LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cách mở đầu và kết thúc của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá gợi cho em suy nghĩ gì?

1/ Cách mở đầu và kết thúc của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá gợi cho em suy nghĩ gì?
2/ Xác định biện pháp tu từ và nêu tác dụng của phép tu từ trong các câu sau:
a. Trăng cứ tròn vành vạnh / Kể chi người vô tình / Ánh trăng im phăng phắc / đủ cho ta giật mình (Nguyễn Duy)
b. Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp ưu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa (Bằng Việt)
c. Mặt trời xuống biển như hòn lửa / Sóng đã cài then đêm sập cửa / Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi / Câu hát căng buồm cùng gió khơi (Huy Cận)
4 trả lời
Hỏi chi tiết
7.213
4
3
Ngoc Hai
02/12/2017 18:26:44
1/
Bài thơ đc mở đầu bằng khúc hát hào hứng, phấn chấn của người dân chài tiến ra khơi khi hoàng hôn tới.
"mặt trời xuống biển như hòn lửa
.........
câu hát căng buồn cùng gió khơi"
biển hoàng hôn, hình ảnh mặt trời lặn đc so sánh với hòn lửa bị nhúng vào nc--- cảnh biển rực rỡ của n~ tia nắng cuối cùng xuống dát đỏ cả mặt biển, cùng n~ con sóng bạc đầu tạo ra lấp lánh.
Hoàng hôn mà vũ trụ ko gợi cảm giác tàn lụi mà lại là chuyển động khỏe khoắn và đẹp
- Câu thơ thứ 2 dùng biện pháp nhân hoá: sóng cài then, cài chặt then nhốt ánh sáng bằng 1 động tác "sập cửa" mau lẹ ---- thiên nhiên vũ trụ huyền bí, mênh mang trong màn đêm nhưng cũng gần gũi, thân thuộc như chính ngôi nhà của mỗi con nguời.
- khi thiên nhiên ngưng nghĩ cũng chính là lúc con nguời ngư dân hào hứng ra khơi --- người lao động ko e sợ màm đêm và biển cả.
----nguời lao động hăng say, chủ động ko ngại khó, ngại khổ
+, cụm từ "lại ra khơi " cho thấy đánh cá ban đêm ngoài biển khơi là một công việc quen thuộc, và thường ngày của người ngư dân=== Nhưng dù quen thuộc vậy mà họ ko chán nản mà lại hào hứng và say mê. Đi liền với côg việc là tiếng hát "đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi_ câu hát căng buồn cùng gió khơi
== ngay từ khổ thơ đầu, h ả nguời lao động đã song hành cùng tiếng hát

khổ thơ cuối điệp lại cấu trúc của đoạn mở đầu bài thơ nhưng cảm xúc mạnh hơn. Nghĩa là nó giống như là điệp khúc của 1 khúc ca khải hoàn ngập tràn niềm vui chiến thắng giữa con người vơi thiên nhiên
đoạn thơ như dựng lên 1 cuộc đua tốc độ giữa con thuyền và mặt trời. Hai đối thủ này cách xa nhau bởi nó đc nhắc đến ở đầu mút của bài thơ ---- kết qủa: con người chiến thắng nhờ vào tiếng hát tâm hồn lao động hăng say, phơi phới, con người lạc quan làm chủ thiên nhiên, làm chủ số phận
Điiểm nhìn của tg ở khổ cuối là điểm nhìn linh hoạt, chính điiểm nhìn này giúp tg hoàn thiện bức tranh hoành tráng về lao động.
== Hai câu trên "câu hát.. mặt trời" cái nhìn của tg là cái nhìn của 1 trọng tài đang nhìn đoàn thuyền, hướng về đoàn thuyền thấy đoàn thuyền luớt tới hối hả, căg tràn nhựa sống bởi tiếng hát ngập tràn .

--- thêm vào thành công của bài thơ là nhịp thơ thất ngôn cổ điển cân đối và sang trọng, toát ra 1 âm hưởng lãng mạn và hùng tráng --- đoạn thơ sảng khoái và tràn ngập tình yêu với cảm hứng ngợi ca --- sự ngợi ca Thiên nhiên giàu đẹp sức sống và bàn tay lao động kì diệu của con người.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
4
2
Ngoc Hai
02/12/2017 18:30:40
2/ Xác định biện pháp tu từ và nêu tác dụng của phép tu từ trong các câu sau:
a. Trăng cứ tròn vành vạnh / Kể chi người vô tình / Ánh trăng im phăng phắc / đủ cho ta giật mình (Nguyễn Duy)
=> nhan hoa
=> Ta canh yen tinh den nao long
b. Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp ưu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa (Bằng Việt)
=> Hình ảnh “bếp lửa” trong màn sương sớm đã được khắc họa giản dị nhưng rõ nét và sống động qua ba câu thơ. “Bếp lửa” có lúc sáng mãnh liệt, có lúc yếu, không định hình đã trở thành một đồ dùng, một hình ảnh gần gũi và quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày của người dân Việt Nam. Đó không chỉ là nơi để đun nấu mà còn là nơi sum họp, ghi dấu những niềm vui, nỗi buồn của mọi gia đình. Điệp ngữ “một bếp lửa” cùng với các từ láy “chờn vờn”, “ấp iu” đã gợi nên sự ấm áp, đầy tình thương yêu như tấm lòng bà. Từ “ấp iu” gợi lên sự khéo léo của bàn tay bà khi bà nhóm bếp lửa, tấm lòng yêu thương, chi chút của bà đến con cháu. Trong hồi tưởng của cháu, hình ảnh người bà luôn hiện diện cùng bếp lửa qua bao năm tháng. Hình ảnh của bà hiện lên một cách nhẹ nhàng nhưng vô cùng đẹp đẽ trong trái tim người cháu, bà vẫn luôn nhóm bếp lửa mỗi sáng mỗi chiều suốt cả cuộc đời. Hình ảnh “bếp lửa” là biểu hiện cụ thể và sinh động về sự tần tảo, chăm sóc và yêu thương của người bà đối với con cháu trong mọi hoàn cảnh khó khăn, gian khổ. Trước sự hy sinh của bà, người cháu luôn “thương bà biết mấy nắng mưa”. Từ đó làm bật lên tình cảm sâu nặng của người cháu một cách thật tự nhiên, không thể tà xiết vì những “nắng mưa”, khó nhọc vất vả của cuộc đời bà. Từ “thương” diễn đạt rất chân thật mà giản dị không chút hoa mỹ tấm lòng yêu mến bà của cháu.
c. Mặt trời xuống biển như hòn lửa / Sóng đã cài then đêm sập cửa / Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi / Câu hát căng buồm cùng gió khơi (Huy Cận)
=> Nghệ thuật so sánh nhân hóa cho thấy cảnh biển hoàng hôn vô cùng tráng lệ, hùng vĩ. Mặt trời được ví như một hòn lử khổng lồ đang từ từ lặn xuống. Trong hình ảnh liên tưởng này, vũ trụ như một ngôi nhà lớn, với đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ, những lượn sóng là then cửa. Chi tiết Mặt trời xuống biển có thể gây ra sự thắc mắc của người đọc vì bài thơ tả cảnh đoàn thuyền đánh cá ở vùng biển miền Bắc, mà ở bờ biển nước ta, trừ vùng Tây Nam thường chỉ thấy cảnh mặt trời mọc trên biển chứ không thể thấy cảnh mặt trời lặn xuống biển. Thực ra hình ảnh mặt trời xuống biển là được nhìn từ trên con thuyền đang ra biển hoặc từ một hòn đảo vào lúc hoàng hôn, nhìn về phía tây, qua một khoảng biển thì vẫn có thể thấy như là mặt trời xuống biển. Với sự quan sát tinh tế nhà thơ đã miêu tả rất thực chuyển đổi thời khắc giữa ngày và đêm.
1
1
Quỳnh Anh Đỗ
02/12/2017 19:48:38
”Mặt trời xuống biển như hòn lửa 
Sóng đã cài then đêm sập cửa 
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi 
Câu hát căng buồm cùng gió khơi” 

Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” là bài thơ được Huy Cận sáng tác vào năm 1958, nhân một chuyến đi thực tế ở vùng mỏ Hồng Gia - Cẩn Phả - Quảng Ninh. Bài thơ đã dụng được một không khí khẩn trương, hăng say của những người lao động đánh cá trong một đêm trên biển, với tư thế làm chủ thiên nhiên, biển cả. Bốn câu thơ đầu diển tả cảnh ra khơi của “Đoàn thuyền đánh cá”, mở đầu cho một đêm đánh cá trên biển. 
Hai câu thơ đầu diển tả thời điểm ra khơi của “Đoàn thuyền đánh cá”. Thời gian ở đây là lúc ngày tàn, được miêu tả bằng những chi tiết, hình ảnh cụ thể, giàu giá trị gợi cảm: ”Mặt trời xuống biển như hòn lửa-sóng đã cài then đêm sập cửa”. Ơ câu thơ này, tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh. Màu đỏ của “mặt trời” được so sánh với “hòn lửa”. Viết về cảnh biển đêm, ngày tàn, nhưng cảnh vẫn không hoang vắng nhờ hình ảnh rực sáng này. Trong cản quan của Huy Cận, vũ trụ là một ngôi nhà khổng lồ. Khi ngày đã tàn, “Mặt trời xuống biển”, màn đêm buông xuống “Đêm sập cửa” thì sóng biển như “then cài” đóng lại cánh cửa khổng lồ ấy. Những hình ảnh ẩn dụ này chứng tỏ nhà thơ có trí tưởng tượng phong phú. 
Đối với thiên nhiên thì một ngày đã khép lại, nhưng với đoàn thuyền đánh cá thì đây lại là thời điểm bắt đầu cho công việc đánh cá trên biển trong đêm. 
“Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi 
Câu hát căng buồm cùng gió khơi” 
Từ “lại” nói lên rằng hằng ngày vào cái thời điểm ấy, khi trời yên biển lặng, đoàn thuyền ra khơi đã thành một cảnh quen thuộc.
Hình ảnh thơ “Câu hát căng buồn cùng gió khơi” là một hình ảnh được xây dựng nhờ một trí tưởng tượng phong phú. Huy Cận đã miêu tả, đã cụ thể hoá tiếng hát của những người lao động. Những người lao động đánh cá ra khơi cùng với tiếng hát khoẻ khoắn đến mức tạo nên một sức mạnh (cùng với gió khơi) làm căng những cánh buồm. Họ ra khơi với một niềm phấn khởi, niềm tin vào thành quả lao động. 
Bốn câu thơ mở đầu miêu tả cảnh ra khơi của “Đoàn thuyền đánh cá”. Cảnh ngày tàn mà vẫn ấm áp, vẫn tràn đầy niềm vui, niềm lạc quan của người lao động. Không khí chung của bốn câu thơ mở đầu này chi phối không khí chung của cả bài thơ.
1
1
NoName.268192
27/05/2018 16:26:23
ý nghĩa của kết cấu đầu cuối tương ứng trong tác phẩm đoàn thyền đánh cá ???

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư