn. Không chỉ yêu thương bản thân mình mà hãy quan tâm đến những người bên cạnh ta bằng những tình cảm chân thành và giản dị nhất. Mỗi người chúng ta đều được cha mẹ sinh ra và trao cho một số phận, được làm người là điều vô cùng may mắn, cho dù số phận của mỗi người đều không giống nhau: Có người được tạo hóa ban tặng dung nhan xinh đẹp, có người lại có những khiếm khuyết trên cơ thể, có người sinh ra đã sống trong cảnh giàu sang, nhưng có những người sinh ra trong hoàn cảnh bất hạnh,... Tuy vậy, dù cho ta có gặp phải bất cứ hoàn cảnh nào đi chăng nữa, chúng ta vẫn phải yêu thương và trân trọng bản thân mình bởi nếu không tự yêu bản thân mình thì sao ta có thể yêu thương người khác được. Cuộc sống không phải lúc nào cũng mỉm cười với ta, đôi khi ta cũng gặp niềm vui, nỗi buồn, có lúc ta khỏe mạnh nhưng cũng có lúc ta đau ốm, buồn bã, cũng có thể ta đang gặp phải một chuyện gì đó không vui hay đau ốm, bệnh tật... Những lúc đó không có người thân bên cạnh hay không có ai quan tâm, chia sẻ cùng thì chắc chắn ta sẽ rất buồn phiền, ta sẽ thấy tủi thân, cô đơn, lo lắng, ta sẽ tự thấy thương cho chính mình.
Thương bản thân mình là vậy, liệu rằng khi ta vô tình bắt gặp một hoàn cảnh như gặp chính mình trong đó thì ta sẽ thế nào? Liệu ta có đồng cảm với họ hay ta quay mặt thờ ơ như không biết, thậm chí còn dè bỉu coi khinh? Đó còn phụ thuộc vào tình cách, vào sự nhận thức ở mỗi người. "Thương người" ở đây được hiểu là khi ta bắt gặp một ai đó khi nhìn thấy họ nghèo khó, rách rưới hay những cụ già chống gậy đi ăn xin, những em bé trời lạnh không có quần áo mặc hoặc những người bệnh tật không có người thân chăm sóc, không có tiền chạy chữa thuốc thang hay những vùng miền hằng năm gánh chịu lũ lụt, thiên tai... Trước những hình ảnh xúc động đó, trái tim ta rung động bởi sự thương xót, thấu hiểu được nỗi đau, nỗi khổ của họ. Tình thương ấy có thể chỉ là những hành động chia sẻ, động viên bằng tinh thần nhưng cũng có thể là những đóng góp bằng vật chất dù ít hay nhiều vì "một miếng khi đói bằng một gói khi no". Đó là một hành động ý nghĩa, giúp đỡ nhau lúc khó khăn, hoạn nạn của những người dân trong cùng một đất nước. Chẳng hạn như trên đường ta gặp một cụ già ăn xin, nếu có điều kiện thì ta giúp đỡ hoặc đi qua ta bắt gặp một em bé đang khóc không có người thân bên cạnh, ta có thể dừng xe hỏi han rồi đưa em bé đó vào phòng công an nơi gần nhất để mong tìm được người thân của mình. Những chương trình từ thiện hằng năm, những em bé kém may mắn bị mắc bệnh hiểm nghèo hay những vùng miền bị thiên tai lũ lụt cần lắm những tấm lòng hảo tâm, đó chính là tình người với nhau. Mình thương bản thân mình như thế nào thì hãy đồng cảm và sẻ chia với người khác như thế đó, đó cũng chính là thông điệp mà ông cha ta muốn gửi gắm vào câu tục ngữ.
Như vậy, "Uống nước nhớ nguồn" là câu tục ngữ có giá trị nhân văn sâu sắc và đúng đắn ở mọi nơi, mọi lúc. Chúng ta luôn yêu thương, đùm bọc lẫn nhau giữa những người dân trong cùng một đất nước, có như vậy mới tạo dựng được các mối quan hệ xã hội và làm cho xã hội ngày một phát triển hơn toàn diện hơn, đồng đều hơn.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×