LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Bài học rút ra từ Cách mạng tư sản Pháp đối với dân tộc ta

1 trả lời
Hỏi chi tiết
2.767
2
4
Linh's Chồn's
15/12/2017 19:59:08
Trên con đường đấu tranh đầy đau thương và anh dũng của mình, nhân loại cần lao đều mang những ảnh hưởng, dấu ấn tinh thần của cuộc cách mạng ấy: Cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại năm 1917! Tinh thần anh dũng vô song, lý tưởng cách mạng, chủ nghĩa nhân văn và ý nghĩa mở thời đại của cuộc cách mạng ấy sống mãi. Thực vậy: “Nhiệm vụ trực tiếp và cấp bách của cuộc cách mạng ở Nga là một nhiệm vụ dân chủ tư sản”, một cuộc cách mạng dân chủ tư sản hoàn toàn mới, triệt để, sâu sắc, tạo ra ảnh hưởng to lớn đối với quần chúng nhân dân trên toàn thế giới mà so với Đại cách mạng tư sản Pháp trước đó trên một thế kỷ thì cuộc Cách mạng Nga “đã làm cuộc tẩy rửa một cách kiên quyết, nhanh chóng và mạnh dạn hơn nhiều, có kết quả và sâu rộng hơn nhiều”. V.I. Lê-nin nhấn mạnh: “Nội dung dân chủ tư sản của cách mạng, tức là trừ bỏ những tập quán thời trung cổ, trừ bỏ chế độ nông nô, trừ bỏ chế độ phong kiến trong các mối quan hệ xã hội (các luật lệ, các thiết chế)”. Những biểu hiện, những tàn dư và di tích chủ yếu của chế độ nông nô ở nước Nga trước năm 1917 là chế độ quân chủ, chế độ đẳng cấp, chế độ chiếm hữu ruộng đất và quyền sử dụng ruộng đất, địa vị của phụ nữ, tôn giáo, sự áp bức dân tộc… Bất cứ một vấn đề nào trong số những “chuồng ngựa” hỗn loạn, lộn xộn và bẩn thỉu đó, các cuộc cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo đều không quét được hoàn toàn sạch sẽ. Chính cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga đã quét đống rác quân chủ, phá tan tành, đập nát vụn cái lâu đài cũ kỹ nghìn năm là chế độ đẳng cấp, nhổ tận gốc rễ chế độ phong kiến, kết liễu nạn dân tộc này đi áp bức dân tộc khác. Nước Nga Sa hoàng – nhà tù của các dân tộc – bị đập tan. Lần đầu tiên trong lịch sử, quyền dân tộc tự quyết được thực hiện. Cũng nhờ có cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga mà ước mơ của loài người về quyền bình đẳng nam, nữ trở thành hiện thực. Cái quyền thiêng liêng ấy, cái chân lý hiển nhiên ấy phải đợi đến cuộc cách mạng này mới được khẳng định trong một văn bản pháp lý cao nhất của nhà nước Liên Xô.
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 đã đưa tới thành lập một nhà nước kiểu mới, nhà nước Xô-viết. Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, những người lao động, chủ yếu là công nhân và nông dân biết liên minh chặt chẽ với nhau, do một đảng cách mạng chân chính của giai cấp công nhân lãnh đạo, dùng sức mạnh quần chúng đập tan nhà nước của giai cấp tư sản. Cái nhãn hiệu nhà nước của dân, do dân, vì dân mà giai cấp tư sản dán lên ngọn cờ của nó chỉ là nhà nước của một thiểu số dân cư – của những người hữu sản giàu có – dùng để đàn áp những người lao động, bảo vệ lợi ích cơ bản của chúng. Nhà nước Xô-viết đã hiện thực hoá những điều tốt đẹp mà giai cấp tư sản đã nói rất hay nhưng chỉ làm nửa vời. V.I.Lê-nin đã gọi nhà nước Xô-viết là nhà nước của số đông, do số đông và vì số đông. Nhà nước ấy công khai tuyên bố bản chất của một nền dân chủ mới, một nền dân chủ của tất cả mọi người lao động.
Cách mạng Tháng Mười Nga và sự tồn tại 74 năm của Nhà nước Xô-viết (1917-1991) đã minh chứng cho luận điểm: Giành được chính quyền đã khó nhưng giữ vững chính quyền, kiến tạo một xã hội mới còn khó khăn gấp bội. Để làm được sự nghiệp đó thì cuộc cách mạng dân chủ tư sản phải chuyển thành cuộc cách mạng XHCN, phải củng cố chính quyền Xô-viết trên cơ sở tiến hành CNH, HĐH đất nước và đặc biệt là phải biết quản lý. V.I.Lê-nin luôn lưu ý: Chúng ta đã giành được nước Nga, vấn đề bây giờ là quản lý lấy nước Nga; đồng thời phải mở rộng quan hệ quốc tế, phá thế cô lập, bao vây của chủ nghĩa đế quốc; phải học tập cách quản lý và kỹ thuật tư sản, mạnh dạn sử dụng chuyên gia. Để làm được những việc đó thì phải củng cố Đảng, phải thanh lọc những phần tử lạc hậu, cơ hội ra khỏi Đảng, giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, xây dựng Đảng vững mạnh, tăng cường vai trò lãnh đạo và tính tiên phong chiến đấu của Đảng trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Chính Cách mạng Tháng Mười Nga và suốt quá trình tồn tại của nó đã dạy cho tất cả những người cách mạng trên thế giới phải nhanh chóng nhận ra sai lầm và kiên quyết sửa chữa một cách tích cực. V.I.Lê-nin đã đề ra chính sách kinh tế mới (NEP). Người chỉ rõ không được nóng vội, đốt cháy giai đoạn mà phải biết bắc những chiếc cầu nhỏ vững chắc đi xuyên qua CNTB nhà nước mà tiến lên CNXH; phải biết phát huy nhiệt tình cách mạng của quần chúng bằng cách khuyến khích lợi ích của từng người, áp dụng chế độ hạch toán kinh tế. V.I.Lê-nin đã nghiêm khắc phê phán bệnh kiêu ngạo cộng sản chủ nghĩa, tệ quan liêu, tham nhũng, ăn hối lộ và nạn thiếu văn hoá, thiếu học vấn…
Với tầm nhìn của một thiên tài, V.I.Lê-nin đã chỉ ra rằng: Thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga 1917 chưa phải là thắng lợi cuối cùng và để tới ngày toàn thắng “không lúc nào chúng ta quên rằng, chúng ta đã mắc và còn mắc phải vô số những thất bại và sai lầm”, bởi đấu tranh với kẻ thù là chủ nghĩa đế quốc quốc tế thì đây chưa phải là trận cuối cùng. Theo Người, một dân tộc lạc hậu làm sao lại không phải trải qua thất bại và không phạm sai lầm. Nhưng không phải vì thế mà có thể phủ định ý nghĩa to lớn và bài học vô giá của cuộc Cách mạng Tháng Mười, một cuộc cách mạng mở đầu sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người. Dù cho những biến động, những khúc quanh co, gập ghềnh của lịch sử, nhân loại sẽ vẫn ghi nhớ nhận định của V.I.Lê-nin về ý nghĩa của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại: “Chính chúng ta đã bắt đầu sự nghiệp ấy. Bao giờ, trong thời hạn nào thì những người vô sản nước nào sẽ hoàn thành sự nghiệp ấy, điều đó không quan trọng. Điều quan trọng chính là băng đã tan, đường đã mở, lối đã vạch ra rồi” (1).
Nói về Cách mạng Tháng Mười Nga, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Mười đã chiếu rọi lịch sử các dân tộc, tạo nên một thời đại mới… Thắng lợi của cuộc cách mạng XHCN Tháng Mười có một ý nghĩa hết sức quan trọng đối với số phận các dân tộc phương Đông. Nó đã thức tỉnh các dân tộc bị áp bức ở châu Á, chỉ cho nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc con đường giải phóng, nêu gương tự do, dân chủ thực sự. Đi theo con đường Cách mạng Tháng Mười Nga, nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân và Đảng Mác-Lênin, đã kiên quyết đấu tranh chống bọn thực dân”(2). Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại đã có ảnh hưởng trực tiếp, toàn diện đến việc ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, đến hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ giành độc lập, tự do, thống nhất đất nước, đi lên CNXH ở Việt Nam.
Những chỉ dẫn của V.I.Lê-nin về thanh Đảng, về dự báo những nguy cơ dẫn đến mất chính quyền… vẫn đang là bài học nóng hổi đối với Đang ta hiện nay. Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI và khóa XII đã cho thấy Đảng ta đã rút ra được nhiều kinh nghiệm thành công và thất bại từ cuộc cách mạng vĩ đại ấy. Giống như C.Mác khi nói về sự thất bại của Công xã Paris, chúng ta có thể nói về Cách mạng Tháng Mười Nga: dù Liên Xô đã tan rã nhưng kinh nghiệm và bài học của cuộc cách mạng ấy vẫn ngàn năm sáng chói.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư