Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cách sắp xếp các đặc điểm của văn bản được thể hiện trình tự lô gic như thế nào?

Vb : đi bộ ngao du
1/ cách sắp xếp các đặc điểm của văn bản được thể hiện trình tự lô gic như thế nào
2/ Tại sao nói ru - xô là một người giản dị quý trọng tự do và yêu thiên nhiên em hãy nêu một vài suy nghĩ về nét tính cách này của nhà văn thể hiện qua đoạn trích
3/ trong văn bản có khi tác giả sử dụng đại từ nhân xưng là Ta .nhưng cũng có khi là Tôi . theo em sự thay đổi này có tác dụng gì ?
4/ em hãy nhận xét về cách lập luận thể hiện trong văn bản
4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
2.741
13
1
mỹ hoa
11/03/2018 12:01:15
2 - Đối với Ru-xô, tự do là mục tiêu quan trọng hàng đầu. Ông luôn khao khát tự do. Ông cảm thấy tự do quý giá như thế nào từ khi còn nhỏ tuổi bị chủ xưởng chửi mắng, đánh đập rồi lại phải đi ở cho người ta để kiếm ăn (dẫn chứng lấy ở mục Những điều cần lưu ý). Suốt đời ông lại đấu tranh cho tự do chống lại chế độ phong kiến (dẫn chứng lấy ở mục Những điều cần lưu ý).
- Ru-xô lại là người thuở nhỏ hấu như không được học hành. Ông rất khao khát kiến thức, cả đời ông phải nỗ lực tự học. Có lẽ vì thế nên lập luạn trau dồi vốn tri thức, không phải trong sách vở mà từ thực tiễn sinh động của thiên nhiên được ông xếp ở vị trí thứ hai trong số các lợi ích của đi bộ ngao du.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
7
12
mỹ hoa
11/03/2018 12:02:16
2/
Phải chăng qua luận điểm này, nhà văn đã đề cao con người tự nhiên, ông chỉ rõ phải đưa con người vào trong môi trường tự nhiên để mở mang kiến thức, phát triển nhân cách. Giáo dục không được thoát li tự nhiên, nêu không sẽ trở thành viển vông, vô nghĩa. Tư tưởng ấy, quan niệm ấy rất tiến bộ, đến nay vẫn còn nhiều ý nghĩa. Ru-xô là nhà văn tiến bộ người Pháp. Cuộc đời lao động đầy gian truân của ông đã đào luyện ông thành nhà văn có tư tưởng tiến bộ đấu tranh cho tự do và bình đẳng giữa con người với con người trong xã hội phong kiến Pháp thế kỉ XVIII. Tác phẩm Ê-min hạy về giáo dục được Ru-xô viết vào năm 1762 là đỉnh cao triết học của ông, gồm có năm cuốn. Ê-min là một nhân vật tượng trưng được nuôi dưỡng từ thuở bé trong cuộc sống tự nhiên, trong môi trường dân chủ và tự do nên nhân cách, trí tuệ và thể lực ngày một phát triển tốt đẹp. Trích đoạn Đi bộ ngao du rút trong cuốn 5, khi Ê-min đã khôn lớn, trưởng thành. Qua đoạn trích, Ru-xô khẳng định đi bộ ngao du thật có ích và vô cùng thú vị.
Đi bộ ngao du là một bài văn nghị luận. Luận đề chính tác giả đưa ra là: đi bộ ngao du thú vị hơn đi ngựa, vấn đề này được Ru-xô làm sáng tỏ bằng ba lập luận chính. Đó là đi bộ ngao du ta hoàn toàn được tự do, thoải mái; đi bộ ngao du làm cho con người có dịp trau dồi kiến thức của mình; đi bộ ngao du còn làm cho ta tăng cường sức khỏe, tinh thần sảng khoái. Ta hãy xem nhà văn đã trình bày ba luận điểm này như thế nào.
Mở đầu đoạn trích, Ru-xô viết: Tôi chỉ quan niệm được một cách đi ngao du thú vị hơn đi ngựa: đó là đi bộ. Như vậy là luận đề chính đã được đưa ra. Mới nghe, ta ngỡ là nói chơi. Nhưng ởvào thời điểm của thế kỉthứ XVIII, đây làmột nhật hiện bất ngờ. Cách đi (đi bộ) của người chân đất, cách đi hành xác nhọc nhằn lại trở thành một thú chơi hơn hẳn các phương tiện văn minh (đi ngựa) hay bất kỳ thành tựu khoa học nào (ô tô, tàu hỏa, tàu thủy, máy bay...) thế thì còn phải là nói chơi nữa hay không?.
Thuyết phục người đọc phải tin vào quan niệm Đi bộ ngao du thú hơn đi ngựa, nhà văn đã đưa ra luận điểm thứ nhất: đi bộ ngao du rất tự do thoải mái và chủ động. Ta ưa đi lúc nào thì đi, ta thích dừng lúc nào thì dừng, ta muốn hoạt động nhiêu ít thếnào là tùy... ta quay sang phải, sang trái... Như vậy, chẳng phải là đi bộ ngao du là cách mà con người được giải phóng, được tự do hay sao? Đại từ ta được dùng liên tiếp trong các câu của đoạn văn đã có sức thuyết phục cao, nhấn mạnh kinh nghiệm của bản thân trong việc đi bộ ngao du, củng cốlòng tin của người đọc. Đoạn văn đã diễn tả được cái hứng khởi tràn đây trong bối cảnh tự do khi con người được cởi trói với những ràng buộcxung quanh. Cái tôi vang lên tiếp sau từ ta nghe như là cả một thế giới tự do, nó được tháo cũi xổ lồng, tiếp xúc với cả thế giới bao la hùng vĩ mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người. Này nhé, Tôi đi bất cứ đâu tôi ưa thích, tôi lưu lại đấy...Tôi chẳng phụ thuộc vào con ngựa hay gã phu trạm... Tôi hưởng thụ tất cảsự tự do mà con người có thểhưởng thụ... Câu văn, dòng văn cứ lôi cuốn người đọc đến say người chính là ởtư thế tự do mà con người ta có được. Tự do đã chắp cánh tâm hồn bay bổng. Cách lập luận của đoạn văn vừa song hành vừa móc xích. Song hành trong cách bộc lộ chủ thểtự do (đại từ ta). Móc xích dưới hình thức câu hỏi và tự mình giải đáp (đại từ tôi). Vừa trần thuật giả định trong một câu chưa trọn ý: Nếu tôi mệt... đã lập tức có một cái tôi khác trả lời trong quan hệ hô ứng vang lên: Nhưng Ê-min cómệt gì lắm đâu; em to khỏe; và sao em lại mệt được cơ chứ? Sự tách mình ra làm hai con người khác kết hợp với sự hỏi đáp cũng chỉ là một con người mà thôi! Nó đã làm đoạn văn như một lời đàm đạo, nghĩa là đối thoại với người nghe một cách từ tốn, hồn nhiên, không có gì nặng nề, áp đặt. Không rơi vào tình thế phát ngôn một chiều, đơn điệu, nhưng lại sâu lắng trong lòng người đọc: đi bộ ngao du đem lại cảm giác tự do thưởng ngoạn cho con người!.
Con người tự do, tư tưởng thoải mái thì ắt nhận thức sẽ hiệu quả hơn. Đó chính là luận điểm thứ hai màRu-xô đã chứng minh bằng thực tiễn cuộc sống. Quả thật, đi bộ ngao du làđể quan sát, tìm tòi, phát hiện như Ta-lét, Pla-tông và Pi-ta-go, những nhà triết học, toán học vĩ đại của Hy Lạp thời cổ. Đi bộ ngao du là để xem xét những tài nguyên, là đểbiết các đặc sản nông nghiệp và cách thức trồng trọt những đặc sản ấy, là để phát triển hứng thú với tự nhiên học: xem xét một khoảng đất mà mình đã qua, ghè một mẫu quả lên đá, sưu tập hoa lá, những hòn sỏi, các hóa thạch của những quả núi. Ru-xô so sánh một cách hóm hỉnh nhưng chính xác vô cùng để làm nỗi bật lí lẽ của mình: phòng sưu tập của những triết gia thì có đủ các thứ linh tinh vì họ chỉ biết gọi tên nhưng chẳng có một ý niệm gì về tự nhiên cả. Trái lại, phòng sưu tập của Êmin là phòng sưu tập cả trái đất, còn phong phú hơn các phòng sưu tập của vua chúa. Bởi cái mà họ tưởng là đủ nhưng chỉ là một nửa, thậm chí còn khác xa sự thật. Còn sự thật của thiên nhiên hùng vĩ phải có linh hồn của nó, nghĩa là nơi mọi vật đều ở đúng chỗ như trái đất đã an bài tạo nên một tổng thể hài hoà và sinh động, mọi sự sắp xếp mà không một nhà khoa học tài giòi nào có thểsắp xếp tốt hơn. Một phép so sánh đầy sức thuyết phục: nhà tự nhiên học Đô-băng-tông chắc cũng không thể nào làm tốt hơn phòng sưu tập của Ê-min.
Phải chăng qua luận điểm này, nhà văn đã đề cao con người tự nhiên, ông chỉ rõ phải đưa con người vào trong môi trường tự nhiên đểmởmang kiến thức, phát triển nhân cách. Giáo dục không được thoát li tự nhiên, nêu không sẽ trở thành viển vông, vô nghĩa. Tư tưởng ấy, quan niệm ấy rất tiến bộ, đến nay vẫn còn nhiều ý nghĩa.
Đi bộ ngao du là cách tốt nhất để tăng cường sức khoẻ. Đây chính là luận điểm thứ ba. Cách trình bày luận điểm này độc đáo ởchỗ: tác giả đặt nó trong ý nghĩa kép của cuộc đi bộ ngao du. Việc tăng cường sức khoẻ, do cách đặt vấn đề ấy như một tác dụng phụ, một tác dụng bổsung, một công đôi việc. Câu văn vừa như một sự chuyển ý vừa như nêu vấn đề: Biết bao hứng thú khác nhau ta tập hợp được nhờ cách ngao du thú vị ấy, không kể sức khoẻ tăng cường, tính khí trởnên vui vẻ. Kẻ xa hoa sống trong tiện nghi sang trọng ngồi trong các cỗ xe tốt chạy rất êm thi tâm hồn bệnh hoạn: mơ màng, buồn bã, cáukỉnh hoặc đau khổ. Trái lại, Ê-min vì đi bộ nhiều nên lạc quan yêu đời, luôn luôn vui vẻ, khoan khoái và hài lòng với tất cả. Đó là hai thái cực trái ngược nhau. Cách so sánh mới khách quan làm sao? Bởi tác giả không tự thể nghiệm mình trong các cuộc đi bộ ngao du, mà đứng ở một góc nhìn quan sát. Chỉ một hình ảnh đắt giá đã làm nổi bật luận điểm, sức thuyết phục lên càng cao.
Từ khách quan, nhà văn lại trở về với ý tưởng chủ quan.Từ ta đã phát huy tác dụng đến tối đa, giọng văn trở nên hân hoan có khả năng chia sẻ, đồng cảm. Điều kiện ăn ngủ tuy thật thô sơ, thậm chí còn thiếu thốn của đời sống vật chất bình thường không đủ ngăn được những cảm giác khoan khoái của cơ thể và tâm hồn sau những cuộc đi bộ ngao du đem lại: Ta hân hoan biết bao khi về gần đến nhà! Một bữa cơm đạm bạc sao mà có vẻ ngon lành thế! Ta thíchthú biết bao khi lại ngồi vào bàn ăn! Ta ngủ ngon giấc biết bao trong một cái giường tồi tàn. Thú vị của việc đi bộ ngao du là làm cho con người trở nên giản dị hơn, biết sống, yêu cuộc sống hơn.
Tuy đề cao lợi ích của đi bộ ngao du nhưng bài văn không phải là bài quảng cáo, lời hô khẩu hiệu. Người đi bộ đã có điểm dừng đúng chỗ: Khi ta muôn đến một nơi nào, ta có thể phóng bằng xe ngựa trạm; nhưng khi ta muốn ngao du, thì cần phải đi bộ. Đi bộ ngao du chỉ có giới hạn ởmục đích, có chừng mực của nó mà thôi!.
Cách viết của Ru-xô thâm trầm, giản dị, giọng văn thay đổi, lúc thì tranh biện, lúc thì tâm sự, lúc thì hân hoan sung sướng. Lí lẽ, dẫn chứng đưa ra là sự thực hiển nhiên, là chân lí đầysức thuyết phục đã khẳng định một chân lí: đi bộ ngao du là thoải mái, tự do, rất bổích và thú vị. Ai cũng cần biết, nên biết đi bộ ngao du là để mởmang kiến thức. Mở rộng tầm mắt, phát triển nhân cách, thể lực, làm cho cuộc sống có sắc màu ý vị. Đằng sau một bài văn nghị luận được viết theo lối văn nhật dụng đời thường, ta thấy hiện lên một con người có văn hoá - Ấy là một Ru-xô giản dị, quý trọng tự do và yêu quý thiên nhiên.
6
3
mỹ hoa
11/03/2018 12:03:15
3/ Tác giả dùng “ta” khi lí luận chung, tác giả xưng “tôi” khi nói về những cảm nhận và cuộc sống từng trải của riêng ông.
Cũng có chỗ nữưng trải nghiệm của cái "tôi" riêng tư ấy được thể hiện dưới dạng kể chuyện về Ê-min, người học trò của ông, tuy rằng Ê-min chỉ là một người học trò do ông tưởng tượng ra mà thôi.
Nhờ sự xen kẽ giữa lí luận trừu tượng (gắn với "ta”) và những trải nghiệm của cá nhân tác giả (gắn với “tôi") nên áng văn nghị luận này không khô khan mà rất sinh động.
9
3
mỹ hoa
11/03/2018 12:04:33
4/
Trật tự các luận điểm ở đây được sắp xếp hợp lí. Hợp lí trong sự thể hiện tư tưởng của tác giả : lòng khao khát tự do. Suốt đời Rut-xô theo điểm đấu tranh cho tự do. Cho nên chủ đề về tự do được đề cập đến trước tiên. Tuổi thơ Rut-xô lại không được học hành, trong tình yêu tự do còn bao gồm cả khát khao tìm hiểu, học hỏi tri thức. Cho nên, chủ đề về thu lượm, trau dồi hiểu biết, tri thức về cuộc sống được ông đề cập đến tiếp sau chủ đề về tự do.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×