Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Các loại vitamin thường sử dụng là gi?

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
337
1
0
lê thành vinh
31/03/2019 20:44:35
A,B,C,D,E,K

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Nguyễn Nhật Thúy ...
31/03/2019 20:50:41
1. Vitamin A, tiền sinh tố A, có đặc tính chống oxy hóa mạnh. Vitamin A cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính, cải thiện tầm nhìn, làm chậm quá trình lão hóa và tăng cường hệ thống miễn dịch…
Nên bổ sung vào chế độ ăn uống các loại thực phẩm giàu vitamin A bao gồm cà rốt, bí ngô, mơ, cà chua, dưa hấu, ổi, bông cải xanh, cải xoăn, đu đủ, đào, ớt đỏ, rau bina, trứng, gan, sữa và ngũ cốc.
2. Vitamin B2 rất cần thiết cho sức khỏe tốt, phát triển bình thường và giúp chuyển hóa. Nó giúp tăng cường năng lượng và tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp chữa bệnh tê ngứa tay chân, giảm bớt căng thẳng và mệt mỏi...
Một số loại thực phẩm giàu vitamin B2 là thịt nội tạng, pho mát, sữa, sữa chua, rau lá xanh, nấm, trứng, ngũ cốc, ngũ cốc nguyên hạt, đậu nành, hạnh nhân, một số loại hạt.
3. Vitamin B6 là một vitamin thiết yếu cần thiết cho một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Vitamin đặc biệt này còn giúp não bộ sản xuất các chất chống trầm cảm, bệnh tim, suy giảm trí nhớ. Một số loại thực phẩm tốt nhất chứa nhiều vitamin B6 gồm ngũ cốc, bơ, chuối, thịt, đậu, cá, bột yến mạch, các loại hạt và hoa quả khô.
4. Vitamin B7 (hay vitamin H) cần thiết cho sự tăng trưởng tế bào và tổng hợp các acid béo. Vitamin này bảo vệ các tuyến mồ hôi, tóc và làn da khỏe mạnh, cần thiết cho sự phát triển xương và tủy xương, giúp duy trì mức cholesterol bình thường...
Một số thực phẩm có vitamin B7 là cá, khoai lang, hạt hạnh nhân, cà rốt, chuối, dưa đỏ, hoa quả màu vàng, các loại rau lá xanh, đậu lăng, gạo nâu, ớt, lòng đỏ trứng, đậu nành, bột yến mạch, sữa, phô mai, sữa chua và các loại hạt.
5. Vitamin B9 giúp ngăn ngừa bệnh tim, huyết áp cao, bệnh Alzheimer, trầm cảm, ung thư và mất trí nhớ. Nó cũng giúp tăng cường sức khỏe trí não, chức năng của tế bào và cải thiện khả năng sinh sản…
Thực phẩm giàu vitamin B9 bao gồm các loại rau có lá màu xanh đậm, nước cam, măng tây, dưa hấu, dâu tây, ngũ cốc, các loại đậu, thực phẩm lên men và trứng.
6. Vitamin B12 là vitamin thiết yếu mà mọi phụ nữ nên ăn vì rất quan trọng cho quá trình chuyển hóa, phân chia tế bào bình thường và tổng hợp protein. Vitamin này giúp ngăn ngừa bệnh tim, mất trí nhớ và thiếu máu. Nó cũng có thể được sử dụng để điều trị trầm cảm, giúp duy trì hệ thống thần kinh khỏe mạnh và chức năng não…
Một số trong những nguồn thực phẩm tốt nhất cho vitamin B12 là pho mát, trứng, cá, thịt, sữa, sữa chua và ngũ cốc nguyên hạt.
7. Vitamin C được xem là vitamin giúp tăng cường khả năng miễn dịch, giúp tăng tốc độ quá trình chữa bệnh, thúc đẩy tăng trưởng mô và làm giảm nguy cơ một số loại ung thư, bệnh tim và tổn thương mô…
Một số loại thực phẩm giàu vitamin C tốt nhất là bông cải xanh, bưởi, kiwi, cam, ớt, khoai tây, dâu tây, giá đỗ và cà chua.
8. Vitamin D là một vitamin tan trong chất béo, thúc đẩy sự hấp thụ canxi và đóng vai trò quan trọng trong việc giữ xương chắc khỏe. Vitamin D cũng làm giảm nguy cơ của bệnh đa xơ cứng, viêm khớp dạng thấp và các loại ung thư khác nhau...
Những loại thực phẩm giàu vitamin D như cá béo, sữa, gan và trứng.
9. Vitamin E có đặc tính chống lão hóa, chống tổn thương tế bào và làm chậm sự thay đổi liên quan đến tuổi tác. Vitamin này cũng giúp ngăn ngừa bệnh tim, đục thủy tinh thể, suy giảm trí nhớ và một số loại ung thư. Vitamin E rất cần thiết cho da và tóc.
Các loại thực phẩm giàu vitamin E bao gồm mầm lúa mì, quả hạch, hạnh nhân, rau bina, bơ thực vật, dầu ngô, dầu gan cá, bơ đậu phộng và hạt hướng dương.
10. Vitamin K đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy xương chắc khỏe, duy trì sự đông máu bình thường và làm giảm nguy cơ các bệnh tim mạch. Vitamin đặc biệt này cũng cần thiết cho hoạt động miễn dịch và năng lượng. Một số trong những nguồn thực phẩm tốt nhất của vitamin K là các loại hạt, rau lá xanh, dầu đậu nành và dầu cá
1
0
Diệp Băng Dao
31/03/2019 20:59:07
1. Vitamin A còn được gọi là retinol, có nhiều chức năng quan trọng cho cơ thể như tăng cường miễn dịch, chống nhiễm khuẩn, tốt cho mắt... Một số nghiên cứu cho biết cơ thể thiếu vitamin A có thể ảnh hưởng đến xương, tăng nguy cơ loãng xương, dễ gãy xương ở người lớn tuổi.
2. Vitamin B1, hay còn gọi là thiamin, có tác dụng hỗ trợ các vitamin nhóm B khác giúp phá vỡ và giải phóng năng lượng từ thực phẩm. Thiamin không thể được lưu trữ trong cơ thể, nên bạn cần bổ sung nó trong chế độ ăn uống hàng ngày. Nếu uống bổ sung, bạn nên tiêu thụ ít hơn 100 mg vitamin B1/ngày.
3. Vitamin B2, hay còn gọi là riboflavin, tốt cho mắt, da, hệ thần kinh, đồng thời giải phóng năng lượng cơ thể từ thực phẩm bạn tiêu thụ. Ánh sáng tia cực tím có thể phá hủy riboflavin, do vậy, bạn nên bảo quản thực phẩm giàu vitamin B2 ở nơi tối, thoáng mát.
4 .Vitamin B5, hay axit panthothenic được tìm thấy trong hầu hết các loại thịt và rau củ như thịt gà, thịt bò, khoai tây, cà chua... nhưng không được lưu trữ trong cơ thể, nên bạn cần bổ sung trong chế độ ăn hàng ngày.
5. Vitamin B6 còn được gọi là pyridoxine, cho phép cơ thể sử dụng và lưu trữ năng lượng từ protein và carbohydrate trong thức ăn, đồng thời tạo hemoglobin trong các tế bào máu đỏ mang oxy đi khắp cơ thể. Tuy nhiên, bổ sung quá nhiều vitamin B6 (hơn 200 mg/ngày) trong một thời gian dài có thể gây mất cảm giác ở chân, tay, gọi là bệnh thần kinh ngoại biên.
6. Vitamin B12 có nhiều chức năng quan trọng như bảo vệ các tế bào máu đỏ, hệ thống thần kinh, giải phóng năng lượng từ thực phẩm, sản xuất axit folic. Cơ thể thiếu vitamin B12 có thể dẫn đến thiếu máu. Thông thường, vitamin B12 có trong thịt, cá, sữa, không được tìm thấy trong thực phẩm tự nhiên như trái cây, rau, ngũ cốc, vì vậy, người ăn chay có thể không nhận đủ loại vitamin này.
7. Vitamin C còn gọi là axit ascorbic, giúp bảo vệ tế bào khỏe mạnh, duy trì các mô liên kết, đồng thời chữa lành vết thương. Cơ thể thiếu vitamin C thường gây ra bệnh còi xương. Bạn có thể nhận được đủ lượng vitamin C bằng cách tiêu thụ chế độ ăn uống cân bằng và đa dạng. Tuy nhiên, Bộ Y tế Mỹ khuyến cáo nếu bạn uống thực phẩm bổ sung, nên dùng ít hơn 1.000 mg vitamin C mỗi ngày, nếu không có thể gây đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi, khó chịu.
8. Thiếu vitamin D trong cơ thể có thể dẫn đến biến dạng xương, gây bệnh còi xương ở trẻ em, đau và loãng xương ở người lớn. Ngoài bổ sung bằng thực phẩm, bạn có thể bổ sung vitamin D từ ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, bổ sung quá nhiều vitamin D có thể khiến cơ thể thừa canxi, gây tổn thương thận, làm mềm xương.
9. Vitamin E hoạt động như một chất chống oxy hóa, bảo vệ màng tế bào, giúp duy trì làn da, mắt và tăng cường miễn dịch. Nếu bạn uống thực phẩm bổ sung vitamin E, nên uống ít hơn 540 mg mỗi ngày để không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào.
10. Vitamin K rất cần thiết cho sự đông máu, giúp chữa lành vết thương đúng cách. Một người trưởng thành cần khoảng 0.001 mg vitamin K mỗi ngày cho mỗi kg trọng lượng của họ. Chẳng hạn, nếu bạn nặng 65 kg, bạn cần 0.065 mg vitamin K/ngày.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×