Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ca dao dân ca Việt Nam thấm đẫm tình yêu quê hương đất nước. Em hãy tìm một số dẫn chứng về ca dao dân ca để chứng minh nhận xét trên. Phân tích các dẫn chứng đó

4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
11.816
48
20
Nguyễn Nhật Thúy ...
24/01/2019 21:02:36
Có lẽ đối với tất cả những người dân Việt Nam, ca dao đã trở thành một cái gì đó rất đỗi quen thuộc, thân thương. Trải qua bao bước thăng trầm của lịch sử, những câu ca dao vẫn còn đó với một sức sống mãnh liệt đến diệu kỳ. Ca dao được thể hiện đầy đủ dưới nhiều phong cách, cung bậc khác nhau nhưng có lẽ đề tài được nhân dân ta chú ý đến nhiều nhất chính là tình yêu quê hương đất nước.
Quê hương! Tiếng gọi thật giản dị mà sao thiêng liêng, tha thiết!
Quê hương chính là nơi ta đã sinh ra, "oa, oa "khóc chào đời. Đó cũng là nơi mà chúng ta trưởng thành. Có thể nói rằng quê hương là người mẹ thứ hai của mõi người, nó nuôi dưỡng tâm hồn ta. Chính vì thế nên dù khi phải xa quê hương, ta cũng không thể nào quên được những hình ảnh thân thương của quê hương, dù nó chỉ là những hình ảnh, những sự vật rất bình dị:
"Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao."
Thời gian và không gian chẳng thể nào chia cắt được tình cảm của người con nhớ về đất mẹ, nhớ về quê hương mà ngược lại nó chính là nguồn nuôi dưỡng tình cảm ấy ngày càng lớn mạnh thêm. Người ta nhớ về quê hương không phải bởi những gì xa hoa, lộng lẫy mà lại nhớ đến những thứ rất bình dị: "canh rau muống", "cà dầm tương". Hương vị đó quả là đậm đà, không thể trộn lẫn với bất kỳ hương vị nào khác: hương vị của món ăn đồng quê, những món ăn đó thật bình dị nhưng đậm đà hương vị quê hương và cũng tràn ngập tình yêu thương. Câu ca dao còn đưa ta về với làng xóm, ở đó, có những người "dãi nắng dầm sương:, "tát nước bên đường". Chắc chắn rằng những hình ảnh thân thương, trìu mến của quê hương đó sẽ mãi mãi sống trong tim của mỗi người.
Rồi lại có những câu ca dao thể hiện lòng tự hào dân tộc của người dân đất Việt thường được hát trong những buổi lao động:
"Em đố anh từ nam chí Bắc
Sông nào là sông sâu nhất
Núi nào là núi cao nhất nước ta?"
Hình ảnh núi sông đã đi vào lịch sử oai hùng của dân tộc Việt Nam và trải qua bao thế kỷ, những lời ca về một thời oanh liệt như vẫn còn đó, ngân vang mãi mãi không thể nào quên.
Ca dao cũng có những bài rất hay nói đến khung cảnh thiên nhiên đẹp đẽ của đất nước:
"Gió đua cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mùng khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ"
Bài ca dao dựng lên trước mắt ta một bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, bình yên của Hồ Tây buổi sáng sớm. Trong bức tranh đó, người nghệ sĩ dân gian đã khéo léo đan xen cả hai không gian: Động và tĩnh. Một cành trúc mơ màng, mềm mại trong gió sớm, một hồi chuông ngân nga, một thoáng khói sương huyền ảo cùng nhịp chầy giã giấy nhịp nhàng:"Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương" như hòa quyện với "nhịp chày Yên Thái tạo nên một khung cảnh thật bình ên, êm đềm. Làn "khói tỏa ngàn sương" mơ màng như xua đi mọi ưu phiền, những bon chen tất bật của cuộc sống, đưa ta đến với thiên nhiên tươi sáng, đẹp đẽ, đưa ta trở lại về là ta, những công dân Việt Nam với phẩm cách tuyệt vời đáng quý.
Từ miền Bắc, ta bước chân vào xứ Nghệ miền Trung:
"Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ."
Đường vào xứ Nghệ nước non nhộm màu xanh tươi mát, còn đường vào miền Nam là sông nước mở rộng mênh mang:
" Nhà Bè nước chảy chia hai
Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về"
Mỗi địa danh, mỗi dòng sông, mỗi cánh đồng, ngọn núi đã in đạm bóng hình trong trái tim người Việt Nam. Người ta gắn bó với quê hương bằng một tình yêu sâu đậm, nồng nàn và ca dao chính là bức thông điệp dể gửi gắm những tình cảm thiết tha, nồng nàn đó.
Đôi dòng sơ lược về ca dao không thể nào diễn tả được trọn vẹn tình cảm mãnh liệt của người dân Việt Nam đối với đất nước. Tuy nhiên nó cũng như một nguồn lực mạnh mẽ thúc đẩy mỗi người hãy biết học tập, tu dưỡng thật tốt vì tương lai sáng rạng tốt đẹp của quê hương, đất nước!

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
27
8
Nguyễn Nhật Thúy ...
24/01/2019 21:02:58
Hình ảnh quê hương đất nước in dấu đậm đà trong ca dao, dân ca. Đọc ca dao dân ca , ta cảm thấy tâm hồn nhân dân ôm trọn bóng hình quê hương đất nước. Mỗi vùng quê có một cách nói riêng, cảm nhận riêng về sự giàu đẹp của nơi chôn rau cắt rốn của mình. đọc nhưng bài ca ấy , ta vô cùng sung sướng như vừa được đi tham quan 1 số dan lam thắng cảnh từ bắc vào nam
Với nhân dân ta, quê hương là nơi quê cha đất mẹ, là cái nôi thân thiết yêu thương. Quê hương là mái nhà , luỹ tre, cái ao tắm mát , là sân đình , cây đa , giếng nước , con đò . Là cánh đồng xanh là con đò trắng , cánh diều biếc tuổi thơ. Đất nước với quê hương chỉ là một, là cơ đồ ông cha để lại, là núi sông hùng vĩ thiêng liêng. Quê hương đất nước được nói đến trong ca dao, dân ca đã thể hiện biết bao tình cảm yêu thương , tự hào của nhân dân ta biết bao đời nay.
Đất nước ta nơi nào cũng đẹp. Cảnh trí non sông nư gấm như hoa ; sản phẩm phong phú, con người cần cù, thông minh sáng tạo đã xây dựng quê hương đất nước ngày thêm giàu đẹp.
Lên ải Bắc đến thăm Chi Lăng , núi ngập trùng cao vút tầng mây , nơi Liễu thăng bỏ mạng . Ta đến thăm thành Lạng , soi mình xuống dòng sông xanh Tam cờ, thăm chùa Tam Thanh , đến với nàng Tô Thị trong huyền thoại:
_"Ai ơi đứng lại mà trông
Kìa núi Thành Lạng, kìa sông Tam Cờ"
_"Đồng Đăng có phố Kì Lừa,
Có nàng Tô Thị , Có chùa Tam Thanh"
Hai tiếng nói "ai ơi" mời gọi vang lên.Chữ "kìa" , chữ "có" dược nhấn đi nhấn lại biểu thị niềm tự hào của bà con xứ Lạng đang say sưa ngắm nhìn và đưa tay chỉ về tưng ngọn núi , con sông, ngôi chùa , dấu tích của bức thành cổ.......
Các tên núi tên sông được nói đến, nhân dân ta biểu lộ niềm tự hao về một chiến công, về một linh địa gắn liền với một anh hùng dân tộc, với một huyền tích diệu kì:
_"Nhất cao là núi Ba Vì,
Thứ ba Tam Đảo , thứ nhì Độc Tôn"
_"Sâu nhất là sông Bạch Đằng,
Ba lần giặc đến, ba lần giặc tan.
Cao nhất là núi Lam Sơn,
Có ông Lê Lợi trong ngàn bước ra"
Ai đã từng đến thăm Bắc Cạn, ngồi thuyền độc mộc du ngoạn trên hồ Ba Bể, ngắm thác nước trắng xoá vắt ngang sườn núi , nghe vượn hót trong ánh tà dương, gặp cô nàng áo xanh đi hái măng trở về. Câu ca như mời gọi với bao tình thân thương:
_"Bắc Cạn có suối đãi vàng,
Có hồ Ba Bể, Có nàng áo xanh."
Thăng long - Đô thành- Hà Nội là trái tim của đất nước ta , nơi ngàn năm văn vật. Kinh thành xưa nổi tiêng phồn hoa:
_" Phồn hoa thứ nhất Long Thành,
Phố giăng mắc cửi , đương quanh bàn cờ"
Cầu Thê Húc , chùa Ngọc Sơn , Tháp Bút , Đài nghiên , hồ Hoàn Kiếm...mỗi thắng cảnh là một di tích gợi nhớ về cõi nguồn hoặc nói lên một nét đẹp về nền văn hoá Đại Việt, để ta yêu quí tự hoà kinh thành xưa:
_" Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ
Xem chùa Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn.
Đài Nghiên , Tháp Bút chưa mòn,
Hỏi ai gây dựng lên non nước này?"
Qua xứ Nghệ vào miền trung, ta vô cùng tự hoà về đất nước tươi đẹp hùng vĩ. Non xanh nước biếc một màu trải dài mở rộng như vẫy gọi:
_"Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họạ đồ"
Hãy đến với huế đẹp và thơ , ngắm sông hương, núi Ngự Bình, nhe giọng hò dịu ngọt, đến chơi hồ Tĩnh Tâm, tham quan lăng tẩm vua chúa nhà Nguyễn , và chùa chiền cổ kính, uy nghiêm :
_" Đông Ba , Gia Hội hai cầu
Ngó lên Diệu Đế bốn lầu hai chuông"
Vượt qua đèo Hải Vân đến thăm khu Năm " dằng dặc khúc ruột miền Trung", đến với Đồng Nai, Nam Bộ mến yêu. Đất nước ta bao la một dải:
_"Hải vân bát ngát nghìn trùng
Hòn Hồng ở đấy là trong Vịnh Hàn "
_" Nhà Bè nước chảy phân hai,
Ai về Gia định, Đồng nai thì vê."
_" Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh.
Nước Tháp Mười lóng lánh cá tôm"
Có nhà thơ đã viết :
" Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giào dạy phải yêu...?
24
9
Trịnh Quang Đức
24/01/2019 21:13:22
Đất nước ta đã trải qua biết bao năm tháng đối mặt với chiến tranh, bao năm kiên cường chống lại giặc thù. Nhắc đến dân tộc Việt không thể không tự hào nhắc đến truyền thống yêu nước sâu sắc của nhân dân. Ca dao dân ca Việt vì thế mà đóng vai trò rất quan trọng trong kho tàng văn học dân tộc, đặc biệt là ca dao về tình yêu quê hương đất nước, con người đã được lưu truyền qua bao đời.
Ca dao Việt Nam không chỉ có nội dung phong phú mà còn rất đa dạng về hình thức thể hiện. Một cách thức thể hiện khá phổ biến và thân quen đó là hình thức đối đáp, mượn lời nói chuyện giữa trai gái để thể hiện tình yêu quê hương.
Ở đâu năm cửa nàng ơi…
Thành Hà Nội năm cửa chàng ơi…
Phần đầu là câu hỏi của chàng trai và phần sau là lời đáp lại của cô gái. Đôi trai gái ấy như đang thử tài nhau về tri thức, khả năng hiểu biết, kiến thức lịch sử, địa lý. Họ đều hiểu rõ câu trả lời bởi họ rất am hiểu và rất yêu mến quê hương mình. Họ đề cập đến nhiều địa danh, danh lam thắng cảnh thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa của đất nước. Bên cạnh tình yêu trai gái, họ đang chia sẻ với nhau tình yêu quê hương đất nước và niềm tự hào về vẻ đẹp mênh mông hùng vĩ trên khắp mọi miền tổ quốc.
 
Tình đoàn kết và tính cộng đồng của nhân dân ta còn được thể hiện trong những câu ca dao mở đầu bằng từ “ rủ nhau”. Ví như câu ca dao sau:
Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn.
Hồ Hoàn Kiếm là di tích lịch sử, văn hóa gắn liền với truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, là nơi Rùa vàng ngoi lên đòi thanh gươm thần đã giúp Lê Lợi đuổi giặc Minh. Câu thơ như thể là một lời mời, lời giới thiệu mọi người đến thăm quan Hồ Gươm, thưởng thức vẻ đẹp hòa quyện giữa vẻ đẹp thuần túy của thiên nhiên đất trời với vẻ đẹp linh thiêng như chính bề dày thời gian nơi đây vậy. Ta có thể hình dung lên đôi mắt sáng lấp lánh lên của những người dân đang mời gọi, “rủ” ta đến với nơi đây cùng với niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc từ sâu thẳm ánh mắt. Hơn thế nữa, câu “ Hỏi ai gây dựng nên non nước này?” như một lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà khéo léo tình cảm về sự biết ơn, trân quý và phát huy những truyền thống quý báu từ những thế hệ đi trước.
Đường vào xứ Huế lúc nào cũng rất đẹp và rất nên thơ. Non xanh nước biếc gợi vẻ thanh mát, trong lành và có phần mộng mơ. Cảnh thiên nhiên tuyệt sắc qua đôi mắt thi nhân thật thuần khiết, trong trẻo và khoáng đạt. Nó tuyệt đẹp như thế nên khiến người ta bỡ ngỡ, lầm tưởng như cảnh trong bức họa, mơ hồ hư ảo chứ không phải cảnh thật nữa, ví như “non xanh nước biếc như tranh họa đồ”. Câu ca dao “ ai vô xứ Huế thì vô” như thể lời trách cứ, hờn dỗi dễ thương của người con gái, nhưng thực chất là lời mời nhẹ nhàng mà kín đáo và thật lòng. Chỉ khi mến khách người ta mới mời họ đến chơi. Câu thơ chứng tỏ được tấm lòng dân Huế, dịu dàng và mến khách, qua đó còn có tình yêu sâu nặng đối với quê hương.
Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
Câu ca dao miêu tả vẻ đẹp của cô gái thôn quê- tượng trưng cho con người Việt Nam. Cô gái mặc dù nhỏ nhắn về dáng hình nhưng không hề bị lấp bởi cánh đồng bát ngát mênh mông mà đâu đó còn phảng phất sự nắm trọn của bàn tay con người- cô gái nhỏ bé ấy là người làm ra cánh đồng. Ánh nắng và màu vàng óng của cánh đồng lúa chín “đòng đòng” như đang hấp thu vẻ đẹp tinh hoa của đất trời và hội tụ lên bóng hình nhỏ nhắn ấy. Dường như ta có thể nhìn thấy nụ cười tỏa sáng như ánh mai rực rỡ. Ngoài ra câu ca dao còn có một cách hiểu khác, đây là lời tâm tình của cô gái. Đứng trước cảnh sắc thiên nhiên rộng lớn của đất trời, cô gái cất lên những tiếng than phiền về thân phận nhỏ bé, trôi nổi vô định và mỏng manh như đang “phất phơ giữa trời”. Dẫu vậy, câu ca dao đã thể hiện được tình yêu quê hương và cảnh sắc đất nước của những con người nơi đây.
Nếu có thể ví ca dao dân ca về tình yêu quê hương đất nước với một điều cụ thể, không hề trừu tượng, xin ví với người mẹ. Bởi lẽ khi chúng ta được sinh ra, thứ đầu tiên ta nhìn thấy là tia sáng trên đất quê hương và đó cũng là nơi ta chôn rau cắt rốn. Từng câu ca dao ru ta đi vào giấc ngủ, che chở và nuôi dưỡng tâm hồn ta như bàn tay người mẹ. Khi ta chết đi, thân xác và tâm hồn ta lại quay trở về với đất mẹ. Bởi vậy mà tình yêu quê hương đất nước luôn luôn tồn tại trong trái tim mỗi con người. Chúng ta hãy trân trọng nó, nâng niu và phát huy nó hết mức có thể để tình yêu đối với quê hương đất nước luôn đong đầy.
15
11
Quỳnh Anh Đỗ
25/01/2019 11:51:15
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người.
Nội dung lời hát sao mà hay vậy. Tình của lời hát sao mà đằm thắm. Đó chính là tình yêu quê hương, đất nước. Trong ca dao của người Việt Nam, tình yêu quê hương ấy cũng được thể hiện ở nhiều dáng vẻ, ở từng miền đất từ Bắc chí Nam. Các bài thơ và ca dao học ở lớp Bảy đã làm sáng tỏ điều ấy.
Đầu tiên, chúng, ta hãy theo bước chân tác giả đến Thủ đô Hà Nội - niềm tự hào của cả nước với: cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn, Đài Nghiên, Tháp Bút:
Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn Đài Nghiên,Tháp Bút chưa sờn Hỏi ai gây dựng nên non nước này?
Và nếu ta đi lên phía tây thành Hà Nội, ta sẽ còn được thưởng thức một cảnh ngoạn mục hơn: đó là Hồ Tây. Hãy đến Hồ Tây vào lúc gần sáng, lúc bình minh lên ta sẽ gặp cảnh thật thơ mộng:
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Võ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
Âm thanh ấy, người Hà Nội đi xa sao mà quên được: dó là tiếng chuông chùa Trấn Võ (một ngôi chùa ở phía bấc thành Thăng Long xưa), tiếng gõ mõ cầm canh báo thời gian và nhịp chày giã giấy ở làng Yên Thái - còn gọi là làng Bưởi - nơi có nghề làm giấy dó - Và hình ảnh Tây Hồ như tấm gương khổng lồ lung linh trong sớm mai của Hà Nội.
Từ Hà Nội, xin các bạn hãy dừng chân ở vài địa danh phía bắc, trước khi đi về miền Trung thân yêu. Sông Lục Đầu - tên gọi gợi nhó' về chiến thắng Vạn Kiếp lẫy lừng của Trần Hưng Đạo chống quân Mông - Nguyên:
Thành Hà Nội năm cửa; chàng ơi!
Sông Lục Đầu sáu khúc nước chảy xuôi một dòng.
Sông Lục Đầu gồm sông Thương, sông cầu, sông Lục Nam, sông Đuống, sông Kinh Môn, sông Thái Bình gặp nhau tạo thành. Riêng sông Thương - con sông chảy qua thị xã Bắc Giang lại có cấu thành đặc biệt:
Nước sông Thương bên trong, bên đục
Núi Đức Thánh Tản thắt cổ bồng lại có Thánh sinh.
Đi với sông Thương, câu ca còn nhấc đến núi Tản Viên: theo truyền thuyết: Sơn Tinh hóa phép cho núi thắt cổ bồng để Thủy Tinh không dâng nước lên được.
Chúng ta hãy dừng chân ở Lạng Sơn và Thanh Hóa. Những nơi này không những có nét nổi bật về địa lí tự nhiên, mà còn nổi tiếng về cả văn hóa, lịch sử:
Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh
Ở trên đỉnh Lạng có thành tiên xây.
Đền Sòng ở huyện Hà Trung (Thanh Hóa) là nơi thờ Bà Chúa Liễu Hạnh. Thanh Hóa còn là đất của các vua. Và theo tương truyền ở Lạng Sơn có thành do các nàng tiên hiện về đêm đêm xây cất nên. Thật là hấp dẫn phải không các bạn?
Ta hãy cùng nhau đi về miền Trung - khúc ruột thân yêu của cả nước - và đến với xứ Huế mộng mơ:
Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh, nước biếc như tranh họa đồ.
Cảnh đẹp có núi, có sông, thật hữu tình, như bức họa của người họa sĩ tài ba. Sông Hương, núi Ngự, cố đô Huế đã trở thành những di sản văn hóa thế giới - niềm tự hào của người Việt:
Sông Hương nước chảy trong luôn
Núi Ngự danh tiếng cả muôn dặm ngoài.
Càng đi dạo trên mỗi mảnh đất của Tổ quốc, mỗi người Việt không thể kìm nén được xúc động trước những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay. Mỗi cây lúa đẹp ngời lên dưới ánh ban mai như những cô gái đẹp, trẻ, tươi tắn.
- Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bút ngát Đứng bên tể đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông
- Thân em như chẽn lúa đòng đòng Phất phơ dưới ngọn nắng hồng buổi mai.
Dân gian đã gửi vào bài ca dao một tình yêu đắm say đồng nội, quê hương - Ta như nghe sóng lúa dạt dào, ta như thấy cả cánh đồng đang chạy tít tận chân trời, ta như nghe hương thơm của lúa ngọt ngào, vương vấn đâu đây,...
Qua đất miền Trung tình nghĩa, ta tới miền Nam tươi đẹp với những miệt vườn vựa lúa, với những con người mộc mạc, chân chất, mà anh hùng “Thành đồng Tổ quốc”. Ta sẽ sung sướng đến bất ngờ vì sự giàu có của những miền đất Nam Bộ:
Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh Nước Tháp Mười lóng lánh cú tôm.
Đến với Nam Bộ, ở miền đất nào cũng vậy, nơi nào cũng giàu có, lòng người mến khách, phóng khoáng và chân thật. Những điều đó níu kéo lòng người ở lại:
Cần Thơ gạo trắng nước trong Ai đi đến đó thì không muốn về.
Hạnh phúc biết bao khi được gặp những con người ấy, được sống ở vùng đất ấy!
Thơ ca Việt Nam - người đã thay người Việt bộc lộ niềm yêu mến tự hào về quê hương, về sông núi nước Việt. Cứ đi liền từ Bắc vào Nam, và rồi lại từ Nam ra Bắc, ta sẽ sung sướng chiêm ngưỡng bao cảnh đẹp, bao nơi giàu có và gặp gỡ anh em thân thiết trong đại gia đình lớn Việt Nam ở cả Bắc, Trung, Nam.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×