“Đeo nhạc cho mèo” là một câu chuyện ngụ ngôn mang lại tiếng cười cho người đọc, nhưng đồng thời có ý nghĩa và giá trị nhân sinh sâu sắc. Truyện mượn hình ảnh chuột sợ mèo để phản ánh hiện thực xã hội lúc bấy giờ đầy rẫy những bất công cũng như nghiêm khắc phê phán những con người không biết đấu tranh vì quyền lợi cho mình, sống nhút nhát, ỷ lại.
Từ xưa đến nay chuột sợ mèo luôn là chuyện rất bình thường. Vốn dĩ chuột sinh ra đã bị con người ghét vì phá hoại mùa màng, đồ vật trong gia đình. Còn mèo thì ngược lại, mèo là vật nuôi trong gia đình có chức năng bắt chuột, mang lại sự bình yên cho gia đình đó. Bởi vậy, loài chuột rất sợ mèo, và luôn muốn tìm moi cách để trừ khử mèo. Nhưng sự thông minh của mèo và sự nhút nhát, sợ sệt của loài chuột nên muôn đời chuột vẫn luôn sợ mèo, không dám tới gần.
Họ nhà chuột rất tức giận khi mèo hoành hành, chuột cứ bị mèo giết hết nên hội đồng chuột đã bày mưu tính kế để tiêu diệt loài mèo. Trong lễ hội nhà chuột, chuột cống đã đưa ra ý kiến đeo nhạc cho mèo để mèo đi đến đâu loài chuột sẽ biết và sẽ nhanh chân chạy thoát. Ai cũng đồng ý với ý kiến của chuột cống và tán thưởng rằng đó là ý kiến hay và cần phải thực hiện ngay. Tuy nhiên khi đề cập đến vấn đề ai sẽ là người đi đeo nhạc cho mèo thì tất cả đều ỷ lại nhau, đùn đẩy nhau, ai cũng sợ phải đối mặt với mèo.
Chuột chù là kẻ thấp cổ bé họng nên bị lũ chuột đùn đẩy trách nhiệm đi đeo nhạc cho mèo. Bởi rằng chuột chù rất nhút nhát, nhưng cũng không thể từ chối trách nhiệm nên đã chấp nhận đi, nhưng cuối cùng chuột chù hoảng sợ bỏ chạy và làm rơi cả nhạc.
HỌ nhà chuột ai cũng muốn bình yên, nhưng ai cũng sợ hãi, chỉ muốn lợi ích mà không chịu xông pha. CHính vì vậy mà chuột muôn đời vẫn luôn sợ mèo, vẫn luôn không tránh khỏi sự hao tổn do mèo gây ra.
TRuyện ngụ ngôn “Đeo nhạc cho mèo” có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với con người. TRong xã hội luôn có những bất công, kẻ mạnh luôn chiến thắng kẻ yếu, nhưng nếu kẻ yếu có chí khí, có mục đích và nghị lực thì chắc chắn có thể lật ngược tình thế. Thực tế nhiều người chỉ vì lợi ích của mình, chỉ biết hưởng lợi mà không dám đánh đổi, không dám hi sinh. Như thế thì chỉ muôn đời chịu lép vế.
TRuyện đã phản ánh rất chân thực và sâu sắc xã hội loài người, nhắc nhở chúng ta cần phải biết tự lực cánh sinh, không nên ỷ lại người khác. Nếu chúng ta luôn sợ hãi thì mãi mãi chúng ta không làm được bất cứ điều gì, chỉ loay hoay trong chính suy nghĩ của bản thân. SUốt đời không thể giải phóng được sự bế tắc trong bản thân.
Câu chuyện có ý nghĩa giáo dục, nhắc nhở con người nên tìm cho mình một hướng đi, để có thể là mình, sống vì mình.