Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ca dao có câu: "Bầu ơi thương lấy bí cùng, Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn". Hãy giải thích câu nói đó

9 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
14.997
113
30
Nguyễn Nhật Thúy ...
08/03/2018 20:44:33
Dân tộc Việt Nam là một dân tộc có truyền thống tương thân tương ái, luôn giúp đỡ nhau trong cuộc sống hàng ngày cả những khi khỏe mạnh đến khi đau ốm. Đó là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta gìn giữ qua hàng ngàn năm lịch sử. Chúng ta có thể tìm thấy nhiều câu ca dao tục ngữ viết về được các cụ truyền lại để tìm thấy được những lời khuyên hữu ích cho mình. Và một trong số những câu tục ngữ thể hiện rõ nét nhất chính là câu ca dao:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Qua câu tục ngữ trên ta có thể thấy rằng ông cha ta đã sử dụng những loại rau rất gần gũi với người Việt là “bầu” và “bí” để gửi gắm những lời khuyên sâu sắc đến thế hệ mai sau. Về nghĩa đen bầu với với bí đều là những loại thân leo thường được người nông dân trồng phổ biến ở những bờ ao, góc vườn, góc sân , do đặc tính cây là thân leo nên hai loại cây thường trồng người Việt trồng chung với nhau trên một giàn. Có lẽ vì vậy, hình ảnh bầu, bí gần gúi thân thiết bên những góc nhỏ trong nhà đã trở thành hình ảnh quen thuộc của người nông dân.
Cùng chung điều kiện sống, cùng chia nhau những khó khăn của thời tiết con người nên chăm sóc nên chẳng có cớ gì phải ganh ghét nhau. Hai loài cây tường như vô tri vô giác ấy mà lại quấn quýt yêu thương, khiến con người phải ngưỡi mộ. Bí không vì quả mình dài, mà ganh ghét tị nanh với bầu tròn mà cũng chẳng vì sắc hoa của bí vàng rực rỡ mà chê màu trắng của bầu xấu xí thua hơn.
Tại sao lại như vậy? Là bởi vì dù khác giống nhưng hai loại cây vẫn chung một họ, vẫn chung nhau vui buồn số phận với nhau. Nếu mưa thuận gió hòa thì cùng nhau chung hưởng, nếu khô hạn mưa dầm thì cùng nhau vượt qua giông bão.
Bằng việc sử dụng những hình ảnh gần gũi thân quen trong cuộc sống đời thường cha ông ta đã để lại cho thế hệ mai sau một lời khuyên giản dị nhưng vô cùng thiết tha. Là hãy yêu thương nhau, vì cũng là con cháu một dân tộc. Chúng ta có chung nhau một quê hương, một nguồn cội vinh nhục của những người khác cũng là vinh nhục của chính ta.
Điều đầu tiên dễ nhận thấy nhất chính là hãy yêu thương những người anh em ruột thịt họ hành thân thiết của chúng ta. Chúng ta có chung nhau ông bà, bố mẹ dù biết rằng mỗi người một tính không thể lúc nào cũng vui vẻ hòa hợp nhưng “Anh em như thể tay chân. Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần” . Vì vậy, đã là anh em trong gia đình là phải biết yêu thương nhau, che trở giúp đỡ nhau.
Không chỉ có anh em, họ hàng thân thiết mà còn có cả những người hàng xóm láng giếng. Họ chính là “bí” khác giống với “bầu” nhưng đã cùng nhau chung hoàn cảnh sống, là những người ngay sát cạnh ta để đỡ đần, cứu giúp ta những lúc nguy khốn. Chúng ta “tắt lửa tối đèn” có nhau vì vậy, phải đoàn kết, yêu thương nhau thì “giàn” của chúng ta mới vững mạnh và ngày càng phát triển. Vì vậy, để nói rõ hơn về tầm quan trọng của những người làng xóm tuy không chung dòng máu nhưng lại vô cùng thân thiết ông bà ta khuyên “Bán anh em xa, mua láng giềng gần” là vì thế.
Suy rộng ra của công ca dao trên có nghĩa là toàn thể dân tộc Việt Nam đều có chung một nguồn cội đó chính là con “con rồng, cháu tiên” . Chúng ta cùng nhau sống trên một lãnh thổ . Vì vậy, dù trên đất nước ta có 54 dân tộc nhưng đó là 54 danh tộc anh em, là người trong một nhà. Phải biết yêu thương, giúp đỡ nhau những lúc khó khăn: “nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng.”
Lịch sử dân tộc Việt Nam đã chứng minh rằng là trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ khi cả dân tộc ta nắm tay nhau quyết hi sinh tất cả để giành độc lập và bảo vệ non sông nước nhà chúng ta đã chiến thắng mọi thế lực hùng mạnh nhất. Ngày nay, chiến tranh đã lùi xa nhưng những mất mát do chiến tranh và thiên nhiên để lại vẫn luôn luôn cần được mọi người giúp đỡ. Thật vậy, khi cả dân tộc ta hướng về miền Trung, về miền núi hay hải đảo xa xôi thì có rất nhiều những mạnh thường quân, những con người đã không tiếc tiền bạc công sức của mình để chung tay cùng nhau vượt qua khó khăn
Và trong thời đại ngày nay, khi xã hội toàn cầu hóa chúng ta có thể hiểu nghĩa rộng hơn của câu ca dao trên là cũng là loài người sống trên trái đất chúng ta phải biết yêu thương nhau, chia sẻ với nhau để chiến tranh không còn và xã hội ngày càng phát triển. Câu ca dao là lời dạy ấm áp tình người, khuyên chúng ta biết bỏ đi cái vị kỷ cá nhân để mở rộng tấm lòng yêu thương.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
34
28
Nguyễn Thành Trương
08/03/2018 20:44:37
Bầu và bí là hai giống cây khác nhau nhưng thường được người nông dân trồng chung trên một rẻo đất ở bờ ao, góc vườn; thường leo chung một giàn tre. Vì thế bầu và bí trở nên thân thiết, gần gũi. Cùng chung một điều kiện sống, cùng chung một số phận, cho nên bầu và bí đừng vì lí do nào đó mà rời xa nhau. Bầu chớ chê bí xấu hơn bầu; bí cũng chớ vì hoa bí thì vàng còn hoa bầu thì trắng, quả bí thì dài, quả bầu thì tròn đề rồi ganh ghét, xa lánh nhau.
Bầu và bí tuy hai giống khác nhau nhưng cùngchung một họ. Bầu và bí leo chung một giàn tức là cùng chung cảnh ngộ, chung số phận. Mưa thuận gió hòa, bầu, bí chung hưởng. Gặp khi nắng hạn, bầu bí cùng chung sức chịu đựng. Nếu chẳng may gặp cơn gió bão, thân bí giập, quả bí rụng, có lẽ nào bầu một mình tươi tốt như xưa?
Sống ở trên đời, không ai giống ai. Mỗi người có một nguồn gốc, hoàn cảnh, điều kiện sống riêng. Tuy vậy, người ta vẫn có những chỗ giống nhau. Anh em ruột thịt có chung cha mẹ. Bạn bè đồng lứa cùng chung trường, chung lớp, chung thầy cô, chung sách vở. Hàng xóm láng giềng chung đường đi lối lại. Dù có khác nhau về điều kiện làm ăn, về lứa tuổi, ngành nghề, nhưng tất cả đều chung một quê hương, đất nước.
Ca dao, tục ngữ đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống của những người dân Việt Nam. Những câu ca dao, tục ngữ thường đề cao những tình cảm, yêu nước thương nòi, thương người như thể thương thân, tình cảm dân tộc, yêu quê hương, tình cảm gia đình, anh em ruột thịt. Tiêu biểu trong đó là tình cảm gia đình, anh em ruột thịt. Tình cảm đó được khái quát qua câu tục ngữ: Bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. Chúng ta sẽ cùng nhau đi bình luận câu tục ngữ này để hiểu rõ đc ý nghĩa.Bầu và bí là hai giống cây khác nhau nhưng thường được người nông dân trồng chung trên một rẻo đất ở bờ ao, góc vườn; thường leo chung một giàn tre. Vì thế bầu và bí trở nên thân thiết, gần gũi. Cùng chung một điều kiện sống, cùng chung một số phận, cho nên bầu và bí đừng vì lí do nào đó mà rời xa nhau. Bầu chớ chê bí xấu hơn bầu; bí cũng chớ vì hoa bí thì vàng còn hoa bầu thì trắng, quả bí thì dài, quả bầu thì tròn đề rồi ganh ghét, xa lánh nhau. Bầu và bí tuy hai giống khác nhau nhưng cùng chung một họ. Bầu và bí leo chung một giàn tức là cùng chung cảnh ngộ, chung số phận. Mưa thuận gió hòa, bầu, bí chung hưởng. Gặp khi nắng hạn, bầu bí cùng chung sức chịu đựng. Nếu chẳng may gặp cơn gió bão, thân bí giập, quả bí rụng, có lẽ nào bầu một mình tươi tốt như xưa?
Sống ở trên đời, không ai giống ai. Mỗi người có một nguồn gốc, hoàn cảnh, điều kiện sống riêng. Tuy vậy, người ta vẫn có những chỗ giống nhau. Anh em ruột thịt có chung cha mẹ. Bạn bè đồng lứa cùng chung trường, chung lớp, chung thầy cô, chung sách vở. Hàng xóm láng giềng chung đường đi lối lại. Dù có khác nhau về điều kiện làm ăn, về lứa tuổi, ngành nghề, nhưng tất cả đều chung một quê hương, đất nước.
Yêu thương, gắn bó, đoàn kết là đạo lý, truyền thống lâu đời của người dân Việt Nam như các câu ca dao, tục ngữ "Nhiếu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng", "Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ", "Lá lành đùm lá rách"…
Nếu yêu thương đoàn kết sẽ làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, xã hội sẽ bớt đi những người phải sống trong bất hạnh. Yêu thương góp phần mang lại nhiều giá trị nhân đạo trong cuộc sống, tạo ra một cộng đồng, một xã hội phồn vinh cùng phát triển.
Trong cuộc sống, đã có sự yêu thương, đùm bọc lẫn nhau như: Các phong trào nhân đạo, tình nguyện ( mùa hè xanh, hiến máu nhân đạo, trại trẻ mồ côi, nhà tình thương...), toàn dân tham gia nhiệt tình, trở thành nếp sống tự nhiên,…
Tóm lại, những cảnh ngộ chung, những nét giống nhau giữa người với làm nên mối quan hệ ràng buộc, gắn bó. Cảnh chung một giàn là cơ sở gần gũi, cảm thông cho con người. Vì cái chung cho con người. Vì cái chung ấy mà mỗi người phải biết thương yêu đùm bọc, biết nhường nhịn chia sẻ để công việc chung được tốt đẹp, cảnh ngộ chung được cải thiện, hạnh phúc chung được bảo tồn. Không ai có thể sống riêng lẻ, tách biệt, vì tình thương yêu, sự san sẻ làm cho con người gắn bó với nhau hơn. Cuộc sống của mỗi người sẽ tốt đẹp hơn.
45
29
đầu gỗ
08/03/2018 20:44:54
Bầu và bí là hai giống cây khác nhau nhưng thường được người nông dân trồng chung trên một rẻo đất ở bờ ao, góc vườn; thường leo chung một giàn tre. Vì thế bầu và bí trở nên thân thiết, gần gũi. Cùng chung một điều kiện sống, cùng chung một số phận, cho nên bầu và bí đừng vì lí do nào đó mà rời xa nhau. Bầu chớ chê bí xấu hơn bầu; bí cũng chớ vì hoa bí thì vàng còn hoa bầu thì trắng, quả bí thì dài, quả bầu thì tròn đề rồi ganh ghét, xa lánh nhau.
Bầu và bí tuy hai giống khác nhau nhưng cùng chung một họ. Bầu và bí leo chung một giàn tức là cùng chung cảnh ngộ, chung số phận. Mưa thuận gió hòa, bầu, bí chung hưởng. Gặp khi nắng hạn, bầu bí cùng chung sức chịu đựng. Nếu chẳng may gặp cơn gió bão, thân bí giập, quả bí rụng, có lẽ nào bầu một mình tươi tốt như xưa?
- (Ngĩa bóng) Sống ở trên đời, không ai giống ai. Mỗi người có một nguồn gốc, hoàn cảnh, điều kiện sống riêng. Tuy vậy, người ta vẫn có những chỗ giống nhau. Anh em ruột thịt có chung cha mẹ. Bạn bè đồng lứa cùng chung trường, chung lớp, chung thầy cô, chung sách vở. Hàng xóm láng giềng chung đường đi lối lại. Dù có khác nhau về điều kiện làm ăn, về lứa tuổi, ngành nghề, nhưng tất cả đều chung một quê hương, đất nước.
Những cảnh ngộ chung, những nét giống nhau giữa người với đã làm nên mối quan hệ ràng buộc, gắn bó. Cảnh chung một giàn là cơ sở gần gũi, cảm thông cho con người. Vì cái chung cho con người. Vì cái chung ấy mà mỗi người phải biết thương yêu đùm bọc, biết nhường nhịn chia sẻ để công việc chung được tốt đẹp, cảnh ngộ chung được cải thiện, hạnh phúc chung được bảo tồn. Không ai có thể sống riêng lẻ, tách biệt, vì tình thương yêu, sự san sẻ làm cho con người gắn bó với nhau hơn. Cuộc sống của mỗi người sẽ tốt đẹp hơn.
26
14
Nguyễn Thành Trương
08/03/2018 20:45:48
Trái bầu xanh, trái bí xanh theo gió trong lành cất tiếng hát vui chung. Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn... Câu ca dao xưa đã thành bài hát ngân nga khắp nơi như một lời nhắn gửi những người dân nước Việt hãy giữ vững truyền thống thương yêu đùm bọc lẫn nhau trong cuộc sống.
Bầu và bí hai giống cây khác nhau nhưng được người nông dân trồng chung trên một rẻo đất ở bờ ao, góc vườn; thường leo chung một giàn tre. Vì thế bầu và bí trở nên gần gũi, thân thiết. Cùng chung một điều kiện sống, cùng chung một số phận nên bầu và bí thường quấn quýt với nhau. Bầu chớ chê bí xấu hơn bầu, bí cũng chớ vì hoa bí thì vàng còn hoa bầu thì trắng, quả bí thì tròn, quả bầu thì dài để rồi ganh ghét, xa lánh nhau.
Vì sao vậy? Bầu và bí tuy hai giống khác nhau nhưng cùng chung một họ.Bầu và bí leo chung một giàn tức là cùng chung cảnh ngộ,chung ố phận.Mưa thuận gió hòa, bầu bí chung hưởng. Gặp khi nắng hạn bầu bí cùng chung sức chịu đựng.Nếu chẳng may gặp cơn gió bão, thân bí giập, quả bí rụng, có lẽ nào bầu một mình tươi tốt như xưa.
Câu ca dao nói về bầu, bí nhưng chắc chắn là nói chuyệ con người, chuyện cuôc đời. Ông cha ta đã khuyên con cháu một lời khuyên chân thành, kín đáo mà tha thiết, tế nhị qua hai câu ca dao này.
Sống ở trên đời, không ai giống ai. Mỗi người có một nguồn gốc, hoàn cảnh, điều kiện sống riêng. Tuy vậy, người ta vẫn có những chỗ giống nhau. Anh em ruột thịt có chung cha mẹ. Bạn bè cùng lứa cùng chung trường, chung lớp, chung thầy cô, chung sách vở. Hàng xóm láng giềng chung đường đi lối lại. Dù có khác nhau về điều kiện làm ăn, về lứa tuổi, ngành nghề, nhưng tất cả đều chung một quê hương, đất nước.
Những cảnh ngộ chung, những nét tương đồng giữa người với người đã làm nên mối quan hệ ràng buộc, gắn bó, là cơ sở gần gũi, cảm thông. Vì cái chung ấy mà mỗi người phải biết thương yêu, đùm bọc, biết nhường nhịn, chia sẻ để công việc chung được tốt được tốt đẹp, cảnh ngộ chung được cải thiện, hạnh phúc chung được bảo tồn. Không ai có thể sống riêng lẻ, tách biệt vì tình thương yêu, sự chia sẻ ngọt bùi sẽ làm cho con người gắn bó với nhau hơn, cuộc sống của mỗi người sẽ tốt đẹp hơn.
Trong những thời kì nước ta bị ngoại bang xâm lược, người Việt Nam dù có người sang, kẻ hèn; người giàu, kẻ nghèo; người hạnh phúc, kẻ bất hạnh... nhưng tất cả đều chung nỗi khổ mất nước, nỗi nhục nô lệ, chung một mong ước độc lập, tự do. Chính vì vậy, mọi người đã đoàn kết lại thành một khối thống nhất để chống quân cướp nước. Đó là nhu cầu tình cảm tự nhiên và cũng là điều kiện sống còn trước sự ức hiếp, đe dọa của kẻ thù.
Dân tộc ta chủ yếu sống bằng nghề nông. Trong sản xuất, thời tiết ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả thu hoạch. Nếu mọi người không chung sức đắp đê chống lụt, trông rừng ngăn lũ thì khó có thể bảo vệ được mùa màng, thành quả lao động một nắng hai sương. Trong điều kiện sống khắc nghiệt như thế, nếu không biết nương tựa lẫn nhau thì làm sao tồn tại nổi. Mối quan hệ chặt chẽ đã làm cho lòng thương người nảy nở và người Việt Nam đã coi đó là một truyền thống quý báu truyền từ đời này sang đời khác.
Tục ngữ, ca dao Việt Nam có nhiều câu khuyên nhủ mọi người nên sống yêu thương, đoàn kết, tiêu biểu nhất là câu:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng. Cho dù cuộc sống ngày một thay đổi, con người hiện đại chú ý nhiều đến cái riêng, đến cá nhân mình những truyền thống đoàn kết, nhân ái vẫn có giá trị trường tồn. Nhờ đó mà cuộc sống của chúng ta thêm đẹp, thêm ý nghĩa.
39
12
Trịnh Quang Đức
08/03/2018 20:47:12
Người Việt Nam ta có một truyền thống rất quý báu, đó là tinh thần tương thân tương ái “lá lành đùm lá rách”, tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau “thương người như thể thương thân”. Truyền thống ấy đã trở thành đạo lí của dân tộc, được thể hiện trong tục ngữ, ca dao. Câu ca dao giàu hình ảnh dưới đây bắt đầu từ nguồn mạch ấy:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khúc giống nhưng chung một giàn.
Nói đến lòng yêu thương lẫn nhau, đoàn kết với nhau, câu ca dao trên đã đưa ra hai hình ảnh so sánh giàu sức biểu cảm: “bầu” và “bí”. Bầu và bí tuy là giống khác nhau nhưng được trồng chung trên một mảnh đất, bắc chung một giàn tre. Chúng thường có chung môi trường, điều kiện sống. Chính vì vậy chúng càng gần gũi, thân thiết với nhau. Bầu thân mềm, bí cũng thân mềm. Bầu phải tựa vào giàn mới phát triển được. Bí cũng như thế. Chung một giàn còn có nghĩa là bầu và bí tựa vào nhau, tựa vào giàn. Giàn đổ thì bầu gặp tai vạ, bí cũng gặp tai vạ. Bầu và bí cùng chung một số phận. Vì thế bầu chớ chê bí xấu, bí cũng không nên chê bầu hoa trắng không được duyên rồi ghét bỏ, xa cách nhau. Vì sao bầu bí khác giống nhau mà vẫn phải thương yêu nhau? Nhân dân đứa ra lí do “chung một giàn”. Chung một giàn là chung nhau địa điểm, chung nhau không gian. Bầu và bí cùng chịu mưa, chịu nắng, cùng sống chung bằng những tấc đất bạc màu hay trù phú, cùng được tưới những dòng nước mát hay cùng chịu những ngày hạn hán. Như vậy cảnh ngộ của chúng không khác gì nhau. Lẽ nào một mình bầu tươi xanh khi bí thì khô héo? Bầu thương bí cũng chính là thương mình, bí có sống thì bầu mới sống. Nếu bí cỗi cằn thì bầu cũng chẳng tươi xanh.
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
Câu ca dao nói về bầu và bí nhưng dân gian không chỉ nói chuyện cỏ cây. Hình ảnh bầu bí là hình ảnh ẩn dụ để khuyên nhủ người đời. Con người cũng như cây bầu, cây bí, tuy khác giống (không phải là anh em “cùng chung bác mẹ ruột nhà càng thân”) nhưng lại sống chung một làng, một xã. Hình ảnh cái giàn của bầu và bí chung nhau gợi cho người ta liên tưởng đến một đất nước, một tỉnh, một huyện, một vùng quê, một xã, một làng. Cũng có thể đó là một trường, một lớp học hay một xưởng máy, một cửa hàng. Bầu hãy thương lấy bí hay là những người gần gũi trong một đơn vị tổ, nhóm hãy đoàn kết gắn bó và yêu thương nhau.
Không ai có thể sống đơn lẻ một mình, không có mối liên hệ nào với những người khác. Ai cũng có quê hương nghĩa là có những người đồng hương chung làng, chung xóm. Ai cũng phải làm việc nên cũng có những người đồng nghiệp. Khi còn bé đi học, bạn bè cùng lứa tuổi cùng chung trường lớp, thầy cô. Chính những nét chung nhất ấy của họ đã giúp họ gắn bó với nhau hơn. Nhờ đó họ càng hiểu nhau, cảm thông cho nhau và giúp đỡ nhau, nhường nhịn nhau. Nhất định cuộc sống sẽ đẹp hơn nếu mọi người đều quan tâm, yêu qúý nhau. Vì vậy lòng yêu thương, tinh thần đoàn kết, chia sẻ, nhường nhịn nhau là đức tính, phẩm chất quý báu cần có ở mỗi người.
Lời khuyên nhủ, kêu gọi yêu thương đoàn kết không chỉ đươc nhắc một lần qua câu ca dao trên. Chúng ta còn bắt gặp trong những câu ca dao khác:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau
Thực tế đã chứng minh sự đoàn kết gắn bó của nhân dân ta mỗi khi có giặc ngoại xâm. Trong những trận chiến đấu ấy, tình thương yêu, đoàn kết đã làm cho dân tộc ta có sức mạnh chiến thắng. Từ miền ngược tới miền xuôi, từ Bắc chí Nam, từ cụ già đến trẻ em ai ai cũng đồng lòng giết giặc cứu nước. Bởi vì họ đều là dân của đất nước Việt Nam, cùng chịu chung nỗi khổ mất nước, chịu chung ách nô lệ. Chính vì vậy mà nhân dân ta đã đoàn kết, yêu thương nhau, cùng nhau chiến thắng kẻ thù.
Đọc lại câu ca dao kêu gọi lòng yêu thương đùm bọc, ta càng thấy ý nghĩa to lớn của tình thương và sự sáng suốt của người xưa. Tình thương lam cho người ta sống nhân hậu, thân ái với mọi người. Tình thương làm cho con người vượt qua được khó khăn, hoạn nạn. Yêu thương, quan tâm giúp đỡ những người xung quanh, những người hàng xóm, bạn bè là một phẩm chất cần có của mỗi người chúng ta. Người Việt Nam sẽ truyền cho thế hệ mai sau đạo lí tốt đẹp đó để làm cho đời này thêm đẹp, thêm ý nghĩa hơn
20
16
Nguyễn Thị Thu Thanh
09/03/2018 18:30:43
Người Việt Nam ta có một truyền thống rất quý báu, đó là tinh thần tương thân tương ái “lá lành đùm lá rách”, tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau “thương người như thể thương thân”. Truyền thống ấy đã trở thành đạo lí của dân tộc, được thể hiện trong tục ngữ, ca dao. Câu ca dao giàu hình ảnh dưới đây bắt đầu từ nguồn mạch ấy:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khúc giống nhưng chung một giàn.
Nói đến lòng yêu thương lẫn nhau, đoàn kết với nhau, câu ca dao trên đã đưa ra hai hình ảnh so sánh giàu sức biểu cảm: “bầu” và “bí”. Bầu và bí tuy là giống khác nhau nhưng được trồng chung trên một mảnh đất, bắc chung một giàn tre. Chúng thường có chung môi trường, điều kiện sống. Chính vì vậy chúng càng gần gũi, thân thiết với nhau. Bầu thân mềm, bí cũng thân mềm. Bầu phải tựa vào giàn mới phát triển được. Bí cũng như thế. Chung một giàn còn có nghĩa là bầu và bí tựa vào nhau, tựa vào giàn. Giàn đổ thì bầu gặp tai vạ, bí cũng gặp tai vạ. Bầu và bí cùng chung một số phận. Vì thế bầu chớ chê bí xấu, bí cũng không nên chê bầu hoa trắng không được duyên rồi ghét bỏ, xa cách nhau. Vì sao bầu bí khác giống nhau mà vẫn phải thương yêu nhau? Nhân dân đứa ra lí do “chung một giàn”. Chung một giàn là chung nhau địa điểm, chung nhau không gian. Bầu và bí cùng chịu mưa, chịu nắng, cùng sống chung bằng những tấc đất bạc màu hay trù phú, cùng được tưới những dòng nước mát hay cùng chịu những ngày hạn hán. Như vậy cảnh ngộ của chúng không khác gì nhau. Lẽ nào một mình bầu tươi xanh khi bí thì khô héo? Bầu thương bí cũng chính là thương mình, bí có sống thì bầu mới sống. Nếu bí cỗi cằn thì bầu cũng chẳng tươi xanh.
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
Câu ca dao nói về bầu và bí nhưng dân gian không chỉ nói chuyện cỏ cây. Hình ảnh bầu bí là hình ảnh ẩn dụ để khuyên nhủ người đời. Con người cũng như cây bầu, cây bí, tuy khác giống (không phải là anh em “cùng chung bác mẹ ruột nhà càng thân”) nhưng lại sống chung một làng, một xã. Hình ảnh cái giàn của bầu và bí chung nhau gợi cho người ta liên tưởng đến một đất nước, một tỉnh, một huyện, một vùng quê, một xã, một làng. Cũng có thể đó là một trường, một lớp học hay một xưởng máy, một cửa hàng. Bầu hãy thương lấy bí hay là những người gần gũi trong một đơn vị tổ, nhóm hãy đoàn kết gắn bó và yêu thương nhau.
5
7
đức
20/04/2019 20:29:11
hê lô averione :>> ai am thảo en diu
0
0
Nguyễn Văn Nam Anh
07/04/2020 15:24:14


Người Việt Nam ta có một truyền thống rất quý báu, đó là tinh thần tương thân tương ái “lá lành đùm lá rách”, tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau “thương người như thể thương thân”. Truyền thống ấy đã trở thành đạo lí của dân tộc, được thể hiện trong tục ngữ, ca dao. Câu ca dao giàu hình ảnh dưới đây bắt đầu từ nguồn mạch ấy:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khúc giống nhưng chung một giàn.
Nói đến lòng yêu thương lẫn nhau, đoàn kết với nhau, câu ca dao trên đã đưa ra hai hình ảnh so sánh giàu sức biểu cảm: “bầu” và “bí”. Bầu và bí tuy là giống khác nhau nhưng được trồng chung trên một mảnh đất, bắc chung một giàn tre. Chúng thường có chung môi trường, điều kiện sống. Chính vì vậy chúng càng gần gũi, thân thiết với nhau. Bầu thân mềm, bí cũng thân mềm. Bầu phải tựa vào giàn mới phát triển được. Bí cũng như thế. Chung một giàn còn có nghĩa là bầu và bí tựa vào nhau, tựa vào giàn. Giàn đổ thì bầu gặp tai vạ, bí cũng gặp tai vạ. Bầu và bí cùng chung một số phận. Vì thế bầu chớ chê bí xấu, bí cũng không nên chê bầu hoa trắng không được duyên rồi ghét bỏ, xa cách nhau. Vì sao bầu bí khác giống nhau mà vẫn phải thương yêu nhau? Nhân dân đứa ra lí do “chung một giàn”. Chung một giàn là chung nhau địa điểm, chung nhau không gian. Bầu và bí cùng chịu mưa, chịu nắng, cùng sống chung bằng những tấc đất bạc màu hay trù phú, cùng được tưới những dòng nước mát hay cùng chịu những ngày hạn hán. Như vậy cảnh ngộ của chúng không khác gì nhau. Lẽ nào một mình bầu tươi xanh khi bí thì khô héo? Bầu thương bí cũng chính là thương mình, bí có sống thì bầu mới sống. Nếu bí cỗi cằn thì bầu cũng chẳng tươi xanh.
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
Câu ca dao nói về bầu và bí nhưng dân gian không chỉ nói chuyện cỏ cây. Hình ảnh bầu bí là hình ảnh ẩn dụ để khuyên nhủ người đời. Con người cũng như cây bầu, cây bí, tuy khác giống (không phải là anh em “cùng chung bác mẹ ruột nhà càng thân”) nhưng lại sống chung một làng, một xã. Hình ảnh cái giàn của bầu và bí chung nhau gợi cho người ta liên tưởng đến một đất nước, một tỉnh, một huyện, một vùng quê, một xã, một làng. Cũng có thể đó là một trường, một lớp học hay một xưởng máy, một cửa hàng. Bầu hãy thương lấy bí hay là những người gần gũi trong một đơn vị tổ, nhóm hãy đoàn kết gắn bó và yêu thương nhau.
0
0
Đỗ Kên
16/04/2020 11:44:03
Dân tộc Việt Nam là một dân tộc có truyền thống tương thân tương ái, luôn giúp đỡ nhau trong cuộc sống hàng ngày cả những khi khỏe mạnh đến khi đau ốm. Đó là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta gìn giữ qua hàng ngàn năm lịch sử. Chúng ta có thể tìm thấy nhiều câu ca dao tục ngữ viết về được các cụ truyền lại để tìm thấy được những lời khuyên hữu ích cho mình. Và một trong số những câu tục ngữ thể hiện rõ nét nhất chính là câu ca dao:

“ Bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

Qua câu tục ngữ trên ta có thể thấy rằng ông cha ta đã sử dụng những loại rau rất gần gũi với người Việt là “bầu” và “bí” để gửi gắm những lời khuyên sâu sắc đến thế hệ mai sau. Về nghĩa đen bầu với với bí đều là những loại thân leo thường được người nông dân trồng phổ biến ở những bờ ao, góc vườn, góc sân, do đặc tính cây là thân leo nên hai loại cây thường trồng người Việt trồng chung với nhau trên một giàn. Có lẽ vì vậy, hình ảnh bầu, bí gần gúi thân thiết bên những góc nhỏ trong nhà đã trở thành hình ảnh quen thuộc của người nông dân.
 

Cùng chung điều kiện sống, cùng chia nhau những khó khăn của thời tiết con người nên chăm sóc nên chẳng có cớ gì phải ganh ghét nhau. Hai loài cây tường như vô tri vô giác ấy mà lại quấn quýt yêu thương, khiến con người phải ngưỡi mộ. Bí không vì quả mình dài, mà ganh ghét tị nanh với bầu tròn mà cũng chẳng vì sắc hoa của bí vàng rực rỡ mà chê màu trắng của bầu xấu xí thua hơn.

Tại sao lại như vậy? Là bởi vì dù khác giống nhưng hai loại cây vẫn chung một họ, vẫn chung nhau vui buồn số phận với nhau. Nếu mưa thuận gió hòa thì cùng nhau chung hưởng, nếu khô hạn mưa dầm thì cùng nhau vượt qua giông bão.

Bằng việc sử dụng những hình ảnh gần gũi thân quen trong cuộc sống đời thường cha ông ta đã để lại cho thế hệ mai sau một lời khuyên giản dị nhưng vô cùng thiết tha. Là hãy yêu thương nhau, vì cũng là con cháu một dân tộc. Chúng ta có chung nhau một quê hương, một nguồn cội vinh nhục của những người khác cũng là vinh nhục của chính ta

Điều đầu tiên dễ nhận thấy nhất chính là hãy yêu thương những người anh em ruột thịt họ hành thân thiết của chúng ta. Chúng ta có chung nhau ông bà, bố mẹ dù biết rằng mỗi người một tính không thể lúc nào cũng vui vẻ hòa hợp nhưng “Anh em như thể tay chân. Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”. Vì vậy, đã là anh em trong gia đình là phải biết yêu thương nhau, che trở giúp đỡ nhau.



 



 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×