LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 7 Môi trường truyền âm - Phản xạ âm - Tiếng vang - Ô nhiễm tiếng ồn (phần 2) - Bài tập trắc nghiệm Môi trường truyền âm - Phản xạ âm - Tiếng vang - Ô nhiễm tiếng ồn (phần 2)

1 trả lời
Hỏi chi tiết
664
0
0
Tôi yêu Việt Nam
07/04/2018 12:29:45

Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 7 Môi trường truyền âm - Phản xạ âm - Tiếng vang - Ô nhiễm tiếng ồn (phần 2)

Câu 189: Chọn câu trả lời đúng

A. Âm truyền nhanh hơn ánh sáng

B. Có thể nghe được tiếng sấm trước khi nhìn thấy chớp

C. Âm không thể truyền trong chân không

D. Âm không thể truyền qua nước

Câu 190: Chọn câu trả lời đúng

Bạn Nam sau khi nhìn thấy tia chớp 3s thì nghe một tiếng nổ lớn. Em hãy giúp Nam tìm ra khoảng cách từ nơi phát ra tia chớp đến chỗ bạn Nam đứng.

A. 1020 m      B. 340 m

C. 3000 m      D. 2040 m

Câu 191: Chọn câu trả lời đúng

Một người quan sát sau khi nhìn thấy tia chớp 5 s thì nghe được tiếng sét. Biết khaongr cách từ nơi sét đánh đến chỗ người quan sát là 1700 m. Hỏi tốc độ truyền âm trong không khí bằng bao nhiêu?

A. 170 m/s      B. 340 m/s

C. 170 km/s      D. 340 km/s

Câu 192: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong những câu sau:

Môi trường rắn lỏng khí

Chân không tần số biên độ

a) Âm truyền được là nhờ có………………………….. truyền âm

b) Chất……………… là những môi trường có thể truyền được âm

c) ………………………… không thể truyền được âm

d) Nói chung vận tốc truyền âm trong chất……....... lớn hơn trong chất lỏng, trong chất………………. lớn hơn trong chất khí

Câu 193: Chọn câu trả lời đúng

Đặt một cái đồng hồ hẹn giờ vào trong một bình thủy tinh đậy kín nắp rồi bỏ chìm vào trong một thùng nước

A. Nước càng đầy âm phát ra càng nhỏ

B. Nước càng ít âm phát ra càng nhỏ

C. Nước càng đầy âm phát ra càng bổng

D. Nước càng ít âm phát ra càng trầm

Câu 194: Chọn câu trả lời đúng

Một bạn học sinh lớp 7 đã tính độ sâu của giếng nhà mình bằng cách sau:

Bạn thả một viên đá cho rơi xuống giếng và lắng nghe. Từ lúc viên đá chạm mặt nước đến khi nghe thấy âm thanh đó là 0,5 giây. Bạn đã tính được độ sâu của giếng là 340 x 0,5 =170 m. Theo em kết quả này có chính xác không?

A. Chính xác. Vì đó chính là quãng đường âm thanh truyền từ mặt nước đến tai với vận tốc âm thanh trong thời gian 1 giây

B. Chính xác. Vì bạn đó đã thực hiện rất nhiều lần và cho kết quả lặp lại

C. Không chính xác vì không có cái giếng nào sâu như vậy

D. Không chính xác, vì bằng mắt thường bạn đó sẽ không xác định được chính xác thời điểm hòn đá chạm mặt nước do đó mà không xác định đúng thời gian truyền âm

Câu 195: Em hãy chọn câu sai

A. Sở dĩ âm truyền được trong các môi trường rắn, lỏng,khí là vì các môi trường này có mật độ vật chất cao

B. Sở dĩ âm truyền trong môi trường rắn là nhanh nhất vì môi trường này có mật độ vật chất cao do đó âm truyền đi rất dễ dàng

C. Trong chân không âm thanh truyền nhanh nhất vì không có lực cản của không khí

D. Âm không truyền được trong chân không là vì môi trường chân không không có vật chất nên âm không truyền đi được

Câu 196: Chọn câu trả lời đúng

Tại sao khi áp tai vào sát tường thì ta nghe tiếng thì thầm của phòng bên cạnh trong khi nếu không áp sát tai thì không nghe được

A. vì nếu áp sá ường thì khoảng cách gần hơn do đó mà dễ nghe.

B. Do tiếng nói ở phòng bên cạnh đập vào tường, các phần tử vật chất của tường dao động. Nếu tai ta áp vào tường thì những dao động đó sẽ truyền đến màng nhĩ của tai do đó mà tai nghe được

C. Do tường là vật rắn nên truyền âm tốt hơn

D. B và C đều đúng

Câu 197: Chọn câu trả lời đúng

Hàng ngày bạn Nga thường chở bạn Nhung đi học bằng chiếc xe đạp của mình. Đôi khi vì bạn Nga nói nhỏ nên bạn Nhung không nghe rõ, bạn Nhung thường áp tai vào lưng bạn Nga để nghe rõ hơn theo em đúng hay sai?

A. Đúng. Vì khi bạn Nga nói không khí từ phổi đi lên khí quản, qua hanh quản đủ mạnh và nhanh làm cho các dây âm thanh dao động. Sau đó âm được truyền đi trong lồng ngực do đó khi bạn Nhung áp sát tai vào lung sẽ dễ nghe hơn.

B. Đúng. Vì âm thanh từ phổi phát ra, mặt khác phổi nằm ở phía lưng do đó mà áp tai vào lung thì nghe rõ hơn

C. Sai. Vì khi nói ra âm thanh đã bay ra ngoài không khí rồi, có áp tai lên lung thì cũng không nghe được

D. Cả ba câu trên đều sai

Câu 198: Chọn câu trả lời đúng

Ngày xưa bộ đội ta thường dùng thìa nhôm và các loại bát đĩa để làm nhạc cụ phát ra các âm thanh đồ rê mi pha son…. Bằng cách đánh nhẹ vào miệng bát. Sở dĩ các âm thanh phát ra khác nhau là vì:

A. Môi trường truyền âm khác nhau

B. Người đánh đánh mạnh, nhẹ khác nhau

C. Mỗi chén bát đều được làm từ những chất liệu khác nhau.

D. B và C đều đúng

Hướng dẫn giải và Đáp án

Câu 189:

Âm không thể truyền trong chân không

Đáp án: C

Câu 190:

Vì vận tốc ánh sáng trong không khí là c = 300 000 000 m/s, còn vận tốc âm thanh truyền trong không khí là v = 340 m/s, nên gần đúng có thể coi ánh sáng truyền tới chỗ bạn Nam là tức thời ngay sau ánh chớp.

Vì vậy, thời gian tiếng nổ truyền tới chỗ bạn Nam là t = 3s

Vì vậy, khoảng cách từ nơi phát ra tia chớp đến chỗ bạn Nam đứng là:

S = v.t = 340.3 = 1020 m

Đáp án: A

Câu 191:

Vì tốc độ ánh sáng trong không khí là c = 300 000 000 m/s, còn tốc độ âm thanh truyền trong không khí là v rất nhỏ so với tốc độ ánh sáng, nên gần đúng có thể coi ánh sáng truyền từ chỗ xét đánh tới chỗ người quan sát là tức thời ngay sau ánh chớp. Vì vậy, thời gian tiếng sét truyền tới chỗ người quan sát là t = 5s.

Vì vậy, tốc độ truyền âm trong không khí bằng:

V = s/t = 1700/5 = 340 m/s

Đáp án: B

Câu 192:

Âm truyền được là nhờ có môi trường truyền âm

Chất rắn, lỏng, khí là những môi trường có thể truyền được âm

Chân không không thể truyền được âm

Nói chung vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí

Câu 193:

Môi trường nước truyền âm tốt hơn môi trường không khí. Nước trong bình thủy tinh càng ít thì không khí càng nhiều => môi trường truyền âm kém => âm phát ra càng nhỏ

Đáp án: B

Câu 194:

Kết quả này không chính xác vì bằng mắt thường bạn đó sẽ không xác định được chính xác thời điểm hòn đá chạm mặt nước do đó mà không xác định đúng thời gian truyền âm

Đáp án: D

Câu 195:

Âm thanh không truyền được trong chân không → câu sai C

Đáp án: C

Câu 196:

Khi áp tai vào sát tường thì ta nghe tiếng hì thầm của phòng bên cạnh trong khi nếu không áp sát tai thì không nghe được vì:

Do tiếng nói ở phòng bên cạnh đập vào tường, các phần tử vật chất của tường dao động. Nếu tai ta áp vào tường thì những dao động đó sẽ truyền đến màng nhĩ của tai do đó mà tai nghe được

Do tường là vật rắn nên truyền âm tốt hơn

Câu B và C đúng

Đáp án: D

Câu 197:

Bạn Nhung thường áp tai vào lưng bạn Nga để nghe rõ hơn là đúng. Vì khi bạn Nga nói không khí từ phổi đi lên khí quản, qua thanh quản đủ mạnh và nhanh làm cho các dây âm thanh dao động. Sau đó âm được truyền đi trong lồng ngực do đó khi bạn Nhung áp sát tai vào lưng sẽ dễ nghe hơn

Đáp án: A

Câu 198:

Sở dĩ các âm thanh phát ra khác nhau là vì:

Người đánh đánh mạnh, nhẹ khác nhau

Mỗi chén bát đều được làm từ những chất liệu khác nhau

Đáp án: D

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Vật lý Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư