Bằng phương pháp hoá học, hãy trình bày cách phân biệt các chất sau đựng trong các bình riêng bị mất nhãn: a) Hidro, Oxi, CO, Nito. b) Na, Na2O, MgO, Mg. c) Na2O, CaCaO và P2O5
Bài 1: Bằng phương pháp hoá học, hãy trình bày cách phân biệt các chất sau đựng trong các bình riêng bị mất nhãn:
a. Hidro, Oxi, CO, Nito
b. Na, Na2O, MgO, Mg
c. Na2O, CaCaO và P2O5
d. dd HCl, dd NaOH, dd NaCl, H2O
Bài 2: Cho 1,35g Al tan hoàn toàn vào cốc đựng dung dịch HHCl. Toàn bộ khí H2 sinh ra được dẫn vào một ống đựng 7,2g oxit sắt (II) FeO nung nóng. Sau khi phản ứng kết thúc thu dược a(g) chất rắn
a. Tính khối lượng HCl đã dùng.
b. Tính thể tích Hidro thu được ở đktc
c. Tính a
Bài 3: Hỗn hợp X gồm Fe và Al. Biết trong X, Fe chiếm 50,91% khối lượng của hỗn hợp
a. Tính khối lượng mỗi chất có trong 11g hỗn hợp X
b. Hoà tan hoàn toàn 5,5g hỗn hợp X trong dung dịch HCl dư, tính thể tích khí thoát ra ở đktc
Bài 4: Hỗn hợp A gồm CuO và sắt (III) oxit Fe2O3, trong đó CuO chiếm 50% khối lượng
a. Tính khối lượng mỗi chất có trong 64g A
b. Để khử hoàn toàn 48g hỗn hợp A cần vừa đủ V1 lít khí Hidro (đktc), sau phản ứng thu được chất rắn B. Tính V1? Tính khối lượng chất rắn B
c. Cho B tác dụng với dung dịch chứa 19,6g H2SO4, sau phản ứng thu được V2 lít khí (đktc). Tính V2
Bài 5: Hoà tan hoàn toàn 10,4g hỗn hợp A gồm Mg và Fe bằng dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được V lít khí (đktc) và dung dịch chứa a gam muối khan. Biết Fe chiếm 53,847% về khối lượng trong hỗn hợp A.
a. Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A
b. Tính giá trị của V và a
c. Dẫn toàn bộ lượng Hidro sinh ra đi qua 24g sắt (III) oxit Fe2O3 nung nóng, sau phản ứng thu được b gam chất rắn. Tính b
Bài 6: Dẫn khí Hidro (đktc) đi qua 20 gam hỗn hợp X gồm sắt (III) oxit Fe2O3 và CuO nung nóng. Biết trong X, tỉ lệ khối lượng Fe2O3 và CuO là 3:2
a. Tính khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp A
b. Tính thể tích khí Hidro cần dùng và khối lượng chất rắn thu được sau khi phản ứng kết thúc
Bài 7: Để hoà tan hoàn toàn 13g kim loại R (R có hoá trị II trong hợp chất) sau phản ứng thu được dung dịch chứa 27,2g muối khan và khí A
a. Tính thể tích khí A (đktc)
b. Xác định kim loại R
Bài 8: Hoà tan hoàn toàn 2,29g hỗn hợp A gồm Na và Ba vào lượng dư nước, sau phản ứng thu được dung dịch B và 672ml khí Hidro (đktc)
a. Viết PTHH
b. Tính thành phần phần trăm về khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A?
c. Tính khối lượng chất rắn thu được khi cô cạn dung dịch B?
Bài 9: Hoà tan hoàn toàn 9,4g một oxit kim loại M (M có hoá trị n không đổi) trong nước, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 11,2g chất rắn. Tìm công thức của oxit kim loại trên?
Bài 10: Để hoà tan hoàn toàn 6,75g kim loại R (R có hoá trị III) trong hợp chất bằng dung dịch HCl 14,6% sau phản ứng thu được dung dịch A và 6,72 lít khí Hidro (đktc)
a. Tính khối lượng dung dịch HCl tham gia phản ứng
b. Tính C% chất tan trong dung dịch A
c. Xác định kim loại R
Bài 11: Hoà tan hoàn toàn 4,6g một kim loại M (chưa biết hoá trị) vào lượng nước dư, sau phản ứng thu được dung dịch X và V lít khí Hidro (đktc). Cô cạn dung dịch X được 8g chất rắn khan.
a. TÍnh V
b. Xác định kim loại M
Bài 12: Dẫn một lượng khí Hidro đi qua ống đựng 7,04g một hỗn hợp gồm CuO và FexOy nung nóng. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 5,25g chất rắn. Lấy toán bộ chất rắn cho tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 1,344 lít khí Hidro ở đktc
a. Viết các PTHH xảy ra
b. Xác định công thức FexOy, biết tỷ lệ số mol của CuO và FexOy là 3:2
5 Xem trả lời
2.981