Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
- Người thắng thường hiểu rằng mọi thứ đều có cái giá của nó.
Kẻ thua thì muốn thứ gì đó miễn phí.
- Người chiến thắng nhìn vào những người hơn mình và tin rằng “Nếu người khác có thể làm điều đó thì tôi cũng có thể”.
Kẻ thua thì có cảm giác người khác luôn có nhiều hơn và họ được quyền hưởng một ít trong đó.
- Người chiến thắng hiểu rằng, mình có thể học được những thứ gì cần thiết để đạt tới những gì mình khao khát. Họ không lo lắng về những gì người khác nghĩ về mình; chấp nhận sự chỉ trích như một phần của cuộc sống.
Kẻ thua luôn suy nghĩ tiêu cực về bản thân, họ cho rằng mình có quyền chỉ trích những người có thứ mình không có. Họ luôn bận tâm về cái tôi và suy nghĩ của người khác về mình.
- Người chiến thắng biết khi nào cần hành động và khi nào cần buông tay để tăng cường kiến thức về điều họ muốn làm; sẵn sàng trả giá để đạt được nó.
Kẻ thua không thể có những gì họ muốn vì sự dốt nát, thiếu tự trọng, không nhiệt tình, họ buông tay vì sợ hãi, họ không sẵn sàng trả giá cho thành công.
2. Người thắng nhận trách nhiệm, kẻ thua đóng vai nạn nhân
- Người chiến thắng là người có trách nhiệm, nghĩa là bạn làm mọi việc tốt nhất có thể và tin vào kết quả tốt sẽ đến.
Người thua lúc nào cũng ở trạng thái “chuyện gì đến sẽ đến”, thiếu ý thức kiểm soát, có cảm giác lo lắng, sợ hãi.
- Người chiến thắng tin tưởng vào ý tưởng của người khác, họ cần những người đồng hành và làm việc theo tinh thần đồng đội.
Kẻ thua thì ngược lại, luôn để nỗi sợ hãi biến thành sự nghi ngờ, chia rẽ.
- Người chiến thắng luôn lựa chọn quyết định của mình, hoàn cảnh không quyết định lựa chọn của họ.
Người thua luôn nghĩ rằng, những lựa chọn của mình phụ thuộc vào hoàn cảnh, và hoàn cảnh là lỗi của ai đó và để mình vào vai nạn nhân.
- Người chiến thắng khi đối đầu với thất vọng thì khích lệ bản thân và tiếp tục tiến tới.
Người thua thì trái lại, khi đối đầu với thất vọng, họ đỗ lỗi, than phiền, chán nản, phiền muộn.
Vậy, hãy chiến thắng từ trong suy nghĩ của bạn, lựa chọn những suy nghĩ tích cực, đưa ra những quyết định tỉnh táo, chịu trách nhiệm về những quyết định đó. Đừng để người khác kiểm soát suy nghĩ của bạn thay bạn. Chỉ có thành công trong việc kiểm soát suy nghĩ của bản thân, bạn mới có thể thay đổi kết quả.
3. Người thắng tìm đường đi, kẻ thua tìm lời bao biện
- Người chiến thắng khi đối mặt với khó khăn vẫn có sự tự tin cần thiết để kiên trì học hỏi thêm những điều mới mẻ, họ tin rằng vẫn tồn tại một con đường nào đó.
Kẻ thua khi đối mặt với khó khăn thì tìm cho mình những lời bao biện, cho rằng vì mọi chuyện trở nên khó khăn, nên họ không thể thành công.
- Người chiến thắng không đánh giá hành động mà chỉ tập trung vào kết quả. Nếu kết quả không mong muốn, họ có tầm nhìn và niềm tin để xác định xem mình muốn trở thành người như thế nào, để tìm ra cách phát triển những gì mình muốn làm, muốn có.
Kẻ thua chỉ nhìn vào hành động của mình, nếu chiến lược sai, họ tìm lời bao biện, vì họ không có tầm nhìn cho việc mình muốn trở thành người như thế nào, và tầm nhìn của họ bị lấp đầy bởi tầm nhìn của người khác.
4. Người thắng cuộc biết cách kiểm soát cảm xúc, suy nghĩ của họ
Những người thành công trong cuộc sống luôn có cái nhìn tích cực với mọi vấn đề.
Bên cạnh đó trước những tình huống khó khăn hay căng thẳng, người thành công có khả năng nhìn vấn đề từ nhiều khía cạnh và bình tĩnh tìm ra giải pháp. Đó là những người có khả năng ra quyết định tuyệt vời và biết khi nào thì nên tin tưởng vào trực giác của mình. Tuy có nhiều điểm mạnh nhưng họ cũng rất biết cách lắng nghe, tiếp nhận phê bình và dùng nó để hoàn thiện bản thân. Những người như vâỵcó chỉ số trí tuệ cảm xúc (EI) cao. Họ hiểu rõ bản thân và có khả năng hiểu được cảm xúc của người khác.
Bên cạnh đó người thắng cuộc họ biết tha thứ cho người khác còn kẻ thất bại luôn mang trong mình một nỗi ác cảm
5. Người thắng cuộc luôn muốn người khác cũng thành công
Những người đạt được thành công không bao giờ giữ kiến thức bản thân tích góp được làm của riêng mà luôn chia sẻ với người khác bởi họ nghĩ rằng nếu có nhiều người thành công, thế giới sẽ tốt đẹp hơn. Chính vì vậy họ tình nguyện giúp đỡ những người kém may mắn, khát khao dành tặng kiến thức, kỹ năng của mình. Sự nhiệt tình, hăng hái xuất phát từ trái tim trở thành nguồn sức mạnh giúp họ tiếp tục vượt qua khó khăn và phát triển.
Hay nói cách khác người thành công luôn muốn người khác cũng thành công còn người thất bại luôn muốn người khác thất bại.
6. Người thắng nghe nhiều hơn nói – Kẻ thua nói nhiều hơn nghe
Kỹ năng giao tiếp tuyệt vời nhất là lắng nghe. Lắng nghe để phản hồi, để hiểu hơn, học được nhiều hơn, giao tiếp tốt hơn và câu chuyện sẽ đạt kết quả sâu sắc hơn.
- Người chiến thắng học cách lắng nghe và rèn luyện thành thạo kỹ năng này.
Kẻ thua thì nói không ngừng, họ không để ý xem đã cắt lời người khác bao nhiêu lần, thậm chí, họ thường độc thoại chứ không phải đối thoại.
- Người thắng lắng nghe để cảm thông.
Kẻ thua lắng nghe để phán xét.
Nói ít, lắng nghe nhiều, những kinh nghiệm mới sẽ nảy sinh từ đó, bạn sẽ nghe được cảm xúc của con tim mình và sẽ tăng thêm sự bình yên, giảm bớt căng thẳng.
7. Kẻ thắng ưa hành trình – Người thua thích đến đích
- Cuộc sống là những cuộc hành trình nối tiếp nhau. Người thắng tận hưởng niềm hạnh phúc khi đến đích trong những chặng đường đó. Họ vui sống cho hiện tại và tiếp tục tiến bước, chính nhờ những niềm vui đó họ vượt qua sự thối chí, nản lòng.
Người thua không có năng lượng góp nhặt từ những niềm vui tuôn chảy trên suốt hành trình dài của mình. Họ cứ chăm chắm vào đích đến của tương lai, nên niềm tin hiện tại của họ yếu ớt, đó là thủ phạm của sự dễ dàng nản lòng và bỏ cuộc.
- Cuộc sống vừa tươi đẹp mà cũng vừa khó khăn, người chiến thắng chấp nhận và đương đầu với sự thật đó. Họ cố gắng học hỏi và phát triển chính mình, họ tiếp tục gieo lòng biết ơn và luôn tập trung vào điều tốt đẹp. Chính những khó khăn đã giúp họ mạnh mẽ hơn.
Người thua thường than phiền về cuộc sống khó khăn thay vì biết ơn, họ đưa ra những bao biện và kháng cự lại thay vì phát triển. Họ tập trung vào những điều tồi tệ thay vì tìm kiếm những điều tươi đẹp nên cuộc sống lại càng khó khăn hơn nữa.
8. Người thắng xây dựng tình bạn – Kẻ thua phá hoại tình bạn
- Bạn bè quý hơn cả tiền bạc. Người chiến thắng có khả năng xây dựng những tình bạn sâu đậm. Họ tôn trọng những nhận thức và quan điểm riêng của bạn mình. Họ biết rõ sự chân thành, khiêm tốn, vị tha là bí mật của tình bạn.
Kẻ thua thường cho rằng cái nhìn của họ là duy nhất, họ khăng khăng cho mình đúng. Họ không sẵn lòng cân nhắc một góc nhìn khác vì sự kiêu ngạo. Cái tôi bắt nguồn tự sự kiêu ngạo sẽ hủy hoại tình bạn của họ.
- Người chiến thắng hiểu rằng tình bạn chính là sự phụ thuộc lẫn nhau, là nơi phép màu xuất hiện, cho phép điều tuyệt vời diễn ra. Họ quan tâm và hòa nhập với những người bạn của mình, họ muốn cái tốt nhất cho tất cả.
Kẻ thua không biết đến sự phụ thuộc kỳ diệu này, họ chỉ muốn những thứ tốt nhất cho bản thân mình, họ luôn tranh cãi về những vấn đề nhỏ nhặt nên họ thường cô độc và chỉ sống riêng cho mình.
9. Người thắng nghĩ lớn – Kẻ thua nông cạn
- Người thắng hình thành thói quen nghĩ lớn. Nghĩ lớn chính là trái ngọt của niềm tin, giúp họ theo đuổi những ước mơ sâu thẳm của mình và tạo ra sự hứng khởi và niềm vui.
Kẻ thua có những suy nghĩ nông cạn vì những nỗi sợ hãi và căng thẳng. Họ nghĩ rằng những điều không tốt sẽ xảy ra, họ sống trong nỗi lo sợ và phớt lờ những giấc mơ đã có.
- Người chiến thắng sẽ tự hỏi “Tôi có thể làm như thế nào?”, và họ học cách làm. Họ tự tin và theo đuổi những mục tiêu của mình bằng đam mê.
Kẻ thua thì tự hỏi “Tôi có thể làm không?”. Vì có nỗi sợ hãi thường trực nên họ không thể. Họ chọn cách rút lui về cuộc sống bé nhỏ của mình.
- Người chiến thắng luôn kiểm soát được suy nghĩ của bản thân, họ học cách đặt ra những câu hỏi lớn hơn, không ngừng ngại mở rộng những niềm tin xưa cũ và lựa chọn những niềm tin mới cho mình.
Kẻ thua tiếp tục suy nghĩ nông cạn vì họ giữ nguyên những niềm tin cũ một cách cứng nhắc.
10. Người thắng suy nghĩ tập trung – Kẻ thua suy nghĩ tản mát
Có hai lý do dẫn đến cảm giác căng thẳng, quá sức: sự phàn nàn và lối suy nghĩ tản mát.
- Người chiến thắng học được cách tập trung vào những mục tiêu ưu tiên, tâm trí họ trở nên vững vàng, đem lại sức mạnh, khơi nguồn sự sáng tạo.
Kẻ thua hay phàn nàn, suy nghĩ tản mát, tâm trí sẽ yếu ớt, hoạt động uể oải dần.
- Người chiến thắng đơn giản hóa cuộc sống bằng cách chia nhỏ từng hạng mục. Không ai có thể làm tất cả mọi thứ, nhưng chúng ta có thể làm những gì cần phải làm. Tập trung sự chú ý ở hiện tại. Sự tập trung quyết định cảm giác, cảm giác quyết định hành động và hành động tạo ra kết quả.
Kẻ thua phức tạp hóa cuộc sống bằng cách suy nghĩ về tất cả mọi thứ. Họ phung phí tâm trí mình vào tiếc nuối quá khứ, sợ hãi tương lai, họ sẽ rơi vào trạng thái thụ động.
11. Người thắng suy nghĩ tích cực – Kẻ thua sống tiêu cực
- Người chiến thắng học được cách tìm và tìm thấy những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Kẻ thua tìm và chỉ tìm thấy những khía cạnh tiêu cực mà thôi.
- Người chiến thắng tìm thấy cơ hội trong mọi khó khăn và họ nỗ lực tìm kiếm nó.
Người thua thấy khó khăn trong mọi cơ hội vì đó là thứ họ đang tìm kiếm.
- Người chiến thắng luôn có những góc nhìn khác nhau cho cùng một sự kiện hay hoàn cảnh và có thể kiểm soát, chủ động thay đổi những góc nhìn họ muốn, có nghĩa là, họ có thể học cách bay và nhìn từ trên xuống.
Người thua cố chấp, chỉ giữ lấy một góc nhìn của bản thân. Họ cam chịu nằm dưới hoàn cảnh và bị hoàn cảnh chèn ép.
- Người thắng kiên định với những giá trị cao đẹp nhưng bỏ qua những điều nhỏ nhặt.
Kẻ thua cứng rắn với những điều kiện nhỏ nhặt nhưng bỏ qua những giá trị cao đẹp.Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |