LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ - Hà Mạc Tử, ẩn sau bức tranh thiên nhiên xứ Huế tươi đẹp, thi vị tình yêu, tình đời đau đáu, khắc khoải của thi sĩ. Hãy làm sáng tỏ điều đó qua 2 khổ thơ đầu

1 trả lời
Hỏi chi tiết
542
0
0
Nguyễn Nhật Thúy ...
01/03/2019 20:28:50
Mỗi khi nhắc đến Thơ mới – một trong những thời đại thi ca rực rỡ bậc nhất của văn học Việt Nam, cái tên Hàn Mặc Tử, bao giờ cũng hiện ra trong tâm trí của độc giả, đặc biệt là những người yêu thơ ca bởi lẽ ông đã trở thành tượng đài lớn. Chế Lan Viên từng nhận định “Mai sau, những cái tầm thường, mực thước sẽ biến đi và còn lại của cái thời kỳ này chút gì đáng kể đó là Hàn Mặc Tử”. Và một trong những gì còn lại, đáng phải kể đến đó chính là bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của ông.
Đây thôn vĩ dạ”, bài thơ nhắc tới miền quê xứ Huế thơ mộng, với vẻ đẹp vừa giản dị vừa yêu kiều như chính người con gái mà tác giả đang thầm thương trộm nhớ. Không những thế, bài thơ còn nói lên niềm khát khao, tình yêu quê và sự gắn bó thiết tha của thi sĩ:
Mở đầu bài thơ là một lời trách móc nhẹ nhàng của nhân vật trữ tình:
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”
Không giống với các bài thơ khác,mở đầu bài thơ đây thôn Vĩ Dạ lại không phải là một câu miêu tả hay câu cảm thán, mà là câu hỏi tu từ. Lời thơ vừa là lời mời gọi và cũng là lời trách móc, hờn dỗi ngọt ngào của người con gái. Chỉ một câu hỏi thôi nhưng chan chứa biết bao yêu thương, ngóng đợi. Câu hỏi vốn đưa ra không phải để trả lời, mà gợi ra cảm giác bâng khuâng, khó tả. Hơn nữa, câu thơ còn như là một lời giới thiệu mà cũng là sự tiếc nuối của chính nhà thơ lâu không về thăm thôn Vĩ. Đó cũng chính là lời tự vẫn, tự trách móc mình.
Thôn Vĩ hiện lên sau lời trách móc, dỗi hờn là một khung cảnh nên thơ, đẹp đẽ:
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Ba câu thơ đặc tả khung cảnh thôn Vĩ với những hình ảnh đặc sắc: nắng mới, vườn xanh, lá trúc. Nhà thơ như đang đứng ở mảnh đất nơi đây, trực tiếp quan sát và miêu tả. Hình ảnh nắng mới lên – không phải là cái nắng gắt của trưa hè, mà nắng của bình minh buổi sáng, êm dịu, tinh khiết. Nắng lấp lánh sau hàng cau, hàng cau như đang vươn lên đón ánh nắng, thật lung linh, huyền ảo. Nắng mới cũng còn có ý nghĩa là nắng của mùa xuân, mở đầu cho một năm mới nên bao giờ nó cũng bừng lên rực rỡ nồng nàn. Đó là những tia nắng đầu tiên rọi xuống làng quê mà trước nó chiếu vào những vườn cau làm cho những hạt sương đêm đọng lại sáng lên, lấp lánh như những viên ngọc được dính vào chiếc choàng nhung xanh mịn: “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”.
Qua cái nắng mới ấy, mảnh vườn thôn quê trở nên lung linh, huyền ảo bởi một màu xanh mướt mắt. Bằng biện pháp tu từ so sánh “xanh như ngọc” Hàn Mặc tử như đưa người đọc đắm chìm vào một không gian xanh non mướt mắt. Khung cảnh thôn quê thật yên bình, êm ả, nó khác với sự xô bồ, nhộn nhịp nơi phố xá. Trước vẻ đẹp của vườn quê ấy, Hàn Mặc Tử không khỏi xúc động, bồi hồi khi phải thốt lên “mướt quá”. Thi sĩ như đang trầm trồ, ngỡ ngàng trước vẻ đẹp thanh khiết, tinh khôi ấy của khu vườn. Đến câu thơ này, ta bắt gặp cái nhìn của thi nhân đã hạ xuống thấp hơn và bao quát ở chiều rộng. Một khoảng xanh của vườn tược hiện ra, nhắm mắt lại ta cũng hình dung ra ngay cái màu xanh mượt mà, mỡ màng của vườn cây. Ta không chỉ cảm nhận ở đó màu xanh của vẻ đẹp mà nó còn tràn trề sức sống mơn mởn. Những tán lá cành cây được sương đêm gột rửa trở thành cành lá ngọc. Không phải xanh mượt, cũng không phải xanh mỡ màng mà chỉ có xanh như ngọc mới diễn tả được vẻ đẹp ngồn ngộn, sự sống của vườn tược. Một màu xanh cao quí, lấp lánh, trong trẻo làm cho vườn cây càng sáng bóng lên. Nếu như không có một tình yêu nồng nàn đối với thôn Vĩ, đối với Xứ Huế thì có lẽ Hàn Mặc Tử không thể có được những vần thơ hay, đặc sắc đến như vậy.
Câu thơ cuối cùng của khổ 1, con người nơi thôn Vĩ hiện lên, thấp thoáng, thật đặc biệt:
“Lá trúc che ngang mặt chữ điền.”
Phải nói rằng, Hàn Mặc Tử là nhà thơ có tâm hồn tinh tế, trí tưởng tượng phong phú. Trong vườn thôn Vĩ Dạ kia, nhành lá trúc và khuôn mặt chữ điền sao lại có mối liên quan bất ngờ mà đẹp thế: những chiếc lá trúc thanh mảnh, thon thả che ngang gương mặt chữ điền. Mặt chữ điền – khuôn mặt ấy càng hiện ra thấp thoáng sau lá trúc mơ màng, hư hư thực thực. Phải chăng, đấy là hình ảnh của cô thôn nữ, người con gái mà ông đang thầm thương, trộm nhớ và đang mong ngóng có dịp trở về thôn Vĩ để một lần được gặp lại người con gái có khuôn mặt chữ điền đầy phúc hậu, dịu dàng kia?
Chỉ bốn câu thơ thôi, nhưng mở ra một bức tranh thiên nhiên tuyệt sắc. Nếu một lần được đến xứ Huế, bạn hãy ghé thăm thôn Vĩ, để thêm yêu về nơi này.
Nếu khổ 1 nghiêng về tả cảnh thực với cảm xúc náo nức thì sang khổ 2 dường như nghiêng về cảnh ảo với nhiều chi tiết. Cảnh là cả một không gian mênh mông có đủ gió, mây, sông nước, trăng, hoa song không gợi vui, cảnh là cả một thế giới chia lìa li tán:
“Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?”
Không gian như mở rộng ngoài khung cảnh của thôn Vĩ: đó là cảnh trời mây sông nước xứ Huế. Thời gian là buổi ban mai của Vĩ Dạ đã chuyển vào ngày – rồi sang đêm tối.
Ở hai câu đầu, cách ngắt nhịp 4/3 với 2 vế tiểu đối gợi tả không gian gió mây chia lìa đôi ngả. Theo lẽ thường hai cái phải đi đôi với nhau: gió thổi mây bay nhưng ở đây lại chia đôi đường phải chăng dự cảm chia lìa làm chia xa cả những thứ vốn không thể chia tách? Chúng ta nhận thấy, câu thơ “Gió theo lối giú mây đường mây” – tự ngắt làm đôi, ngăn cách bởi một dấu phẩy không đơn giản là tả sự chia cắt đôi ngả của gió, mây mà còn gợi lên sự chia li đôi ngả của tình đời tình người. Hơn nữa, cách diễn đạt lặp cấu trúc ở 2 vế câu tạo ra một không gian đóng kín, nó càng rạch vào nỗi đau thân phận của nhà thơ. Bao bọc nhà thơ là một mặc cảm chia lìa, là cả một thế giới đau thương.
Đến câu thơ thứ hai, nhà thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá. Ở đây, con sông biến thành một sinh thể có tâm trạng để giãi bày tâm tư của chính mình. Phải chăng, dòng sông lững lờ chính là dòng đời cay đắng khiến thi sĩ miên man trong nỗi niềm xa xăm; lay trong hoàn cảnh này lại gợi sự hiu hắt, thưa vắng; nhịp điệu câu thơ chậm rãi gợi nhịp điệu quen thuộc của Huế từ ngàn đời.
Cách chữa hôi miệng nhanh nhất không phải ai cũng biết
Qua hai câu thơ đầu, hiện lên một bức tranh thiên nhiên ảm đạm, nhuốm màu chia lìa, sự sống mệt mỏi, yếu ớt. Tất cả cảnh vật đều ở một trạng thái ngưng đọng, hờ hững với con người. Cái lay động tinh tường của hoa bắp cũng không đủ làm xao xuyến lòng người. Và cái cảm giác li tán chia lìa của cảnh đã gợi tả tâm trạng khát khao về thôn Vĩ, về với cuộc sống trần thế với một tình yêu tuyệt vọng, đầy mặc cảm. Cảnh buồn ấy có lẽ sinh ra từ hố sâu ngăn cách giữa mình với cuộc đời, giữa nhà thơ với người thôn Vĩ, với một vẻ đẹp e lệ mựot mà của "vườn ai" mà không thể chiếm lĩnh. Ta hiểu vì sao sau hình ảnh nắng mới vụt tắt sau niềm thôi thúc về thôn Vĩ là cả thế giới đau thương chia lìa hiện ra.
Đến hai câu thơ sau, nhà thơ miêu tả cảnh thiên nhiên sông nước xứ Huế về đêm ngập tràn ánh trăng “ sông trăng”. Dòng sông như được dát bạc, ánh lên, lộng lẫy.
Có thể khẳng định, đây là hai câu thơ tuyệt bút của Hàn Mặc Tử. Nếu thuyền ai gợi lên bao ngỡ ngàng, bâng khuâng, vừa quen vừa lạ thì hình tượng sông trăng lại như một nét vẽ thơ mộng, chất chứa cái linh hồn của cảnh sắc thiên nhiên xứ sở. Sự kết hợp giữa thuyền ai và sông trăng đã tạo nên một hình tượng đẹp, thi vị, gợi vẻ lãng mạn đặc trưng của Huế.
Trong ca dao và thơ văn xưa nay: thuyền, bến, trăng thường là những ẩn dụ nghệ thuật. Thuyền, bến, trăng là những biểu tượng về người con trai, con gái và hạnh phúc lứa đôi:
“Thuyền ơi có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”
Ở trong câu thơ của Hàn Mặc Tử, thuyền chở trăng là thuyền chở tình yêu. Bến là bến bờ hạnh phúc. Liệu con thuyền tình yêu có vượt được thời gian, có kịp để cập được bến bờ hạnh phúc nữa hay không? Câu hỏi tu từ chất chứa bao niềm khắc khoải, sự chờ đợi mỏi mòn tình yêu, hạnh phúc của thi nhân. Ẩn trong đó có lẽ còn có cả sự hồ nghi, thất vọng:
“Đừng làm thuyền trên sông;
Thuyền chở người li biệt;
Đừng làm trăng trên sông.
Trăng chiếu người biệt li”
Như vậy, chúng ta có thể thấy, khổ thơ thứ hai là cảnh xứ Huế, nhưng qua cảnh đó nhà thơ dự cảm về hạnh phúc chia xa.
Đây thôn vĩ dạ đã thể hiện một cách thành công tình cảm yêu mến đối với cảnh sắc thiên nhiên, con người xứ Huế và nỗi buồn sâu kín vì dự cảm tình yêu, hạnh phúc chia xa của Hàn Mặc Tử. Bài thơ là lời tâm sự thầm kín của thi nhân. Qua đây, hơn bao giờ hết, chúng ta thầm yêu mến và cảm phục nghị lực sống phi thường và tâm hồn cao đẹp của người thi sĩ Hàn Mặc Tử.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 11 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư