Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Các khu vực điển hình của khí hậu gió châu Á? Dân cư châu Á chủ yếu là chủng tộc gì? Các hệ thống sông Trường Giang, Hoàng Hà, A- mua thuộc khu vực nào? Sơn nguyên nào có độ cao lớn nhất châu Á?

Câu 1 Các khu vực điển hình của khí hậu gió châu Á?
Câu 2 Dân cư châu Á chủ yếu là chủng tộc gì ?
Câu  3 Các hệ thống sông Trường Giang , Hoàng Hà , A- mua thuộc khu vực nào
Câu 4 Sơn nguyên nào có độ cao lớn nhấ châu Á
Câu 5 Hai trung tâm khí áp theo mùa có ảnh hưởng rộng lớn nhất đến khí hậu châu Á ?
Câu 6 Dân cư châu Á phân bố tập trung chủ yếu ở khu vực nào ?
Câu 7 Trình bày đặc điểm  khí hậu châu Á
Vì sao 2 kiểu khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa châu A có sự khác nhau
Câu 8 Trình bày Đặc điểm địa hình châu Á
Câu 9 Kể tên các con sông lớn ở châu Á ? Vì sao khu vự này có nhiều hệ thống sông

8 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
7.721
8
5
Trà Đặng
25/10/2017 19:41:12
câu 2:
- Dân cư châu Á gồm chủng tộc Môngôlôít và ơrôpêôít.
- Sự phân bố:
+ Chủng tộc Môngôlôít sống chủ yếu ở Bắc Á và Đông Á
+ Chủng tộc ơrôpêôít sông chủ yếu ở Tây Nam Á và Nam Á.
+ Ở Đông Nam Á có chủng tộc Môngôlôít sống đan xen với chủng tộc Oxtralôít.
- So với châu Âu, ở châu Á các chủng tộc đa dạng hơn, ở châu Âu chủ yếu là chủng tộc ơrôpêôít. Tuy nhiên ở châu Á hay châu Âu, các chủng tộc đều sống bình đẳng giữa các quốc gia và các dân tộc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
16
12
Trà Đặng
25/10/2017 19:59:04
câu 1:
Các khu vực điển hình của khí hậu gió châu Á là:
-Kiểu khí hậu gió mùa : Nam Á và Đông Nam Á 
- kiểu khí hậu lục địa: các vùng nội địa và khu vực Tây Nam Á
Câu 3:
 Các hệ thống sông Trường Giang , Hoàng Hà , A- mua thuộc khu vực:
-Sông Trường Giang là con sông chạy dọc theo bờ biển thuộc tỉnh Quảng NamĐầu sông phía nam đổ ra biển tại cửa Hòa An (hay An Hoà), huyện Núi Thành, đầu sông phía bắc đổ ra biển tại cửa Đại, thành phố Hội An . Ở giữa là huyện Thăng Bình và thành phố Tam kỳ

-Sông Hoàng Hà chảy qua 9 tỉnh của CHND Trung Hoa, bắt nguồn từ núiBayan Har thuộc dãy núi Côn Lôn trên cao nguyên Thanh Tạng phía tây tỉnh Thanh Hải. Hoàng Hà đổ ra Bột Hải ở vị trí gần thành phố Đông Dinh thuộc tỉnh Sơn đông.
-Sông A- mur:  gồm nhiều loại cảnh quan đa dạng như sa mạc , thảo nguyên, lãnh nguyên (tundra) và rừng taiga, cuối cùng chảy vào Thái Bình Dương thông qua eo biển Tartar

7
4
Trà Đặng
25/10/2017 20:06:21
câu 4:
Sơn nguyên có độ cao lớn nhất châu Á là: Tây tạng
Câu 6:
Dân cư chấu á phân bố không đồng đều .Tập trung nhiều ở những vùng có khí hậu thuận lợi : ở lưu vực các con sông lớn ,gần biển để thuận lợi cho các hoạt động sản xuất kinh tế ,trao đổi trao lưu buôn bán giữa các quốc gia trong khu vực cũng như trên thế giới.VD: Trung quốc , ấn độ,các nước đông nam á............Ngược lại ở những vùng nằm sâu trong nội địa dân số ít dần do điều kiện tự nhiên không thuận lợi
9
1
Trà Đặng
25/10/2017 20:11:15
câu 7:
Vì: 
- Khí hậu lục địa: phân bố chủ yếu trog vùng nội địa và khu vực Tây Nam Á
- Mùa đông khô lạnh, mùa hạ khô nóng.
- Khí hậu gió mùa: phân bố ở Đôg á, Nam á, Đôg Nam á
- Mùa đôg khô lạnh ít mưa, mùa hạ nóng ẩm mưa nhùi
6
3
Trà Đặng
25/10/2017 20:13:39
Câu 8:
Địa hình châu Á
Trên lãnh thổ châu Á có đầy đủ các dạng địa hình khác nhau: các núi và sơn nguyên cao, các cao nguyên và đồng bằng rộng lớn với nhiều nguồn gốc, kiểu loại khác nhau, các thung lũng rộng và bồn địa kín. Tất cả các dạng địa hình đó nằm xen kẽ với nhau làm cho bề mặt địa hình châu lục bị chia cắt rất mạnh.

Các hệ thống núi trung bình và cao phân bố rải khắp châu lục như các dãy Đại Hưng An, Altai, Tần Lĩnh, Thiên Sơn, Côn Lôn, Himalaya cao trung bình 5.000-6.000 m, trong đó dãy núi Pamir cao hơn 7.000 m được xem là nóc nhà thế giới và đỉnh Everest cao 8.848 m là đỉnh núi cao nhất thế giới.
Bên cạnh các hệ thống núi cao có các đồng bằng thấp, rộng lớn và bằng phẳng như Lưỡng Hà, Turan, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam, Ấn-Hằng...

* Hướng của hệ thống núi

Các dãy núi của châu Á chạy theo nhiều hướng khác nhau trong đó hai hướng chính là Đông-Tây và Bắc-Nam.

Hướng Đông-Tây (hoặc gần Đông-Tây) bao gồm các dãy núi chạy dài từ bán đảo Tiểu Á, sơn nguyên Iran đến Himalaya, các hệ thống núi của vùng Trung Á và Nội Á.
Hướng Bắc-Nam (hoặc gần Bắc-Nam) gồm các dãy núi dọc theo miền Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á như Đông Gaths, Tây Gaths của Ấn Độ, Ural và Kamchatka của Nga, Trường Sơn của Việt Nam...

*Sự phân bố địa hình

Sự phân bố các dạng địa hình trên bề mặt châu lục không đồng đều. Các hệ thống núi và sơn nguyên cao nhất đều tập trung ở vùng trung tâm châu lục, tạo thành một vùng núi cao, đồ sộ và hiểm trở nhất thế giới. Từ khối núi Pamir tỏa ra 3 cánh núi chính:
Cánh Đông Bắc gồm các hệ thống núi nối tiếp nhau: Thiên Sơn, Altai, Sayan cho đến đông bắc Siberi;
Cánh phía Tây gồm dãy Hindu Kush và hệ thống các núi thuộc sơn nguyên Iran cho đến Tiểu Á và Nam Âu;
Cánh Đông Nam bao gồm các núi thuộc khối Tây Tạng, Himalaya và Đông Nam Á.

Ba cánh núi này chia bề mặt châu Á thành ba phần khác nhau:
Phần Bắc và Tây Bắc với địa hình chủ yếu là đồng bằng, sơn nguyên thấp, rộng và tương đối bằng phẳng như Turan (Trung Á), Tây Siberi và cao nguyên Trung Siberi. Đây là bộ phận được hình thành trên các nền Tiền Cambri và Cổ Sinh, có địa hình thấp dần và mở rộng về phía Bắc.
Phần Đông gồm các núi và sơn nguyên cao, các cao nguyên, núi trung bình, núi thấp xen với các đồng bằng nhỏ ven bờ. Đây là bộ phận được hình thành trên vùng nền Trung Hoa, các đới uốn nếp Cổ Sinh, Trung Sinh. Tất cả được nâng lên mạnh mẽ vào cuối đại Tân Sinh. Đặc biệt, địa hình của phần phía Đông này có cấu tạo dạng bậc, thấp dần từ nội địa ra phía biển.
Phần Nam và Tây Nam gồm các hệ thống núi uốn nếp trẻ, các sơn nguyên và các đồng bằng xen kẽ với nhau. Địa hình ở đây bị chia cắt mạnh nhất so với hai bộ phận trên.
Cấu tạo sơn văn của châu Á như vậy có tác dụng phân chia ảnh hưởng của các đại dương đối với lục địa: phần Bắc chịu ảnh hưởng của Bắc Băng Dương, phần Đông chịu ảnh hưởng của Thái Bình Dương, phần Nam và Tây Nam chịu ảnh hưởng của Ấn Độ Dương và Địa Trung Hải. Tác động của các đại dương có ảnh hưởng quan trọng đến sự hình thành khí hậu, cảnh quan tự nhiên và các hoạt động kinh tế-xã hội của con người.
6
1
Trà Đặng
25/10/2017 20:18:25
câu 9:
Tên các con sông lớn ở châu á
-nam Á có : sông Ấn, sông Hằng 
-Trung Á có : sông Hoàng Hà, sông Dương Tử (Trường Giang) 
-Đông Nam Á : sông Mê Kông 
Vì:
-khu vực có mưa nhiều nên ở đây mạng lưới sông dày và có nhiều sông lớn. Do ảnh hưởng của chế độ mưa gió mùa, các sông có lượng nước lớn nhất vào cuối hạ đầu thu và thời kì cạn nhất vào cuối đông đầu xuân.

-khí hậu lục địa khô hạn nén sông ngòi kém phát triển. Tuy nhiên, nhờ nguồn nước do tuyết và băng tan từ các núi cao cung cấp, ở đây vẫn có một số sông lớn. Điển hình là các sông Xưa Đa-ri-a, A-mu Đa-ri-a ở Trung Á, Ti-grơ và Ơ-phrát ở Tây Nam Á. 
Lưu lượng nước sông ở các khu vực này càng về hạ lưu càng giảm. Một số sông nhỏ bị "chết" trong các hoang mạc cát.
4
3
6
4
NoName.100480
30/10/2017 20:36:31
Không có câu 5 ạ?

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×