Câu 1: Bằng những kiến thức đã học, chứng minh sau chiến tranh thế giới thứ hai Mĩ vươn lên trở thành nước giàu mạnh nhất trong thế giới tư bản ?
- Trong những năm 1945 đến năm 1950:
+ Sản lượng công nghiệp của Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp của toàn thế giới (56,47%)
+ Nắm 3/4 trữ lượng vàng của thế giới (24,6 tỷ USD) là chủ nợ duy nhất trên thế giới
+ Về quân sự: Mĩ có lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới tư bản, độc quyền về vũ khí nguyên tử.
+ Sản lượng nông nghiệp tăng nhanh (gấp hai lần sản lượng của Tây Đức, Anh, Pháp, Nhật, Ý cộng lại.)
=> Mỹ là trung tâm kinh tế, tài chính số 1 của thế giới.
Câu 2: Phân tích nguyên nhân sự phát triển “thần kỳ” của kinh tế Nhật Bản. Trong những nguyên nhân trên nguyên nhân nào là quan trọng nhất? Giải thích vì sao?
a. Nguyên nhân phát triển :
+ Khách quan
• Sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới
• Những thành tựu của cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại
+ Chủ quan
• Truyền thống văn hóa giáo dục của Nhật Bản sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc của dân tộc
• Hệ thống tổ chức quản lý có hiệu quả của các xí nghiệp công ty
• Vai trò điều tiết và đề ra các Chiến lược phát triển nắm bắt thời cơ của chính phủ Nhật Bản
• Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, đề cao kỉ luật và coi trọng tiết kiệm
b. Nguyên nhân quan trọng nhất là: Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, ý chí vươn lên, cần cù lao động, đề cao tính kỉ luật và áp dụng thành tựu của cách mạng KHKT hiện đại vào sản xuất.
Vì : Con người được đào tạo chu đáo, tay nghề cao, có nhiều khả năng sáng tạo… Đây là nhân tố hàng đầu của sự phát triển kinh tế. Giúp các nước phát triển nhận rõ vai trò của cách mạng khoa học – kĩ thuật trong việc xây dựng nền kinh tế của mình .
Câu 3: Vì sao các nước Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau?
- Các nước Tây Âu có chung nền văn minh, kinh tế không cách biệt nhau có mối quan hệ mật thiết với nhau. Sự hợp tác phát triển là hết sức cần thiết nhằm mở rộng thị trường và giúp các nước tin cậy nhau hơn.
- Muốn thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mỹ và cạnh tranh với các nước ngoài khu vực.
Câu 4: Tại sao nói “ hòa bình, ổn định và hợp tác pháp triển kinh tế” là xu thế chung của thế giới ngày nay? Nhiệm vụ to lớn nhất hiện nay của nhân dân ta là gì? Là học sinh em có nghĩa vụ gì đối với quê hương đất nước trong giai đoạn hiện nay?
a. Tại sao nói “hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển kinh tế” là xu thế chung của thế giới.
- Vì hòa bình, chính là tình trạng không có chiến tranh, tạo cơ sở ổn định cho mọi người sinh sống và tập trung sản xuất, phát triển kinh tế.
- Dưới sự tác động của khoa học – kĩ thuật làm cho kinh tế thế giới phát triển mạnh mẽ, đồng thời để phát huy lợi thế và thế mạnh của mỗi quốc gia nên giữa các nước cần phải hợp tác quốc tế thống nhất và mở rộng thị trường vì thế xu hướng hợp tác phát triển kinh tế đã trở thành xu thế chung của thế giới ngày nay.
b. Nhiệm vụ to lớn nhất của nhân dân ta là gì:
- Bảo vệ hoà bình, an ninh quốc gia, tham gia bảo vệ hòa bình thế giới.
- Tập trung sức lực vào việc triển khai lực lượng sản xuất, làm ra nhiều của cải vật chất để chiến thắng nghèo nàn và lạc hậu, đem lại ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân và để hội nhập….
c. Là học sinh Em có nghĩa vụ gì đối với quê hương đất nước trong giai đoạn hiện nay.
Học tập thật tốt để góp phần vào công cuộc xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp .........
Câu 5: Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật sau chiến tranh thế giới thứ hai đã và đang tác động như thế nào đối với sự phát triển của xã hội loài người? Em hãy đề xuất một số biện pháp để hạn chế những tác động tiêu cực đó?
a. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật sau chiến tranh thế giới thứ hai đã và đang tác động như thế nào đối với sự phát triển của xã hội loài người:
- Tích cực
+ Nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người .
+ Thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động trong nông nghiệp công nghiệp và
dịch vụ,
- Tiêu cực
Chế tạo các loại vũ khí và các phương tiện quân sự có sức tàn phá và hủy diệt sự sống, nạn ô nhiễm môi trường, nhiễm phóng xạ nguyên tử, những tai nạn lao động và giao thông, các loại dịch bệnh mới…
c. Em hãy đề xuất một số biện pháp để hạn chế những tác động tiêu cực đó .
- Các cơ sở sản xuất: cần đảm bảo các tiêu chuẩn về nước thải, khí thải trước khi xả ra môi trường...; Các hộ trồng trọt: sử dụng an toàn các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học tránh lạm dụng...;
- Mở mang đường xá, tích cực tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành luật giao thông cho nhân dân địa phương;...
Có thể viết thêm ý sau ( nếu có thời gian).Trả lời như nội dung trên là được.
• Luôn có ý thức bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp trong sản xuất lẫn đời sống hàng ngày
• Phát minh và sử dụng các loại năng lượng sạch (nắng, gió,..) hạn chế và cắt giảm các năng lượng gây ô nhiễm môi trường
• Cấm sản xuất các loại vũ khí hạt nhân vũ khí có khả năng hủy diệt lớn...
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ vươn lên trở thành nước giàu mạnh
nhất trong thế giới tư bản, là trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất của thế giới.
+ Trong những năm 1945 – 1950, sản lượng công nghiệp của Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới ( 56,47 % - 1948).
+ Sản lượng nông nghiệp gấp 2 lần sản lượng nông nghiệp của năm nước tư bản lớn Anh, Pháp, Tây Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản cộng lại.
+ Nắm trong tay ¾ trữ lượng vàng của thế giới, là chủ nợ duy nhất trên thế giới.
+ Về quân sự: Mĩ có lực lượng mạnh nhất trong thế giới tư bản và độc quyền vũ khí hạt nhân.
- Nguyên nhân:
+ Mĩ có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, trình độ kĩ thuật cao, năng động sáng tạo.
+ Mĩ lợi dụng chiến tranh để làm giàu, thu được 114 tỉ USD nhờ buôn bán vũ khí. Mĩ ở xa chiến trường, được hai đại dương che chở, không bị chiến
tranh tàn phá.
+ Mĩ tiến hành cách mạng KHKT sớm và thu được nhiều thành tựu
Quan hệ ngoại giao Mĩ - Việt nam sau năm 1975 đến nay có sự thay đổi:
-Giai đoạn sau 1975 Mĩ thực hiện cấm vận Việt Nam, ngăn cản các hoạt động giúp đỡ của quốc tế đối với Việt Nam.
- Năm 1994 Mĩ tuyên bố xóa bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam.
- Tháng 7/1995 Mĩ tuyên bố chính thức bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
- Tháng 7/2000 Việt Nam và Mĩ kí hiệp định thương mại song phương. Giá trị thương mại hai chiều ngày càng tăng…
- Mĩ thường xuyên viện trợ nhân đạo, hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu
quả chiến tranh, ủng hộ Việt Nam đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển
đảo. Việt Nam tích cực giúp Mĩ tìm kiếm thân nhân, hài cốt binh sĩ Mĩ….