Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Các vế câu ghép sau nối với nhau bằng cách nào?

Giup em
6 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
4.468
0
1
Linh Nhi
28/04/2018 19:37:38
Bài 5
-Dấu hai chấm có tác dụng báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
Khi báo hiệu lời nói của nhân vật, dấu hai chấm được dùng phói hợp với dấu ngoặc kép hay dấu gạch đầu dòng.
VD:Khoa kêu to: Mình về đây!
-Tác dụng của dấu phẩy là:
+ Ngăn cách thành phần phụ của câu với chủ ngữ và vị ngữ.
+ Ngăn cách các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu.
+ Ngăn cách một từ ngữ với bộ phận chú thích của nó.
+ Ngăn cách các vế của một câu ghép.
VD:Tôi trở về thành phố Hồ Chí Minh, thành phố thân yêu của tôi.
-Dấu ngoặc kép
+Dùng để đánh dấu lời dẫn trực tiếp (một câu nói của Găng-đi).
+ Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt, nghĩa được hình thành trên cơ sở phương thức ẩn dụ.
+ Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai : văn minh, khai hóa thực chất là bóc lột.
+Đánh dấu tên tác phẩm được dẫn.
VD:Long Khánh có nhiều cảnh thiên nhiên đẹp, nhất là Suối Tre. Khách tham quan đến đây đều nói " Suối Tre là Đà Lạt của miền Đông Nam Bộ".
-Dấu gạch ngang
Dấu gạch ngang được dùng để chú thích
Dấu gạch ngang dùng trước trích dẫn lời nói của nhân vật
Dấu gạch ngang dùng để liệt kê
Dấu gạch ngang để nối các từ
VD:Thị Kính- nhân vật chính trong vở chèo cổ Quan Âm Thị Kính- là người phụ nữ hiền dịu, nết na nhưng chịu nhiều oan khiên ngang trái.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
2
Cute Mai's
28/04/2018 19:41:11
0
2
Linh Nhi
28/04/2018 19:43:38
Bài 6
a, Rách mướp: rách bươm, rách tươm
b, Ướt át: ướt nhèm, ẩm ướt
c, To lớn: to đùng, to tướng, to kềnh, vĩ đại, khổng lồ, hùng vĩ...
1
2
ღ Ice Sea ღ
28/04/2018 19:58:53
Bài 1: Các vế câu ghép trong mỗi câu nối với nhau bằng:
a. Quan hệ từ “và”
b. Quan hệ từ “còn”
c. Cặp quan hệ từ “Chẳng những”... “mà”...
d. Cặp quan hệ từ “Mặc dù”... “nhưng”...
Bài 2: Trong mỗi phần câu văn thứ 2 liên kết với câu trước bằng cách:
a. Lặp từ ngữ “sân trường”
b. Thay thế từ ngữ “đội tuyển U23 Việt Nam” bằng từ “Họ”
c. Sử dụng quan hệ từ “Vì vậy”
Bài 3:
a. Từ đồng nghĩa
b. Từ đồng âm
c. Từ đồng nghĩa
d. Từ đồng âm
e. Từ đồng nghĩa
g. Từ đồng âm
Bài 4:
Trong câu đã dẫn có 2 cặp từ trái nghĩa. Đó là:
– lên >< về
– ngược >< xuôi
Bài 5: Tác dụng của:
– Dấu 2 chấm: báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước. Khi báo hiệu lời nói của nhân vật, dấu hai chấm được dùng phói hợp với dấu ngoặc kép hay dấu gạch đầu dòng.
VD: + Chủ tịch Hồ Chí Minh nói : "Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành ." Nguyện vọng đó chi phối mọi ý nghĩ và hành động trong suốt cuộc đời của Người. (Dấu 2 chấm báo hiệu lời nói của nhân vật, được dùng kết hợp với dấu ngoặc kép)
+ Tôi thở dài:
- Còn đứa bị điểm không, nó tả như thế nào?
- Nó không tả, không viết gì hết. Nó nộp giấy trắng cho có. Hôm trả bài, cô giận lắm. Cô hỏi: "Sao trò không chịu làm bài"? (Dấu 2 chấm báo hiệu lời nói của nhân vật, được dùng kết hợp vói dấu gạch ngang)
+ Bà thương không muốn bán
Bèn thả vào trong chum.
Rồi bà lại đi làm
Đến khi về thấy lạ :
Sân nhà sao sạch quá
Đàn lợn đã được ăn
Cơm nước nấu tinh tươm
Vườn rau tươi sạch cỏ.
(Dấu 2 chấm báo hiệu bộ phận đứng sau giải thích cho bộ phận đứng trước)
– Dấu phẩy:
+ Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ
VD: Bằng chiếc xe đạp mini Nhật, tôi bon bon tới trường.
TN CN VN
+ Ngăn cách các vế câu trong câu ghép
VD: Mưa rì rào, gió thổi ầm ầm.
CN VN CN VN
+ Ngăn cách các bộ phận cùng giữ chức vụ trong câu
VD: Con mèo ấy rất dễ thương, lại hay nghe lời tôi nữa.
CN VN1 VN2
– Dấu ngoặc kép:
+ Lời nói trực tiếp của nhân vật (thường có dấu hai chấm đứng trước)
VD: Rùa vàng không sợ người, nhô đầu lên cao nữa và tiến về phía thuyền Vua. Nó đứng nổi trên mặt nước và nói:" Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Vương".
+ Một số từ ngữ mượn lại của người khác được đưa vào trong bài viết (lúc này không cần đặt dấu hai chấm đứng trước)
VD: Giữa khung cảnh vẫn "non xanh nước biếc" như xưa, chúng tôi mải mê nhìn những cánh đồng chiêm mơn mởn, những chiếc cầu sắt mới tinh duyên dáng, những mái trường, những mái nhà tươi roi rói bên cạnh rặng tre non...
(Hoài Thanh - Thanh Tịnh)
+ Những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt (nhấn mạnh, mỉa mai, v,v...)
VD: Một thế kỉ "văn minh", "khai hóa" của thực dân cũng không làm ra được một tấc sắt.
(Thép Mới)
– Dấu gạch ngang:
+ Đánh dấu bộ phận giải thích
VD: Cô ấy – người con gái Hà Nội xinh đẹp có giọng hát rất hay..
+ Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
VD: Tôi thở dài:
– Còn đứa bị điểm không, nó tả như thế nào?
– Nó không tả, không viết gì hết. Nó nộp giấy trắng cho có. Hôm trả bài, cô giận lắm. Cô hỏi: "Sao trò không chịu làm bài"?
+ Dùng để liệt kê
VD: Tủ sách của tôi có rất nhiều loại sách:
– Sách nghiên cứu
– Sách khoa học
– Bách khoa toàn thư
...
+ Nối các bộ phận trong liên danh.
VD: Con tàu mà Bác đã làm phụ bếp để tìm đường cứu nước là tàu Đô đốc La – tu – sơ Tơ – rê – vin.
1
0
Minh Quan Le
13/04/2020 16:29:05
 Cho mik hơn 5 điểm mik sẽ cho giải cho các bn
1
0
Minh Quan Le
13/04/2020 16:31:26
Hoặc cho mik hơn 5  xu mik sẽ giải cho nha

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×