Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

21/12/2018 21:26:09

Biện pháp chống ô nhiễm không khí và ô nhiễm nguồn nước?

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
485
2
0
mỹ hoa
21/12/2018 21:31:09
biện pháp chống ô nhiễm không khí
  • Biện pháp kỹ thuật:
+ Thay thế các loại máy mọc, dây chuyền công nghệ lạc hậu, gây nhiều ô nhiễm bằng các dây chuyền công nghệ hiện đại, ít ô nhiễm hơn
+ Thay thế nhiên liệu đốt cháy từ than đá, dầu mazut bằng việc sử dụng điện để ngăn chặn ô nhiễm không khí bởi mồ hóng và SO2.
  • Biện pháp quy hoạch:
+ Giảm thiểu việc xây dựng các khu công nghiệp khu chế xuất trong thành phố, chỉ giữ lại các xí nghiệp phục vụ trực tiếp cho nhu cầu sinh hoạt của người dân.
+ Khuyến khích người dân đi lại bằng các phương tiện công cộng để giảm thiểu ùn tắc và phương tiện tham gia giao thông, qua đó làm giảm mật độ khói bụi và các chất thải do quá trình đốt cháy nhiên liệu xăng dầu trong không khí, nhất là vào giờ cao điểm.
+ Tạo ra các diện tích cây xanh rộng lớn trong thành phố, thiết lập các dải cây xanh nối liền các khu vực khác nhau của thành phố, nhất là các khu vực, tuyến phố có nhiều phương tiện qua lại và hay xảy ra tình trạng ùn tắc.
Biện pháp chống ô nhiễm nguồn nước
+ko vứt rác ra sông hồ
+nước thải sinh hoạt phải được xử lí trước khi thải ra sông ngòi
+các nhà máy công nghiệp phải xử lí nước thải trước khi thải ra sông ngòi
+ko làm ô nhiễm đất vì chất thải sễ ngấm vào nguồn nước ngầm
+ko thải qua nhiều co2 ra ko khí vì sẽ tạo ra mưa axit và ô nhiễm nước
+sử dụng năng lượng sạch
+tích cực bảo vệ môi trường

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Vân Cốc
21/12/2018 21:38:18
biện pháp chỗng ô nhiễm nguồn nước:
Chăn nuôi gia súc là 1 cách lãng phí và gây ô nhiễm tài nguyên nước.
Các nhà khoa học đã cho biết nước ngọt trên trái đất này là có hạn. Tổng số nước ngọt trên trái đất ước tính chỉ còn chưa đến một tỉ ki-lô-mét khối. Số nước đó được coi là đủ cho đến năm 1990 khi nhân loại có 3 tỉ người. Dự kiến đến năm 2025 nhân loại sẽ thêm 3 tỉ người nữa , thành 6 tỉ người thì nguồn nước lấy đâu cho đủ?
Trên thế giới không phải nước nào cũng may mắn đựơc trời cho đủ nước ngọt để dùng. Nước Singapore hoàn toàn không có nước ngọt, phải mua nước của Malaysia về chế biến. Một số nước ở Cận Đông cũng xảy ra tranh chấp về nguồn nước. Trong khi đó công nghiệp ngày càng phát triển thì lượng nước dùng trong côn nghiệp càng nhiều, nước thảicông nghiệp càng làm cho ao hồ, sông ngòi bị ô nhiễm, làm giảm lượng nước ăn, chăn nuôi và trồng trọt.
Đồng thời chất thải của vật nuôi vừa làm ô nhiểm nguồn nước, vừa làm gia tăng khí methane làm tăng hiệu ứng nhà kính. Trái Đất ấm dần do hiểm họa hâm nóng toàn cầu. Làm băng tan, làm khí hậu thay đổi thất thường, chỗ gây lũ lụt, chỗ gây hạn hát.
1
0
Bánh Bao Nhỏ
21/12/2018 21:44:10
Chống ô nhiễm nước:
- Hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải tuân thủ quy hoạch tài nguyên nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp làm suy giảm chức năng của nguồn nước, gây sụt, lún đất, ô nhiễm, nhiễm mặn nguồn nước phải có trách nhiệm khắc phục hậu quả. Trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
- Không xây dựng mới các bệnh viện, cơ sở y tế điều trị bệnh truyền nhiễm, nghĩa trang, bãi chôn lấp chất thải, cơ sở sản xuất hóa chất độc hại, cơ sở sản xuất, chế biến có nước thải nguy hại trong hành lang bảo vệ nguồn nước.
Đối với cơ sở đang hoạt động phải có biện pháp xử lý, kiểm soát, giám sát chặt chẽ chất lượng nước thải, chất thải trước khi thải ra đất, nguồn nước; Cơ sở đang hoạt động gây ô nhiễm nguồn nước phải có giải pháp khắc phục trong thời hạn do cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài nguyên nước có thẩm quyền quy định (nếu không khắc phục được thì bị đình chỉ hoạt động hoặc di dời theo quy định của pháp luật).
- Việc xây dựng các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư tập trung, khu du lịch, vui chơi, giải trí tập trung, tuyến giao thông đường thủy, đường bộ, công trình ngầm, công trình cấp, thoát nước, công trình khai thác khoáng sản, nhà máy điện, khu chứa nước thải và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, các công trình khác có nguy cơ gây ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước phải có phương án phòng chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước.
- Tổ chức, cá nhân khai thác mỏ hoặc xây dựng công trình, nếu tiến hành hoạt động bơm, hút nước, tháo khô dẫn đến hạ thấp mực nước dưới đất gây cạn kiệt nguồn nước thì phải dừng ngay việc bơm, hút nước và thực hiện các biện pháp hạn chế, khắc phục theo chỉ đạo của cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài nguyên nước có thẩm quyền. Nếu gây thiệt hại thì phải thực hiện bồi thường theo quy định của pháp luật.
- Ao, hồ chứa nước thải, khu chứa nước thải phải được chống thấm, chống tràn, bảo đảm không gây ô nhiễm nguồn nước.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×