LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Bài thơ "Ngắm Trăng" thể hiện lòng yêu thiên nhiên và phòng thái ung dung của Bác Hồ trong cảnh tù đầy. Em hãy viết bài văn làm sáng tỏ nội dung trên

7 trả lời
Hỏi chi tiết
12.889
35
14
Nguyễn Tấn Hiếu
21/04/2018 20:47:38
Nói về con người và tâm hồn Bác, chúng ta biết Bác là nơi hội tụ những gì tốt đẹp nhất lưu lại từ quá khứ và những mơ ước tương lai, là kết tinh những phẩm chất quí giá của lịch sử và thời đại. Cho nên ở “Nhật kí trong tù” có bài hồn hậu, trong trẻo như thơ dân gian, nhưng cũng có bài trang trọng, bát ngát như thơ Đường, thơ Tống, cốt cách á đông mà vẫn hiện đại : Bài “Ngắm trăng” tiêu biểu về đặc sắc nghệ thuật này của thơ “Nhật kí trong tù” :
Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
Không biết tự bao giờ, ánh trăng đã toả sáng bàng bạc trong hầu hết những bài thơ phương Đông. Vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm, sâu xa của vầng trăng trở thành một “mô típ trữ tình”, bởi sự gần gũi với tâm hồn con người á đông - một sự hoà quện, đồng cảm tự bên trong giữa con người và thiên nhiên. Trong cái bát ngát lung linh của vầng trăng - khoảng trời, phải chăng con người lắng nghe và phát hiện ra cái chất người vĩnh cửu trong chính bản thân mình, trong sự im lặng mênh mang và huyền diệu của ánh trăng ? ... Bác Hồ của chúng ta rất yêu thiên nhiên, tâm hồn và thơ của Người tràn đầy ánh trăng, ánh trăng rất sáng, rất trong, rất đẹp.
Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Trăng, hoa, rượu là những thú vui thanh cao của các thi nhân Đường, Tống ngày xưa. Nhưng trong hoàn cảnh nhà tù “không rượu cũng không hoa” mà Bác vẫn đến với trăng, thật là nghệ sĩ ! Câu thơ thứ hai nói lên cái bồn chồn, náo nức của Bác trước ánh trăng, cái tha thiết tình yêu của tâm hồn Người với trăng. Hai câu thơ đầu cũng gợi lên một mâu thuẫn giữa tình yêu thiên nhiên của Bác và hoàn cảnh trong tù, giữa cảm hứng dạt dào, bay bổng, tràn đầy và thực tại xích xiềng, thiếu thốn.
Nếu đầu tiên, bài thơ mở ra một hình ảnh thi nhân ngày xưa, một không khí thơ Đường, thơ Tống : ánh trăng, rượu, hoa một thi nhân biết bao nồng nàn tha thiết, say sưa với ánh trăng, thì bài thơ khép lại một cách bất ngờ và độc đáo trong tư thế vọng nguyệt của một người chiến sĩ. Chất thép và chất tình hoà quyện làm một. Bài thơ đậm đà chất phương Đông, cốt cách á đông, bỗng chốc rất hiện đại. Hình ảnh chiến sĩ lồng trong hình ảnh một thi sĩ đắm say thiên nhiên.
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ
Trăng và người trong mối giao cảm tri âm, tri kỉ. Người hướng ra ngoài song sắt để đến với trăng, và trăng theo người toả sáng vào trong tù. Con người và ánh trăng này rõ ràng là hết sức mới mẻ, hiện đại. Trăng và người như hai người bạn cùng yêu nhau, vượt qua các song sắt tàn bạo, cái hoàn cảnh khổ đau, ngăn trở của nhà tù. Nhất là trong hoàn cảnh cụ thể của người làm thơ, ánh trăng và tư thế vọng nguyệt kia biểu hiện chất thép của một người chiến sĩ cách mạng, đứng ở trên mọi gian khổ tù đày. Có thể nói rằng, Bác đã đưa ánh trăng toả sáng vào trong nhà tù hay chính tâm hồn người đã toả sáng trên vầng trăng của bài thơ này.
Cùng một vầng trăng, mà biết bao mặc cảm, buông xuôi, chán chường trong thơ Nguyễn Khuyến “song thưa để mặc bóng trăng vào”, hay cái ngậm ngùi, thoát li của Tản Đà với “trần thế em nay chán nữa rồi”. Trong cái bát ngát của vầng trăng thơ Bác, chúng ta lắng nghe và phát hiện ra cái chất người vĩnh cửu : một tình yêu phóng khoáng, nồng nàn, say đắm thiên nhiên, cuộc sống ; một ý chí, một tinh thần cách mạng kiên cường luôn luôn hướng ra ánh sáng cuộc đời. ánh trăng của Người không chỉ bàng bạc những nỗi niềm, tấc lòng con người như thơ xưa, ánh trăng của Người gắn bó thiết tha với con người và toả ánh sáng ra cuộc đời, trong sự hoà nhập vẻ đẹp của con người và thiên nhiên. Con người yêu thiên nhiên, đón nhận thiên nhiên và mang vẻ đẹp thiên nhiên tô điểm cho cuộc sống của mình, từ tình yêu thiên nhiên thêm nguồn sức sống để chiến đấu cho hạnh phúc, vẻ đẹp của con người. Bài thơ ngân lên một chất thơ mới, rất hiện đại, chỉ có thể có được từ tâm hồn, từ nhân sinh quan cộng sản. Bài thơ là một sự vang hưởng giữa tâm hồn con người với thiên nhiên, sự vang hưởng làm tươi thắm và nảy nở những điều cao đẹp hơn, những hạt giống của hạnh phúc trong cuộc sống con người. Nói một cách khác, tình yêu này, sự rung cảm này, chất thơ này trở thành một nguồn năng lượng vô tận cho hành động, sức sống, đi suốt cuộc đời mỗi người.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
14
10
Cute Mai's
21/04/2018 20:48:28
Nói vầng trăng trong bài Ngắm trăng (Vọng nguyệt) là vầng trăng thi sĩ hay vầng trăng tri kỉ thật ra cũng không hoàn toàn chính xác. Bởi, sự thật thì nó rất khó gọi tên. Từ xưa, từ Lí Bạch, Đỗ Phủ, rồi Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến ở ta, nó đã là thi sĩ. Nhưng đó là trong những cảnh ngộ đời thường. Còn với tác giả Hồ Chí Minh, vầng trăng xuất hiện nơi tù ngục, nơi đói rét đoạ đày. Nơi ấy, trong số các tù nhân, ít ai nghĩ đến nó, hoặc có nghĩ đến nó, chỉ càng cảm nhận cái rét lạnh thấu xương: "Khóm chuối trăng soi càng thấy lạnh - Nhòm song, bắc đẩu đã nằm ngang" (Đêm lạnh - Nhật kí trong tù). Nhưng trong trường hợp này thì khác hẳn, có lẽ không phải từ cái đêm lạnh ấy. Tuy thế, với Bác, nó vẫn bất ngờ. Toàn bộ bài thơ khơi nguồn từ sự bất ngờ ấy. Và điều thú vị, điều bất ngờ thứ hai: ở đây, ta bắt gặp một nhân cách lớn, hai con người (con người thi sĩ và con người chiến sĩ) gặp nhau. Là thi sĩ lớn, mới có thể yêu trăng trong chốn lao tù, là chiến sĩ lớn mới có thể quên mình trong chốn lao tù mà đến với trăng. Tâm hồn và nghị lực phi thường ấy không dễ nhà thơ nào, người chiến sĩ nào ở vào hoàn cảnh của Người có được. Ấy là chưa nói Ngắm trăng đến với Bác thật hồn nhiên : Trong tù không rượu cũng không hoa, Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ. Thật ra trăng đến lúc nào cũng không rõ. Nó có được chờ đợi đâu. Đột ngột nó hiện ra và lập tức nhà thơ lúng túng. Trăng ở đây không như một người khách trọ, mà vốn là một người bạn tri kỉ, tri âm. Bạn đến chơi phải tiếp bạn. Nhưng tiếp bạn thế nào cho phải. Ta nhớ đến Nguyễn Khuyến cùng cái bối rối đáng yêu ("Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa"). Còn trong trường hợp của Bác: không hoa, không rượu. Trong thơ truyền thống: ngắm trâng phải có rượu, có hoa tạo nguồn cảm hứng: Có rượu không có bạn - Một mình chuốc dưới hoa - Cất chén mời trăng sáng... (Lí Bạch) (Tương Như dịch). Cái bối rối rất thi nhân của Người chính là từ truyền thống văn chương rất phương Đông ấy. Trăng đến rồi, rượu, hoa biết kiếm đâu ra ? Sự bất đắc ý vì thất lễ với trăng thể hiện không chỉ ở sự kiếm tìm mà còn có phần bực dọc. Nhưng một khoảnh khắc nghĩ ra: hoàn cảnh sống của Bác là ở trong tù. Ấy thế mà có lúc Người quên bẵng nó đi. Vậy cái bực dọc vừa nêu, Bác đã có thể tự giải thích, tự thanh minh, câu thơ trách mình thành ra phàn nàn hoàn cảnh. Vì hoàn cảnh mà đã "không rượu cũng không hoa", để Bác không có chút gì đãi bạn. Có người hiểu cái bối rối này ở câu hai, "Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ", nhưng thực ra nó ở ngay câu thứ nhất. Nếu câu một là hành động, là cử chỉ (tìm kiếm) thì câu hai chỉ gọi nó thành tên. Cái tên ấy trong bản dịch thơ lại không sát nghĩa ("Đối thử lương tiêu nại nhược hà"). Dù thế, hai câu ấy vẫn hay, cái hay của khúc dạo đầu ("Vặn đàn mấy tiếng dạo qua - Dẫu chưa nên khúc tình đà thoảng bay" - Tì bà hành - Bạch Cư Dị). Cái kì diệu của văn chương là thế, nói đến văn chương là nói đến sự mê đắm, nói đến chất men say. Về cách hiểu hai câu này, có người nghĩ : "Việc nhớ đến rượu và hoa trong cảnh tù ngục khắc nghiệt ấy đã cho thấy người tù này không hề vướng bận bởi những điều kiện về vật chất, tâm hồn vẫn tự do, vẫn ung dung, vẫn thèm được tận hưởng cảnh trăng đẹp". Nói "không vướng bận", "vẫn ung dung" thì ra con người Hồ Chí Minh hoặc đơn giản, hoặc sắt đá, vô tình. Chúng ta đều biết: trước khi là lãnh tụ và cả khi đã là lãnh tụ cách mạng, Hồ Chí Minh vẫn là một con người bình thường như tất cả chúng ta chứ không là thần thánh. Chính vì không lạ thần thánh, thơ Người mới có khả năng truyền dẫn đến tâm hồn, tâm trí chúng ta. Sự vĩ đại của Bác chính là ở chỗ: cái có ở chúng ta đều có ở Người. Nếu tinh ý mà nhìn thì giữa hai câu đầu bài thơ với hai câu cuối bài thơ có một khoảng trống. Vì phải có rượu có hoa để hội ngộ. Nay, "Trong tù không rượu cũng không hoa", ấy thế mà cuộc đàm tâm tri kỉ ấy vẫn diễn ra : Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. Thì ra đến bây giờ ta mới hiểu: qua cái bối rối ban đầu, Người quên hết mọi nghi thức, không còn băn khoăn đến hoa, đến rượu thông thường cần phải có. Đúng như kiểu "Bác đến chơi đây, ta với ta" (Nguyễn Khuyến). Đối đãi với trăng chỉ có một tấm lòng, một chờ đợi từ lâu, bây giờ bất ngờ gặp lại. Tấm lòng ấy, sự chờ đợi ấy đã vượt lên cảnh ngộ của riêng mình, vượt lên tù ngục. Có người xem đây là một "cuộc vượt ngục về mặt tinh thần". Kể ra cũng đúng, đúng về mặt ý chí, nhưng nó chưa đúng về phương diện con người hồn nhiên chẳng bao giờ tỏ ra là mình khác người, mình "lên gân" cả. Sẽ phạm phải sai lầm khi tách con người Bác và thơ Bác ra khỏi hai phạm trù lúc nào cũng gắn bó với nhau: vừa lớn lao vừa bình dị, bình dị như không có gì lớn lao, chính vì thế mà rất lớn lao. Hai câu cuối của bài thơ được khơi nguồn từ trước đó, nay đã dẫn đến cao trào. Nó chính là sự tròn đầy, viên mãn, một tột đỉnh thi nhân. Người ngắm trăng, trăng ngắm người qua tấm song sắt nhà lao. Nói về cái cửa sắt nhà tù, nó không giống với cái cửa sổ thông thường, càng không giống với cái cửa sổ thơ trông thơ Bác sau này ("Trăng vào cửa sổ đòi thơ" - Tin thắng trận). Bởi nó nặng nề, u ám lắm : Anh đứng trong cửa sắt, Em đứng ngoài cửa sắt ; Gần nhau trong tấc gang, Mà hiển trời cách mặt. (Vợ người bạn tù đến thăm chồng - Nhật kí trong tù) Vì vậy đừng nên hiểu: "qua bài thơ, người đọc cảm thấy người tù cách mạng ấy dường như không chút bận tâm về những cùm xích, đói rét, muỗi rệp, ghe lở... của chế độ nhà tù khủng khiếp, công bất chấp song sắt thở bạo của nhà tù...", bởi cách nói, cách nghĩ này có một phần cứng nhắc, khiên cưỡng. Sao người tù lại không bận tâm đến cánh lao tù ? Con người lão thực Hồ Chí Minh không bao giờ viển vồng như thế. Chỉ có điều: giữa hai thế lực, một kìm giữ, một bay bổng, cái nào mạnh hơn ở vào thời điểm ấy ? Rõ ràng là sức bay bổng mạnh hơn, để người tù trong một phút đã quên đi cảnh ngộ lao tù, quên đi tấm song sắt nhà tù, chỉ còn một đắm say, một hạnh phúc. Giữa người tù thi sĩ và trăng tuy vẫn bị ngăn cách - mà tác giá vẫn có ý thức về sự cách ngăn (chữ song vẫn định vị, vẫn bướng bỉnh, gan lì ở vị trí không đổi trong hai câu ba và bốn), chỉ có diều nó không buộc trói được tâm hồn. Với nhà thơ, nó vừa là ý thức vừa là tâm thức ("Thân thể ở trong lao - Tinh thần ở ngoài lao"). Cái cách nhà thơ chiến thắng hoàn cảnh, một mặt do tình yêu thiên nhiên, do sức mạnh của tâm hồn, một mặt cũng là do một phương châm tự dặn lòng mình như thế. Ở hai câu thơ tuyệt bứt trong bài thơ được sáng tác bằng thi pháp phương Đông này, cần chú ý nhiều đến phép đối. Cũng trong tập nhật kí bằng thơ này, phép đối ấy có khi được thể hiện trong một câu như "Vân ủng trùng sơn, sơn ủng vân" (Núi ấp ôm mây, mây ấp núi), còn ở đây là trong hai câu. Và đối rất chinh đến từng ý, từng lời. Nếu đọc lại nguyên bản chữ Hán : Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt, Nguyệt tòng song khích khán thi gia. Hai nhân vật trữ tình luôn luôn đối xứng trong sự giao cảm vận hành: người - trăng (câu 3) trăng - người (câu 4). Một chữ "khán" vì sao trở thành điệp ngữ trong thơ, nếu không xuất phát từ luật đối xứng ? Và ở đây cũng phải khen cho người dịch thơ trong việc chọn chữ. Khán thì có thê dịch là "xem" (như trong khán đài, khán giả) nhưng như thế có sự cách bức, phân chia, nhất là một phía : một chủ động, một bị động. Còn ở đây, cả người và trăng đều chủ động như nhau, đều nhìn nhau không chán mắt. Vậy chữ "ngắm" trong bản dịch là đắc địa, là thấu lí, là đạt cái hồn của nguyên tác. Còn một chi tiết rất nên chú ý : vì sao ở nhân vật "trăng", trong hai câu không có gì thay đổi, hoặc thay đổi không đáng kể (nguyệt và minh nguyệt), còn nhân vật người tù lại có sự thay dổi, từ "người" đến "nhà thơ" (nhân - thi gia) ? Như ta dã biết, trong tập thơ Nhật kí trong tù, Bác ít khi dùng chừ "thi gia", nhất là tự nhận mình là thi gia như thế. Người thường dùng chữ "tù nhân", cao hơn một chút là "hành nhân", nếu có một chút cảm hứng thì cũng là "hành nhân thi hứng" (Giải đi sớm). Thế mà ở đây, Bác lại chọn đại từ nhân xưng là thi nhân. Không bằng lòng với những cách gọi lâu nay (tù nhân, chinh nhân, hành nhân), cao hứng đến tột cùng, Bác tự nhận là thi nhân - một thi nhân như mọi thời đại thi nhân, như thế mới đối diện được với nhân vật đàm tâm xứng đáng. Bác có vẻ như tự đề cao mình (một trường hợp hiếm hoi) nhưng thực ra là không phải. Chẳng qua là một cách đề cao trăng mà nâng mình lẽn ngang tầm để tri âm, đồng điệu. Ngắm trăng - dù là ngắm trăng trong tù không thể là một tù nhân. Dưới cái vẻ tù nhân ấy phải cao quý, thanh sạch một tâm hồn thi nhân thì cuộc hạnh ngộ với trăng mới không lỗi nhịp. Thực ra tình yêu mến thiên nhiên, không phải đến Nhật kí trong tù mới có, mà có từ trước thơ Bác rất lâu ("Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp - Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông"). Nhưng đến thơ Bác thì thời đại đã đổi thay, nhiều quan điểm cũ đã không còn. Ấy thế mà thiên nhiên với thơ Bác, với tấm lòng của Bác luôn luôn chung thuỷ như một người bạn đồng hành. Điều ấy lớn lao đến đâu còn dành cho những công trình khám phá.
19
5
Cute Mai's
21/04/2018 20:48:58
Thơ Bác thể hiện tình yêu thiên nhiên tha thiết, tinh thần lạc quan và phong thái ung dung, tự tại
  • Mở bài:
Có thể nói hình ảnh thiên nhiên luôn chiếm một vị trí danh dự trong thơ Bác. Thiên nhiên trong thơ Bác lúc nào cũng bình dị, tươi mới. Ở hầu hết các bài thơ đều thắm đậm sắc màu của lá, hoa cây cỏ, núi, sông,… Bởi đối với Người được làm cách mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, Người luôn dành cho thiên nhiên một tình yêu đằm thắm, tha thiết. Qua đó thể hiện tinh thần lạc quan và phong thái ung dung, tự tại của Người.
  • Thân bài:
Hình ảnh thiên nhiên tràn ngập trong thơ Bác Thiên nhiên vốn là hình ảnh chủ đạo trong thơ cổ. Người xưa thường lấy cảnh ngụ tình, chuyển tải cái chiêm nghiệm ở đời qua sự vật và hình ảnh. Bởi thế, thiên nhiên trở thành chuẩn mực của cái đẹp, cái cao cả trong những áng văn.
Thơ Bác cũng đầy ắp hình ảnh thiên nhiên. Thiên nhiên trong thơ Bác lúc nào cũng tươi đẹp, tràn đầy sức sống, có xu thế vươn lên ánh sáng. Thơ Bác chú trọng đến sự vận đông bên trong của sự vật. Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” thể hiện sâu sắc quan điểm ấy:
“Sáng ra bờ suối, tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang”.
Trọn vẹn bài thơ không có màu sắc, không có âm thanh. Tất cả chỉ là sự ghi nhận thực tại theo đúng trình tự của nó. Ấy thế mà, đọc xong bài thơ, trước mắt người đọc hiện ra một khung cảnh tươi xanh, thắm biếc của núi rừng Pác Bó. Chính hình ảnh bờ suối, rau măng gợi ra không gian của cây xanh, núi dốc, của rừng già, vực sâu. Bất chợt đâu đó vang lên tiếng chim kêu gọi bầy, tiếng vượn hú bên nguồn nước và tiếng gió đại ngàn vi vu thổi. Cả không gian rộng lớn được giấu kín giờ hiển hiện, phô bày. Điều kì diệu đó chính là do thủ pháp điểm nhãn, lấy ý gợi hình, nắm bắt được cái thần thái của cảnh vật và quy luật tâm lí con người của Bác.
Sự vật được sắp xếp hài hòa trong mối tương quan vận động hợp lí. Ít lời mà nhiều ý, gợi ra được cái quy luật của vũ trụ nhân sinh. Người không chú trọng khắc họa chi tiết hay diễn đạt một cách mơ hồ. Bác cũng chú ý lựa chọn những gì đặc trưng nhất để gợi đúng cảnh vật. Pác Bó bình dị như chính cuộc đời Bác bình dị. Thiên nhiên Pác Bó đồng hành cùng con người. Giữa con người và thiên nhiên dường như không còn khoảng cách nữa.
Với bài thơ “Đi đường”, hình ảnh thiên nhiên hiện ra với bao khó khăn, trắc trở. Đôi khi, thiên nhiên lại cản bước con người:
“Núi cao rồi lại núi cao trập trùng”
Thiên nhiên dữ dội, đầy khắc nghiệt. Đối với tù nhân trên bước đường chuyển lao, thiên nhiên chính là kẻ thù. Nó hành hạ, đày đọa con người với đủ mọi cách. Núi rừng đau chỉ dốc cao, núi dựng mà còn gai nhọn, trùng độc, vực sâu, thác dữ,… Mọi thứ như cứ chực vồ lấy con người.
Thế mà, với Bác, người xem điều đó như không có. Thiên nhiên dữ dội nhưng đối với Bác lại rất thân tình, gần gũi. Dẫu có gian nan, vất vả nhưng đến khi vượt qua hết cách trở ấy sẽ nhận được phần thưởng vô giá mà thiên nhiên ban tặng. Đó là cảnh vật vĩ đại nhìn từ trên đỉnh cao:
“Núi cao lên đến tận cùng
Thu vào tầm mắt muon trùng nước non”.
Người luôn có ý thức trân trọng thiên nhiên và xem thiên nhiên như một người bạn. Đôi khi là người tri kỉ, sẻ chia tâm tình. Dù là khi còn tự do hay lúc bị giam cầm, thiên nhiên lúc nào cũng gần gũi thân tình, hữu ái. Bài thơ“Ngắm trăng” bộc lộ rõ ràng tình cảm ấy:
“Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.
Mặc dù ở trong ngục tù, Người vẫn dành cho thiên nhiên một sự ưu ái lớn lao. Vầng trăng sáng trên cao là hình ảnh thiên nhiên tràn đầy sức sống, đang gọi mời, tâm tình tỏ bày với người bạn xưa. Trăng cũng có hồn, cũng biết ngắm nhìn và cảm thông. Còn người vượt lên trên nghịch cảnh, vươn tới ánh sáng. Ngục tối có thể giam hãm thân thể Người nhưng không thể nào giam hãm tinh thần Người.
Qua đó, có thể thấy, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, lúc còn tự do hay khi bị giam hãm, người vẫn yêu mến thiên nhiên tha thiết với một tinh thần lạc quan, yêu đời đắm say. Không có gì có thể cản trở Người tìm đến và đắm mình trong thiên nhiên hiền hòa.
Phong thái ung dung tự tại và tinh thần lạc quan của Bác Không chỉ có thế, thơ Người còn thể hiện một phong thái ung dung, tự tại giữa cuộc đời bão tố. Trong khung cảnh núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, Người hiện lên như một vị tiên ông, ung dung, tự tại, điềm tĩnh vô cùng:
“Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang'”.
Dù cuộc đời cách mạng với bao hiểm nguy, khó khăn vất vả thế nhưng Bác vẫn không hề quá lo lắng. Bởi Người luôn nuôi dưỡng khát vọng giải phóng dân tộc. Dù có bao nhiêu vất vả thì Người vẫn không hề than vãn, kêu ca. Trọn cuộc đời Người sống vì nhân dân, vì đất nước. Phong thái ung dung, tự tại không phải là thờ ơ trước cuộc đời mà đó là ý chí sắt đá của người chiến sĩ kiên trung, vượt lên trên khó khăn thử thách, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ.
Đường dẫu xa, núi dẫu cao, Người vẫn ung dung bước tới. Và khi đã lên đến tận cùng thì cảnh vật bao la hiện ra trước mắt, đem lại cho Người cảm giác hạnh phúc vô biên của người chiến thắng.
Với thiên nhiên, Bác luôn chân thành và nồng nhiệt, thiết ha. Tinh thần ấy được khẳng định mạnh mẽ hơn trong bài thơ “Ngắm trăng”, được viết lúc người bị giam cầm trong nhà tù Tưởng Giới Thạch. Không một bản án dành cho Người, không thời hạn để chờ đợi, tin tưởng. Thế nhưng, trước cảnh đẹp đêm nay đã khiến Người “khó hững hờ”. Người tù từ trong bóng tối nhìn ra vầng trăng sáng, còn vầng trăng từ bên ngoài tìm đến nơi người tù. Người và cảnh giao hòa trong trạng thái thanh cao, đẹp đẽ vô cùng:
“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.
Hiện lên trong bức tranh tĩnh lặng ấy hình ảnh người tù, người chiến sĩ ung dung, đĩnh đạc mắt hướng về trăng sáng. Bóng tối của ngục tù và sựu lãnh lẽo của buồng giam dường như tan biến mất, chỉ còn đây một tiên nhân đang trong cuộc thưởng du cái đẹp của đất trời.
  • Kết bài:
Một đời Bác đã hi sinh vì nước vì dân. Chưa bao giờ Người nghĩ đến riêng mình. Với thiên nhiên, Người là một người bạn chân tình, thủy chung. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào Người vẫn dành cho thiên nhiên một tình yêu tha thiết, với tinh thần lạc quan yêu đời và phong thái ung dung tự tại, điềm tĩnh rất đáng kính phục.
12
5
Nguyễn Nhật Thúy ...
21/04/2018 20:51:08
Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ;
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
Tựa nhan đề bài thơ đã nói lên thái độ thẩm mỹ trước cuộc sống: “vọng nguyệt”. Sao nhà thơ đã không chọn cho mình một đối tượng khác để hướng tới, để tưởng vọng, mà lại chọn vầng trăng? Sao giữa chốn tù ngục này, nơi ngự trị của bóng tối, quyền lực và tội ác này, chính vầng trăng chứ không phải cái gì khác, đã trở thành một cứu cánh cho nhà thơ tìm đến để gửi gắm sự đồng cảm và niềm say mê? Hướng tới vầng trăng là hướng về ánh sáng, sự trong trẻo, sự cao thượng, sự tĩnh lặng, sự thanh thản và tự do. Thái độ thẩm mỹ này còn đồng thời nói lên một cách sống: cho dù cuộc đời có ra sao, con người vẫn có thể vượt lên trên hoàn cảnh để sống, sống thanh thản, lạc quan, sống bằng cái đẹp của cuộc sống và với ý nghĩa tốt đẹp của từ “sống”.Có một câu danh ngôn nào đó cũng nói đến tinh thần lạc quan này: “ Trong một nhà tù, có hai người tù cùng đứng vịn tay vào song sắt; một người chỉ thấy bốn bức tường trơ trọi , còn một người ngửa mặt lên trờ ngắm những vì sao.”
Nói như thế không có nghĩa là thoát ly hoàn cảnh. Người tù rất có ý thức về hoàn cảnh của mình, nhất là khi hoàn cảnh ấy đã trở nên rất nghiệt ngã:
Trong tù không rượu cũng không hoa.
Mở đầu bài thơ bằng hai tiếng “trong tù” (ngục trung) nhà thơ đã ý thức một cách đầy đủ về sự nghiệt ngã của hoàn cảnh ấy. “Trong tù”, ấy là nơi mà người ta bị tước đoạt hết mọi tài sản, mọi quyền sống, kể cả quyền giữ tính mạng của mình. Trong tù, ấy là nơi mà người ta phải chịu mọi thứ đoạ đày, mọi thứ khổ ải, nơi người ta phải sống trong một kiểu sinh hoạt hoàn toàn xa lạ với con người (nguyên văn: “phi nhân loại sinh hoạt”, từ ngữ mà chính nhà thơ đã dùng trong một bài thơ đầu tập Nhật ký trong tù). Ấy thế mà giữa bao nhiêu nỗi khổ ấy, bao nhiêu thiếu thốn ghê gớm ấy của nhà tù, trong bài thơ này, nhà thơ lại chỉ nhắc đến một nỗi khổ: Không rượu cũng không hoa. Tại sao thế? Thì ra, đối với người tù này, mọi thiếu thốn và đày ải kia không có gì là đáng kể. Đã dám làm cách mạng tức là đã chấp nhận có những lúc gian lao đọa đày như thể rồi! Nhưng lúc này, người tù không còn là người tù nữa, mà là một nhà thơ và nhà thơ ấy đang đối diện với vầng trăng ngoài kia. Cái thiếu ấy là cái thiếu cho một nhà thơ, chứ không là cái thiếu cho một người tù. Xưa nay, có nhà thơ nào ngắm trăng mà lại không cần đến rượu, chí ít cũng có hoa. Có rượu để thêm một chút men nồng, đã có thể cất chén cùng trăng đối ẩm. Có hoa để nhận ra ánh trăng sáng tỏ, lung linh. Chả thế mà thi hào Lí Bạch đã từng: Cất chén mời trăng sáng.
Còn Nguyễn Du thì ca ngợi: Khi chén rượu, khi cuộc cờ
Khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên.
Chính tác giả Nhật kí trong tù, mấy năm sau, trong hoàn cảnh tự do, đã thấm thía hết sức cái đẹp của cảnh: Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Nhưng nói “không rượu cũng không hoa” là để nói cho hết cái không thuận lợi của hoàn cảnh, chứ không phải để vịn vào hoàn cảnh mà đổ lỗi cho nó. Hoàn cảnh khách quan thì vậy song chủ quan nhà thơ thì lại khác:
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Nguyên văn: Đối thử lương tiêu nại nhược hà, dịch nghĩa là: Trước đêm lành như đêm nay, biết làm sao được? Về hình thức, câu thơ này hình như chỉ ca ngợi đêm trăng đẹp. Trăng đẹp quá, đẹp đến nỗi, dẫu trong hoàn cảnh khó khăn đến thế, bị tù đày như thế, thiếu thốn như thế, con người cũng không thể nào không nhận ra vẻ đẹp ấy, không thể nào không yêu, không say mê vẻ đẹp ấy. Thật ra đó chỉ là một cách nói. Trong đời, thiếu gì lắm kẻ đứng trước những vẻ đẹp tuyệt vời của trời đất mà lòng vẫn dửng dưng như không. Cảnh muốn đẹp phải có lòng người biết nhận vẻ đẹp.
9
4
Dân 36
26/03/2019 22:31:11
Dài quá ad ơi
5
8
hoàng vũ
14/05/2019 20:08:36
ngắn hơn mấy bài còn lại mà
1
0
R'ô H'Nguyệt
11/05/2022 08:44:48
Bài thơ ngắm trăng ( vọng nguyệt ) thể hiện lòng yêu thiên và phong thái ung dung của Bác Hồ trong cảnh tù đài. Em hãy làm sáng tỏ nội dung trên?
 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư