LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Bài Viết Số 3 Lớp 9 Văn Tự Sự

2 trả lời
Hỏi chi tiết
6.747
6
5
Đặng Bảo Trâm
01/08/2017 02:47:15
VIẾT BÀI TẬP LÀM VÀN SỐ 3 - VĂN TỰ SỰ
A. YÊU CẦU
Tham khảo một số đề bài lập làm văn trong sách giáo khoa, đọc kĩ yêu cầu để chuẩn bị viết bài lập làm văn có sử dụng yếu tố nghị luận kết hợp miêu tả nội tâm.
B. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỞI, BÀI TẬP
ĐỀ BÀI THAM KHẢO
Bài viết số 3 lớp 9 đề 1. Hãy kể về một lần em trót xem nhật kí của bạn.
Gợi ý
- Câu chuyện em kể phải có các chi tiết: em trót xem nhật kí của ai, vào lúc nào, ở đâu, sự việc diễn ra như thế nào, em đọc đươc gì?,...
- Cần có nhừng đoạn độc thoại tự vấn, tự trách, thể hiện sự dằn vặt, ân hận, xấu hổ,... khi biết đó là việc làm sai trái của mình.
- Tự rút ra bài học gì?
Bài làm
Tuấn là bạn thân nhất của tôi. Chúng tôi chơi với nhau từ hồi còn bé xíu, có chuyện gì cũng kể cho nhau nghe, vui buồn cùng chia sẻ. Ngỡ tưởng hai đứa chẳng có gì phải giấu nhau vậy mà chỉ vì quyển nhật kí của Tuấn và sự dại dột của tôi mà đã có chuyện xảy ra.
Hôm ấy như nhiều lần khác, Tuấn mời tôi đến nhà nó chơi. Lên đến phòng, Tuấn bảo: "Uyên cứ tự nhiên nhé, mình xuống nhà phủi bụi nốt bàn làm việc của ba rồi lên ngay!". Trong lúc chờ Tuấn xuống nhà làm chút việc, tôi lại gần tủ sách của Tuấn tìm truyện đọc. Bất chợt, đôi mắt đang dò dẫm của tôi dừng lại ở gáy cuốn sổ có dòng chữ: "My diary". Hình như là nhật kí của Tuấn thì phải - tôi nghĩ thầm - mình đọc thử chút để xem bấy lâu nay mình có nghĩ nhầm về thằng bạn thân không! Tôi nhanh tay rút lấy quyển sổ. Tôi khẽ đóng cánh cửa phòng Tuấn rồi mở cuốn nhật kí ra đọc.
Ngay trang đầu tiên, Tuấn đã viết: "Hôm nay mình thấy Uyên hơi quá đáng khi trêu Hoàng Sơn với Thuỳ Dương. Mình nghĩ làm vậy hai bạn ấy sẽ ngượng lắm. Tội cho hai bạn ấy quá! Mai mình sẽ bảo Uyên bỏ cái trò này''. Ô! Thế hóa ra Tuấn không đồng tình với mình à! Thế mà lúc ở lớp nó lại hùa vào làm mình cứ tưởng nó thích thú lắm. Tôi giở sang mấy trang sau, toàn nhận xét về tôi cả. Khi thì "mình không thích thái độ của Uyên với bọn thằng Bình, thằng Dương tí nào cả, ít ra cũng phải nhắc bài cho nó để điểm nó đỡ kém chứ. Mình biết tối hôm qua Bình phải đi học thêm đến tối mịt mới về nên nhắc bài cho nó đỡ tội", rồi thì "mình nghĩ Uyên nên sửa cái tính tự ti ấy đi thì hơn, có thế mới hòa nhập được với mọi người chứ". Ôi trời ơi! Và còn cả thế này nữa "không biết phải nói với Uyên thế nào nhỉ? Mình nghĩ là mình thích Tiểu Nguyệt rồi hay sao ý. Nó mà biết thì nó cười thối mũi mình ra ý chứ". Đang căng ra đọc những dòng nhận xét về mình, tôi bỗng nghe tiếng lạch cạch ngoài cửa, tôi cất vội quyển sổ vào giá sách rồi ngồi trên giường đung đưa chân, mặt cười hớn hở. Tuấn đặt đĩa bánh lên giường rụt rè:
- Uyên ơi, tớ có chuyện này muốn nói với cậu. Chuyện tế nhị ấy mà, tớ nghĩ tớ đã...
- Tôi cắt ngang:
- Thích Tiểu Nguyệt rồi chứ gì?
Tuấn sững người. Tôi chột dạ: "Thôi chết! Nó mà biết mình đọc trộm nhật ký thì coi như xong". Tôi vội lảng sang chuyện khác:
- Thôi, đã là chuyện tế nhị thì không nên ép mình phải nói. Mấy cuốn truyện này cậu mua ở đâu mà hay thế!
Tuấn trả lời tôi nhát gừng và suốt cả buổi chiều hôm ây, giữa tôi và Tuấn như có một đám mây u ám, ngờ vực chen vào giữa. Cậu ta luôn tỏ thái độ nghi ngờ, đề phòng. Còn tôi thì phấp phỏng lo âu, chỉ sợ bạn biết được sự thật. Mà tính nó thì dễ tự ái lắm. Chuyện này mà lộ ra thì nó sẽ không thèm nhìn mặt tôi nữa. Nghĩ vậy nên tôi suy nghĩ trước khi nói để tránh những câu hỏi vặn vẹo của nó về việc tôi đã làm gì trên phòng nó lúc trước.
Khi tôi rời nhà Tuấn về, trời đã gần tối. Tôi cũng chợt thấy lòng mình u ám khác lạ. Tôi chưa làm những việc như thế này bao giờ: Đọc trộm nhật kí cúa người khác, xấu hổ quá đi thôi. Mà lại là đứa bạn thân của mình. Chuyện này mà lan rộng ra thì sẽ chẳng còn ai tin tôi nữa, mọi người sẽ nghĩ tôi là kẻ chuyên lục lọi chuyện đời tư của người khác, lấy đó làm trò vui cho mình. Cả tối hôm đó, tôi như người mất hồn, cứ đi đi lại lại lẩm bẩm, suy nghĩ vẩn vơ, học bài cũng chẳng vào đầu chữ nào. Chuyện buổi sáng cứ ám ảnh tôi suốt cả tối. Mãi đến lúc đi ngủ, tôi mới tĩnh tâm lại và nghĩ cách giải quyết: "Nếu mình không đọc nhật kí của Tuấn thì có lẽ giờ này đã yên giấc rồi. Càng nghĩ lại càng thấy xấu hổ. Mình cứ tưởng là bạn bè thì không có gì phải giấu nhau. Nhưng mình cũng cần phải tôn trọng sự riêng tư của người khác chứ. Mình làm thế là sai rồi. Nhưng cũng nhờ đọc nhật kí của Tuấn mà mình biết mình có những khuyết điểm gì phải sửa, chắc Tuấn ngại nói thẳng. Song nếu nói hết sự thật thì Tuấn sẽ giận mình lắm, còn không nói thì lương tâm cắn rứt. Thôi vậy, không thể làm việc gì trái với lương tâm được. Mai mình sẽ nói với Tuấn vậy. Giờ phải ngủ lấy tinh thần cái đã". Và cuối cùng tôi thiếp đi, trong lòng còn lo ngại về thái độ của Tuấn khi nhận lời thú tội của tôi nhưng tôi cũng thấy thanh thản, nhẹ nhõm hẳn.
Hôm sau gặp Tuấn, tôi đã nói ra hết sự thật. Trái với tưởng tượng của tôi, Tuấn đã tha thứ, hai chúng tôi lại thân nhau như xưa. Tôi cũng nhận ra một bài học rằng: Giữa hai người bạn, chữ tín là điều bảo đảm cho tình bạn được lâu bền. Một lần tôi trộm nhật ký là quá đủ, tôi sẽ không bao giờ lặp lại điều đáng xấu hổ đó nữa.

Tham khảo bài làm khác tại đây: Hãy kể về một lần em trót xem nhật kí của bạn

Bài viết số 3 lớp 9 đề 2. Hãy tưởng tượng mình gặp gở và trò chuyện với người lính lái xe trong tác phẩm Bài thơ về tiếu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó.
Gợi ý
- Đọc kĩ hài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính và tưởng tượng cuộc gặp gỡ và trò chuyện vơi những người lính lái xe trong bài thơ.
- Đưa ra tình huống gặp lại những người lính năm xưa.
- Nội dung trò chuyện xoay quanh những vấn đề mà các chiến sĩ lái xe đã trải qua trong chiên tranh chống Mĩ.
- Thể hiện lòng biết ơn đối với thế hệ cha anh và trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay.
Bài làm
Nhân dịp kỉ niệm ngày thành lập quân đội nhân dân và quốc phòng toàn dân, ngày 22 tháng 12, để chúng tôi hiểu thêm về lịch sử chiến đấu cùa dân tộc, nhà trường đã mời đoàn cựu chiến binh về thăm và trò chuyện. Trong đoàn đại biểu đó, tôi bắt gặp một người lính trên ngực gắn nhiều huân chương và trong buổi lễ chú đã giới thiệu mình là người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Cuối buổi, tôi đả lân la đến gặp và có cuộc nói chuyện thú vị với chú.
Các bạn có lẽ không thể hình dung được, người chiến sĩ lái xe trẻ trung, sôi nổi năm xưa giờ đĩnh đạc, oai nghiêm trong bộ quân phục mới. Chú có giọng nói khoẻ, ấm áp và tiếng cười âm vang. Cùng tháng năm, khuôn mặt tuy đã già dặn nhưng vẫn có vẻ hóm hỉnh, yêu đời của người lính. Qua trò chuyện, có thể thấy chú là người rất vui tính, nhiệt tình, đặc biệt là khi chú kể cho tôi về cuộc đời người lính trên tuyến đường Trường Sơn năm ấy. Chú kể với tôi, năm 1969 là năm chú thường cùng các anh em trong tiểu đội lái xe qua đây, cũng là năm mà Mĩ đánh phá rất ác liệt trên tuyến đường này. Bởi đường Trường Sơn, tuyến đường Hồ Chí Minh lịch sử là tuyến đường quan trọng nhất, là đầu mối giao thông, liên lạc hai miền Bắc - Nam
Chúng quyết phá cho bằng được. Chúng thả hàng ngàn tấn bom, cày xới những khung đường, đốt cháy những khu rừng. Hàng nghìn cây đã đổ, muông thú mất chỗ ở. Đã có nhiều người ngã xuống để bảo vệ con đường. Tuy Mĩ đánh phá ác liệt thật, nhưng những đoàn xe vận tải vẫn ngày đêm nối đuôi nhau trên con đường, đem theo bao lương thực, vũ khí đạn dược cho chiến trường miền Nam. Kể một lúc, chú lại mỉm cười và nói với tôi:
- Cháu thấy đấy, cuộc chiến đấu của các chú trải qua biết bao gian khổ, khó khăn. Những năm tháng ác liệt đó đã khắc hoạ cả một thời kỳ lịch sử của dân tộc ta oanh liệt hào hùng. Trên tuyến đường Trường Sơn giặc Mĩ đánh phá vô cùng ác liệt; bom Mĩ cày xới đất đai, phá hỏng những con đường, đốt cháy những cánh rừng, phá huỷ biết bao nhiêu những rừng cây là lá chắn của ta. Nhưng không vì "bom rơi đạn lạc" như vậy mà các chú lùi ý chí, các đoàn xe vân tải ngày đêm nối đuôi nhau ra tiền tuyến, các chú còn phải đi trong bóng đêm theo sự hướng dẫn của các cô thanh niên xung phong để tiến về phía trước trong màn đêm sâu thẳm của rừng hoang. Có hôm trời tối Mĩ phát hiện ra, ta chuyên chở qua rừng, bọn chúng đã thả bom để không cho ta qua, phá vỡ chiếc cầu nối Bắc - Nam. Nhưng đặc biệt hơn cả là đoàn xe vận tải không có kính vì bị "bom giật bom rung kính vỡ đi rồi". Bom đạn trải xuống hàng loạt khiến nào là kính, nào là đèn vỡ, mui xe bẹp, nào là thùng xe xước... Không có đèn vượt qua dãy Trường Sơn đầy nguy hiểm như thế mà các chú vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ đánh Mĩ, chạy dọc Trường Sơn. Chẳng khác nào "châu chấu đá xe", Mĩ với bao nhiêu thiết bị tối tân đế đánh ta nhưng chúng ta đã vượt qua những gian khổ để đánh chúng. Chú còn nhớ trên các cabin những chiếc xe như thế, bọn chú không cỏ vật gì để che chắn cả, gió táp vào mặt mang theo bao nhiêu là bụi. Gió bụi của Trường Sơn làm mắt cay xè, tóc bạc trắng như người già còn mặt thì lấm lem như thằng hề vậy, thế mà không ai cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc hút ngang nhiên, ai nấy nhìn nhau rồi cười giòn giã vang khắp dãy Trường Sơn.
Với những ngày nắng là như vậy nhưng đến lúc mưa thì các chú còn khổ hơn nhiều, Trường Sơn mỗi lúc mưa là mưa như trút nước cộng thêm vào đó là những giọt sương muối ở rừng hòa vào dòng nước mưa phả vào da thịt cùa các chú tê rát cả da mặt, áo thì ướt hết. Lắm lúc lạnh quá các chú phải tì sát vào nhau mà nghĩ thầm: "Vì bảo vệ Tổ quốc phải vượt qua dược thiên nhiên thì mới là những người lính của bộ đội Cụ Hồ". Vì những lời nhủ thầm đó mà chú và các đồng đội mới trải qua được sự khắc nghiệt được thiên nhiên, thiên nhiên trong thời kỳ đó lắm lúc cũng là kẻ địch của mình đấy cháu ạ. Thế nhưng các chú vẫn cầm vô lăng lái một cách hăng hái hàng trăm cây số nữa có đâu cần thay người lái, gió lùa rồi quần áo lại khô thôi.
Cháu biết không: Người lính Trường Sơn năm xưa giản dị, đơn sơ lắm. Để trải qua những ngày tháng ấy các chú phải vượt qua biết bao nhiêu gian lao vất vả mà đặc biệt là phải biết vượt qua chính mình, có ý chí chiến đấu cao. Vượt qua những khó khăn như thế con người mới hiểu được sức chịu đựng của mình thật kỳ diệu. Xe không kính cũng là một thú vị vì ta có thể nhìn cả bầu trời, không gian rộng lớn khoáng đạt như ùa vào buồng lái, những ngôi sao đều nhìn thấy và những cánh chim chạy thẳng vào tim. Tâm hồn người chiến sĩ vui phơi phới, thật đúng là:
Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước ,
Mà lòng phơi phới dậy tương lai.
Trên con đường Trường Sơn, mỗi khi các chú gặp nhau thì thông qua cửa kính bắt tay. Đó là sự động viên, truyền thêm sức mạnh cho nhau để vượt qua khó khản. Mỗi khi giữa rừng, bên bếp Hoàng cầm sưởi ấm bao trái tim người chiến sĩ, các chú nghĩ từng chung bát chung đũa tức là một gia đình, là người trong một nhà rồi đấy cháu ạ. Một cử chỉ nhỏ của người chiến sĩ cũng làm cho họ gắn bó thêm, xiết chặt tình đồng đội.
Được nghe chú kể những vất vả ấy tôi thật khâm phục hơn tình đồng chí đồng đội, lòng dũng cảm hiên ngang của người chiến sĩ. Tôi thầm mơ ước trên thế giới không còn chiến tranh để cuộc sống mãi thanh bình.

Bài viết số 3 lớp 9 đề 3. Nhân ngày 20 - 11, kể cho các bạn nghe về một kỉ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy, cô giáo cũ.
Gợi ý
- Câu chuyện kể lại là một kĩ niệm đáng nhớ, có ý nghĩa (kỉ niệm gì, lúc nào, ở đâu, diỗn biến như thế nào, đáng nhớ ở chỗ nào?).
- Những tình cảm, sự xúc động khi kể lại câu chuyện.
- Lời lẽ khi bàn về nghề nghiệp, đạo lí,... (yếu tố nghị luận) nên chân thành, giản dị.
Bài làm
Suốt bao năm tháng học đường, bên cạnh tôi bao giờ cũng có một hình bóng dõi theo. Chính người là nghị lực cho tôi, là nơi tôi trau dồi những kiến thức. Học giỏi suốt 3 năm liền là một niềm vui sướng nhưng bên cạnh đó vẫn là sự kính trọng, biết ơn vô vàn đối với cô. Chính vì vậy mà mấy năm xa cách tôi vẫn không quên được kỉ niệm ấy với người. Người mẹ thứ 2 của tôi, cô tâm.
Cô tâm là một giáo viên dạy toán của trường tôi. Dù không còn trẻ nhưng cô là người yêu thương học sinh, cô coi học sinh như một phần của mình. Với nhiều kinh nghiệm, căn nhà cô không bao giờ thiếu vắng bóng dáng của những đứa trẻ. Nhà tôi cách nhà cô có mấy bước chân nên từ năm lớp 6 tôi đã học thêm từ đó. Nhờ vậy suốt 3 năm, kiến thức toán của tôil uôn vững chắc. Cô coi tôi như một người cháu, cô luôn tự tin về sức học của tôi. Không phụ lòng cô, môn toán là môn tôi luôn có những số điểm khá cao. Nhưng năm lớp 8 chính tôi đã khiến cô buồn cũng là nỗi ân hận vô vàn của riêng tôi.
Năm ấy là năm tôi bước sang một lớp khác. Với nhiều kiền thức mới mẻ, cô tâm vẫn dạy một cách chu đáo, cẩn thận. Ngày tháng trôi qua, cuối cùng cũng tới thi học kỳ I. Vẫn tự tin như trước, tôi háo hức đến trường và vào phòng thi. Tin tưởng những kiến thức cô ôn luyện, tôi làm gọn mấy câu đầu chỉ sau ít phút. Đến bài cuối cùng thì suy nghĩ mãi vẫn ko ra được đáp án. Năm phút, mười phút, 30 phút… Lục tung những kiến thức trong đầu vẫn ko ra được. Bất ngờ, tiếng trống truờng vang lên, tôi cố viết những chữ cuối cùng dù biết kết quả đó ko đúng. Đêm đó, tôi trắn trọc ko ngủ, bao lo lắng về danh hiệu học sinh giỏi cả về cô khiến tôi bồn chồn không yên. Mình đã quá chủ quan ư? Bài thi dễ vậy mà ko ra được, tại sao? Hay là mình đã quá phụ thuộc vào cô, chỉ ôn luyện những gì cô dạy mà không tìm hiểu sâu hơn để ra nông nỗi này? Tôi bật khóc, tự trách chính bản thân mình.
Hôm phát bài, tay tôi run rẩy cầm bài thi lên, với số điểm 7,75 đập vào mắt khiến tôi không tin nổi. Tệ vậy ư! Chỉ có 7.75 sao? Không gian xung quanh tôi như bao trùm một màu đen xám xịt cùng nỗi lo lắng ko nguôi. Với mười mấy môn học, duy nhất môn toán là môn tôi tự tin nhất. Kiểm tra lần nào tôi cũng được 8 trở lên. Lần này lại là con số 7 sao tôi dám nói với cô đây. Bữa tới học thêm, tôi rụt rè không vào lớp, tôi sợ phải thấy tâm trạng cô nghe thấy số điểm của tôi. Có tiếng cô từ gian nhà sau vang lên: Thủy, vào đi em.
Khi tất cả đã đông đủ, công việc đầu tiên của cô là hỏi số điểm của từng em một. Giọng cô vang lên rõ to:
Trung ,thi được mấy điểm?
Dạ 10 điểm. Trung tự hào nói to
Lần lượt đến bạn này đến bạn khác ai cũng có những số điểm khá cao, đến tôi:
Thủy, mấy điểm em? Cô hỏi, vẫn giọng trìu mến đó
Dạ 7,75 cô. Giọng tôi nhỏ dần.
Giờ đây tất cả đang dồn mắt về tôi sửng sốt kèm theo là những tiếng xì xào. Còn cô không nói gì nhưng mặt cô bây giờ có cái gì đó thoáng buồn qua thì phải. Mà chắc có lẽ tôi biết, đó là sự thất vọng cô dành cho tôi, chính tôi cũng đã mất đi sự tin tưởng chính bản mình. Ai trên 8 điểm cô sẽ có một món quà nhỏ khích lệ, một phong kẹo sôcôla. Nhìn cô phát kẹo cho các bạn, tôi ao ước sao có đựoc một phong kẹo đó từ tay cô trao cho cô. Hai năm trước, tôi đã từng được cô tặng kẹo nhưng lần này lại không, cảm giác tủi thân như muốn trỗi lên, tôi co lại nơi góc tường. Mười bốn tuổi tôi có thể mua cho mình một phong kẹo như vậy chỉ với 4000 đồng, nhưng bây giờ phong kẹo đó đối với tôi là vô giá. Phong kẹo cô trao không phải là một món quà nhỏ, nó là sự tự hào, tin tưởng, quý mến nơi cô dành cho người nhận. Nhìn phong kẹo tôi khao khát muốn có được nó, càng ao ước muốn có tôi lại càng cố gắng lần thi học kỳ sau. Quả là thế, học kỳ II tôi dược 9,25 cùng với danh hiệu học sinh giỏi. Mừng rỡ, tôi chạy ùa tới nhà cô chỉ để khoe số điểm đó. Còn cô, cô đã mừng rơi nước mắt. Qua tôi biết rằng: Cô không cho kẹo không phải vì cô ích kỉ mà là động lực cho mỗi người.
Giờ đây, bước sang lớp 9 tôi không còn được học trong ngôi nhà màu hồng đầy yêu thương của cô nữa. Nhưng mỗi lần đi ngang qua nhà cô, tôi lại ghé mắt nhìn vào. Nhìn những đứa trẻ đàn sau cắp sách vở đến nhà cô, lại được cô kèm cặp, được cô yêu thương và được cô trao những phong kẹo niềm tin đó. Tôi lại càng biết ơn, quý trọng cô hơn.
Các bạn biết ko? Một đồ vật nào đó ta mua bằng tiền, bạn sẽ thấy nó rẻ rúng bình thường. Nhưng nếu nó được ai đó tặng bạn bằng tất cả tình yêu thương, bạn sẽ cảm nhận dược nó vô cùng quý giá như phong kẹo nhỏ của tôi vậy. Và chắc hẳn rằng ai trong các bạn cũng có một người lái đò riêng, nhưng bản thân tôi vô cùng may mắn khi có một người lài đò tuyệt vời như vậy. Dù không bao giờ nói thành lời nhưng sâu trong lòng tôi luôn tự nhủ: "Cô ơi ! Em cảm ơn cô nhiều lắm…"

Tham khảo thêm bài làm tại đây: Nhân ngày 20-11, hãy kể cho các bạn nghe về một kỉ niệm đáng nhớ giữa em và thầy (cô) giáo cũ

Bài viết số 3 lớp 9 đề 4. Kể về một cuộc gặp gỡ với các anh bộ đội nhân Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22 - 12). Trong buổi gặp đó, em được thay mặt các bạn phát biểu những suy nghĩ của thế hệ mình về thế hệ cha anh đã chiến đâu, hi sinh để bảo vệ Tổ quốc.
Gợi ý
- Cuộc gặp đó ở đâu, quang cảnh diễn ra thế nào?
- Phát biểu những suy nghĩ của thế hệ trẻ về thế hệ cha anh: tâm trạng của mình khi được phát biểu, vẻ đẹp của những anh bộ đội, ý nghĩa của sự cống hiến, hi sinh của thế hệ đi trước; thế hệ trẻ học tập, noi gương, tiếp nối truyền thống dân tộc như thế nào?
- Yếu tố nghị luận cũng nên nói một cách giản dị, phù hợp với câu chuyện, tránh ca ngợi bằng nhừng lời lẽ to tát, chưng chung.
Bài làm
Nhân kỷ niệm ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam,trường em tổ chức cho học sinh đi thăm một đơn vị bộ đội.Trong buổi gặp gỡ đó em được thay mặt các bạn phát biểu những suy nghĩ tình cảm của mình .
Xe dừng bánh,cả doanh trại bộ đội rộng lớn,sạch sẽ,ngăn nắp hiện ra trước mắt.Hội trường trang hoàng lộng lẫy,các bác các chú quân phục chỉnh tề,gương mặt rạng rỡ,tự hào.Chúng em quây quanh các chiến sỹ áo xanh,mặt các bạn hớn hở, hãnh diện lạ thường!Chúng em hỏi các chú nhiều chuyện lắm,cả về lịch sử ra đời ngày 22/12 nữa.Giờ thì chúng em đã biết:Bác Hồ chỉ thị thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân vào ngày 22/12 /1944.Ngay sau đó đội đánh thắng 2 trận liên tiếp tại Phăy Khắt,Nà Ngần…Đội ngày càng lớn mạnh và được đổi tên thành QĐND Việt Nam.Và từ đó lấy ngày 22/12 làm ngày truyền thống.Bây giờ thì em đã hiểu lịch sử ra đời của ngày 22/12,hiểu về truyền thống yêu nước và ý chí chiến đấu bảo vệ đất nước của dân tộc ta.Càng hiểu em càng thấy trân trọng và muốn khắc ghi vào tiềm thức đển nhớ về một thời kì hào hùng với những con người quả cảm của một đất nước bé nhỏ mà kiên cường…
Chúng em còn được nghe kể nhiều về những chiến công anh dũng,hào hùng của những người lính cụ Hồ,về những tháng năm bôn ba chinh chiến chống kẻ thù xâm lược,những gian khổ hy sinh không thể diễn tả bằng lời.Đến thời bình,bộ đội đâu đã hết nguy nan:Những đêm tuần tra lạnh run người khi truy bắt tội phạm chống lại những lực lượng thù địch phá hoại từ bên ngoài,những lúc giúp dân chống thiên tai,lụt lội…Nhìn gương mặt rắn rỏi,xạm đen vì nắng gió,nghe những câu chuyện kể và chứng kiến vẻ bình thản của những chiến binh,em thật sự thấy rất cảm động xen lẫn cả niềm tự hào,biết ơn sâu sắc…Trong dòng cảm xúc khó tả,ấy em lại được vinh dự thay mặt các bạn phát biểu những suy nghĩ tình cảm của mình:“Kính thưa các bác ,các chú ,chúng cháu may mắn được sinh ra và lớn lên trong một dân tộc anh hùng.Chúng cháu biết để có được cuộc sống hòa bình hôm nay,dân tộc Việt Nam đã phải đánh đổi rất nhiều,bằng cả nước mắt và máu xương của bao người đã hy sinh cho Tổ quốc.Để thể hiện lòng biết ơn của thế hệ mình đối với cha anh,chúng cháu hứa sẽ nỗ lực học tập,rèn luyện,tu dưỡng để trở thành những công dân có ích,góp phần nhỏ bé của mình xây dựng đất nước.Có như vậy mới xứng đáng với truyền thống cao quí cuả dân tộc,xứng đáng với sự hy sinh của bao thế hệ cha anh.”Em ngồi xuống mà thấy tay mình vẫn còn run,trái tim lâng lâng một cảm xúc bay bổng lạ kì .
Ánh nắng đã nhạt dần,chúng em chia tay với các bác,các chú trong lưu luyến.Buổi gặp gỡ đã khơi dậy những ước mơ trong em,tăng thêm lòng quyết tâm và niềm tin của em vào một tương lai tươi sáng .

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
2
Đ.Chính
04/12/2018 20:50:09

Tôi vẫn còn nhớ, từ ngày đầu tiên đến trường tôi đã được ba mẹ dạy rằng "Nhà trường, lớp học là mái nhà thứ hai và tất cả những thành viên trong lớp học đều là người trong gia đình" câu nói này đã ghi sâu vào tiềm thức của tôi. Cho đến bây giờ, khi tôi đang học năm cuối cấp hai. Trong ngăn kí ức của tôi, chắc chắn tôi sẽ quên đi nhiều thứ, nhưng tôi sẽ không bao giờ quên được một lần tôi trót xem nhật kí của Nga. Nga là cô bạn thân của tôi từ hồi còn bé nên tôi rất hiểu tính Nga. Vừa dễ mến vừa khoan dung, độ lượng lại còn rất được lòng các bạn trong lớp.

Trong một buổi sáng chủ nhật đẹp trời,tung tăng trên vỉa hè vừa đi vừa hát trên tay cầm mấy quyển sách mà tôi mới vừa mua định mang sang cho Nga cùng đọc vì sở dĩ hai đứa có cùng sở thích. Như thường lệ tôi biết chắc hôm nay ba mẹ Nga không có nhà nên vừa bước vào cổng,tôi vừa cười vừa nhìn quanh vừa kêu to:

- Lép ơi! Mình đến rồi!

Lép là cái biệt danh thân quen mà tôi vẫn gọi Nga thường ngày. Từ sau nhà, tiếng dép lạch cạch cung với giọng nói của Nga vang lên:

- Ừ! Tớ đây! Vào nhà đi chờ tớ một lát, đang rửa bát!

Tôi chạy ào lại phòng Nga, nằm dài trên chiếc giường đầy gấu bông của bạn ấy. Đưa mắt nhìn quanh một lượt tôi bật dậy, lại góc học tập của Nga. Là bạn rất thân nên chúng tôi thích đọc sách như nhau, nhất là truyện tranh. Kệ sách của Nga đủ các loại đến nỗi đầy kín cả.Tôi đang lựa cho mình một quyển sách ưng ý nhưng sao quanh đi quẩn lại tìm chẳng thấy. Đang loay hoay thì tôi thấy một khe hở nhỏ cạnh kệ sách, vốn dĩ bản tính hay tò mò nên tôi bèn thò tay vào lấy ra xem thử. Thì rút ra được một cuốn sổ. Lúc này mắt tôi bỗng sáng bừng lên khi thấy một cuốn sổ được trang trí rất đẹp mắt, xinh xắn và trông thật dễ thương. Trên mặt cuốn sổ còn được ghi dòng chữ "Những dòng tâm sự của tôi". Ôi không đây là nhật kí của Nga. Tôi nghĩ thầm và định để vào chỗ cũ, nhưng sao lại cứ ngập ngừng, tôi... hình như tôi muốn biết thêm về Nga... Tôi muốn biết xem Nga ghi những gì? Tôi không kiềm chế được đôi tay mình và đã mở nó ra. Tôi biết hành động như thế này là đã xâm phạm đời tư cá nhân của Nga nhưng sao tôi lại không kìm được đôi mắt mình, không kìm được sự tò mò của bản thân. "Trời ơi! Lẽ nào cuộc sống của Nga là như vậy?". Bỗng tôi giật bắn mình, Nga đang đứng ngay trước mặt tôi, Nga hét lên:

- Bạn... bạn thật là quá đáng!

Thời gian ngay lúc này đây trong tưởng tượng của tôi cứ như nó đang tạm ngừng... ngừng lại để đếm từng nhịp tim, hơi thở của cả hai. Chợt đâu đó, một cơn gió thoáng qua nhè nhẹ từ khung cửa sổ kế bên làm tóc tôi bay, gió như đang muốn xoa dịu đi cái không khí căng thẳng lúc này. Mọi vật như cũng đã đứng yên, ngay lúc này tôi cảm nhận được nhịp đập trái tim của Nga... hình như... nó cũng đang giận dữ. Tay tôi run cầm cập,cuốn nhật kí như nặng hơn rơi bộp xuống đất vì đôi tay của tôi không còn một chút sức lực nào nữa, tôi đứng trân trân, bất động, không nói được lời nào. Ánh mắt Nga lúc này sáng bừng lên nhìn thoáng qua có thể cảm nhận biết đó là một ánh mắt tức giận... nhưng... tôi nhìn kĩ và thấy được ẩn chứa bên trong là sự yếu đuối. Ánh mắt như đang muốn khóc... Nó cứ rưng rưng.. làm lòng tôi thêm nặng trĩu. Lúc đó, nét mặt Nga đỏ bừng lên, như đang ngại ngùng điều gì đó... Chắc tôi sẽ không bao giờ quên được ánh mắt rưng rưng, đôi môi run lẩy bẩy đầy tức giận của Nga lúc đấy. Tôi vụt chạy đi như thể để trốn tránh ánh mắt ấy, mà lòng nặng trĩu... Tôi có cảm giác như đường về hôm nay xa hơn. Cứ chạy mãi... chạy mãi mà chân tay cứ mỗi lúc một nặng hơn...

Từ lúc quen nhau đến giờ, tôi và Nga đã cùng nhau trải qua bao nhiêu là chuyện vui buồn nhưng...đó là lần đầu tiên tôi thấy Nga giận dữ với tôi như vậy. Tôi chạy, chạy như có ai đó đang đuổi theo mình-là ánh mắt ấy. Tôi muốn khóc quá. Tôi rất sợ, sợ sự giận dữ mà Nga đã ném cho tôi, sợ cả chính việc mà mình vừa làm. Về đến nhà,tôi đóng sập cửa phòng mình lại, thở hổn hển như một kẻ ăn trộm vừa bị rượt bắt, bần thần ngồi xuống ghế, tôi tự trách mình tại sao lại làm như vậy? Tại sao tôi lại không thể chiến thắng nổi sự tò mò của chính mình?...Tại sao?...Tôi buồn bực quăng cả chồng sách xuống đất, vậy là tiêu tan ý định khai trương mấy quyển sách mới. Sự xấu hổ và hối hận làm tôi day dứt không yên.

Tối hôm đó, tôi nằm trên giường mà lòng cứ day dứt mãi, trằn trọc không thể nào chợp mắt được. Tôi thầm ước... ước gì chuyện đó chưa bao giờ xảy ra và ngày mai tôi lại có thể cùng Nga vui vẻ đến lớp. Tôi suy nghĩ miên man, nhớ lại những trang nhật kí viết trong nước mắt của lép tôi buồn. Làm sao có thể tưởng tượng được rằng gia đình Lép không hề hạnh phúc, suốt ngày Lép phải nghe những trân cãi vã của bố mẹ mình. Tôi không tin vào những gì mình đã đọc, càng nghĩ tôi lại càng thấy thương Lép hơn. Lúc này, trong đầu tôi tưởng tượng ra hình bóng của Lép cô đơn và buồn bã trong căn nhà lớn. Vậy mà lâu nay tôi cứ tưởng mình hiểu về Lép rõ lắm. Tôi muốn chia sẻ cùng Lép, muốn an ủi và làm hòa với Nga. Giờ tôi mới hiểu, mới biết Lép đúng là một cô bé cá tính, tự tin và đầy nghị lực sống. Mọi ngày qua lại với Lép thường xuyên nhưng chính sự tự tin, bản lĩnh và nghị lực của Lép đã lấp đi những nỗi buồn của Lép đến nỗi chính tôi cũng không thể nào nhận ra. Nhưng tôi lo Nga vẫn trách móc, vẫn giận tôi và Nga sẽ chẳng bao giờ nói với tôi một lời nào cả bởi tôi đã vô tình xen vào bí mật đau buồn mà Nga hằng cất giữ trong sâu thẳm trái tim mình lâu nay không hề chia sẻ tâm sự với ai. Cứ thế, suốt cả một đêm, tôi không sao thoát khỏi sự ăn năn, day dứt...

Sáng hôm sau, tôi quyết định sẽ nói lời xin lỗi với Nga. Tôi đi học sớm hơn thường ngày, đứng chờ Nga dưới gốc cây đầu đường nơi mà chúng tôi vẫn thường hẹn nhau cùng đi học. Vừa đứng ngóng về phía Nga tôi vừa tự nhủ lòng lấy hết can đảm để giải thích cho Nga hiểu. Nga đang từ từ rảo bước đến gần tôi, đứng đối diện với tôi nét mặt Nga khác hẳn mọi ngày, im lặng, nghiêm khắc nhìn tôi rồi bước đi tiếp không một lời chào hỏi. Tôi bồn chồn,quay lưng lại, chưa biết nên làm gì. Chạy thất nhanh về phía Nga, tôi nắm lấy tay Nga nhìn thẳng vào mặt cậu ấy nói khẽ:

- Lép ơi! Cho mình xin lỗi nha! Mình... không cố ý làm vậy đâu mà.

Nga nhìn tôi với nét mặt buồn, nói nhỏ:

- Những gì cậu đã đọc, đừng nói với ai nha! Giữ bí mật giúp mình.

Tôi cười khì:

- Được mà.

Rồi Nga cười, tôi biết lúc đó Nga đã tha lỗi cho tôi. Mọi nỗi buồn lúc đầu tan biến đi đâu mất. Tôi và Nga vẫn nói cười vui vẻ như ngày nào.

Trông kìa! Những chú chim bay lượn trước mắt chúng tôi như đang múa hát ríu ron,nắng dường như cũng ấm áp hơn ban đầu để sưởi ấm chúng tôi hay đang sưởi ấm tình bạn thân thiết này. Giờ thì như đang chọc ghẹo mấy chị hoa cỏ dại bên đường,cứ thổi mãi... thổi mãi. Tất cả.. tất cả như đang chúc mừng,vui vẻ vì tôi và Nga đã thân mật như xưa.

Vừa nói cười vui vẻ với Nga tôi vừa thầm nghĩ về những điều mà tôi đã lén đọc được trong quyển nhật kí của Nga. Như thể nhắc với tôi rằng tôi chưa bao giờ hiểu được người bạn thân,những biểu hiện bên ngoài không thể nói lên được phẩm chất bên trong của một con người. Tôi tự nhủ với bản thân mình rằng từ nay nên quan tâm, chia sẻ, tâm sự với Nga nhiều hơn để phần nào vơi đi được nỗi cô đơn, tủi thân của Nga.

Tuy đó là một lần sai phạm nhưng cũng từ đó tôi mới rút ra được một bài học đáng quý,đáng nhớ cho bản thân mình: "Không nên xâm phạm đời tư cá nhân của người khác, ai cũng có những bí mật cần phải giấu kín, không thể chia sẻ với người khác.

Trong cuộc sống không có ai là không một lần mắc sai lầm. Với một phút nông nổi, hiếu kì của cái tuổi 14 mà tôi đã làm người bạn mà tôi yêu quý nhất phải buồn chỉ vì một quyển nhật kí.

Mùa hè - mùa của tuổi học trò bắt đầu bằng tiếng vĩ cầm của các nhạc công ve. Cây phượng nở hoa đỏ rực như một cây nấm khổng lồ. Tôi chạy sang nhà Ngọc đứa bạn thân từ hồi còn bé tí tẹo để gọi nó cùng đi chơi. Vừa bước vào cổng tôi gọi to.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư