LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận 7 câu đầu bài "Đồng chí" của Chính Hữu

Giúp mik với
7 trả lời
Hỏi chi tiết
3.132
0
0
Ori
17/05/2019 21:15:44
Bài thơ “Đồng chí” là một trong những bài thơ hay nhất về tình đồng đội, đồng chí của các anh bộ đội cụ hồ trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Với cảm nhận tinh tế, tác giả Chính Hữu – một nhà thơ, chiến sĩ đã xúc động mà sáng tác ra bài thơ. Tình đồng chí đồng đội sâu nặng dù trong hoàn cảnh khó khăn và thiếu thốn được thể hiện rõ nhất trong 7 câu thơ đầu cảu bài thơ.
Mở đầu đoạn thơ là nguồn gốc xuất thân của những người lính cách mạng trong kháng chiến chống Pháp:
“Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”
Họ là những người xuất thân từ nông dân, hình ảnh đó được tác giả mô tả rất chân thực, giản dị mà đầy cao đẹp. Với giọng điệu thủ thỉ, tâm tình như đang kể chuyện, giới thiệu về quê hương của anh và tôi. Họ đều là những người con của vùng quê nghèo khó, nơi “nước mặn đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá”. Dù cuộc sống nơi quê nhà còn nhiều khó khăn, đói nghèo nhưng vì tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc mà họ sẵn sàng tham gia chiến đấu bảo vệ đất nước. Đó là sự đồng cảnh ngộ, là niềm đồng cảm sâu sắc giữa những người lính ngày đầu gặp mặt.
“Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”
Mỗi người một quê hương, miền đất khác nhau và xa lạ với nhau nhưng họ đã về đây đứng chung hàng ngũ, có cùng lí tưởng và mục đích chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Tình đồng chí đã nảy nở và bền chặt trong sự chan hòa, chia sẻ những gian khổ của cuộc sống chiến trường, tác giả đã sử dụng một hình ảnh rất cụ thể, giản dị và gợi cảm để nói lên tình gắn bó đó:
“Súng bên súng đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”
Hoàn cảnh chiến đấu nơi khu rừng Việt Bắc quá khắc nghiệt, đêm trong rừng rét đến thấu xương. Cái chăn quá nhỏ, loay hoay mãi cũng không đủ ấm, chính từ hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn ấy họ đã trở thành tri kỉ với nhau. Những vất vả, khắc nghiệt và nguy nan đã gắn kết họ lại với nhau, khiến cho những người đồng chí trở thành người bạn tâm giao gắn bó. Chính tác giả cũng đã từng là một người lính, nên câu thơ đã chan chứa, tràn đầy tình cảm trìu mến sâu nặng với đồng đội. Từ “Đồng chí” được đặt riêng một dòng thơ, tuy ngắn gọn nhưng ngân vang, thiêng liêng. Tình đồng chí không chỉ là chung chí hướng, cùng mục đích mà hơn hết đó là tình tri kỉ đã được đúc kết qua bao gian khổ, khó khăn. Chẳng còn sự ngăn cách giữa những người đồng chí, họ đã trở thành một khối thống nhất, đoàn kết và gắn bó.
Qua bảy câu thơ đầu của bài thơ “Đồng chí”, Chính Hữu đã sử dụng nhiều hình ảnh chân thực, gợi tả và khái quát cao đã thể hiện được một tình đồng chí chân thực, không phô trương nhưng lại vô cùng lãng mạn và thi vị. Tác giả đã thổi hồn vào bài thơ tình đồng chí tri kỉ, keo sơn và gắn bó, trở thành một âm vang bất diệt trong tâm hồn những người lính cũng như con người Việt Nam.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
0
Trần Thị Huyền Trang
17/05/2019 21:25:58
1
0
2
0
doan man
17/05/2019 21:48:48
1. Mở bài
Giới thiệu tác giả, tác phẩm và 7 câu thơ đầu: Tác giả Chính Hữu – một nhà thơ, chiến sĩ đã xúc động mà sáng tác ra bài thơ. Tình đồng chí đồng đội sâu nặng dù trong hoàn cảnh khó khăn và thiếu thốn được thể hiện rõ nhất trong 7 câu thơ đầu cảu bài thơ
2. Thân bài
-Cảm nhận về nguồn gốc xuất thân của những người lính: Họ đều là những người con của vùng quê nghèo khó, nơi “nước mặn đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá”
-Cảm nhận về sự tương đồng trong nhiệm vụ và lí tưởng sống của người lính: Mỗi người một quê hương, miền đất khác nhau và xa lạ với nhau nhưng họ đã về đây đứng chung hàng ngũ, có cùng lí tưởng và mục đích chiến đấu bảo vệ Tổ quốc
-Hoàn cảnh gian khổ khó khăn đã gắn kết tình cảm người lính: Hoàn cảnh chiến đấu nơi khu rừng Việt Bắc quá khắc nghiệt, đêm trong rừng rét đến thấu xương. Cái chăn quá nhỏ, loay hoay mãi cũng không đủ ấm, chính từ hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn ấy họ đã trở thành tri kỉ với nhau
-Sự thiêng liêng, cao cả trong tình đồng chí: Tình đồng chí không chỉ là chung chí hướng, cùng mục đích mà hơn hết đó là tình tri kỉ đã được đúc kết qua bao gian khổ, khó khăn
3. Kết bài
Ý nghĩa của bảy câu thơ đầu: Qua bảy câu thơ đầu của bài thơ “Đồng chí”, Chính Hữu đã sử dụng nhiều hình ảnh chân thực, gợi tả và khái quát cao đã thể hiện được một tình đồng chí chân thực, không phô trương nhưng lại vô cùng lãng mạn và thi vị.
_____________
dàn ý nhé (^^)
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
18/05/2019 11:37:16
Hai câu thơ đầu cấu trúc song hành, đối xứng làm hiện lên hai “gương mặt" người chiến sĩ rất trẻ, như đang tâm sự cùng nhau. Giọng điệu tâm tình của một tình bạn thân thiết:
"Quê hương anh nước mặn, đồng chua,
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá".
Quê hương anh và làng tôi đều nghèo khổ, là nơi "nước mặn, đồng chua", là xứ sở "đất cày lên sỏi đá". Mượn tục ngữ, thành ngữ để nói về làng quê, nơi chôn nhau cắt rốn thân yêu của mình, Chính Hữu đã làm cho lời thơ bình dị, chất thơ mộc mạc, đáng yêu như tâm hồn nguời trai cày ra trận đánh giặc. Sự đồng cảnh, đồng cảm và hiểu nhau là cơ sở, là cái gốc làm nên tình bạn, tình đồng chí sau này.
Năm câu thơ tiếp theo nói lên một quá trình thương mến: từ "đôi người xa lạ" rồi "thành đôi tri kỉ", về sau kết thành "đồng chí". Câu thơ biến hóa, 7, 8 từ rồi rút lại, nén xuống 2 từ, cảm xúc vần thơ như dồn tụ lại, nén chặt lại. Những ngày đầu đứng dưới lá quân kì: "Anh với tôi đôi người xa lạ - Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau". Đôi bạn gắn bó với nhau bằng bao kỉ niệm đẹp:
"Súng bên súng, đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Đồng chí!"
"Súng bên súng" là cách nói hàm súc, hình tượng: cùng chung lí tưởng chiến đấu, "anh với tôi" cùng ra trận đánh giặc để bảo vệ đất nước quê hương, vì độc lập, tự do và sự sống còn của dân tộc. "Đầu sát bên đầu" là hình ảnh diễn tả ý hợp tâm đầu của đôi bạn tâm giao. Câu thơ "Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ" là câu thơ hay và cảm động, đầy ắp kỉ niệm một thời gian khổ. Chia ngọt sẻ bùi mới "thành đôi tri kỉ". "Đôi tri ki" là đôi bạn rất thân, biết bạn như biết mình. Bạn chiến đấu thành tri kỉ, về sau trở thành đồng chí! Câu thơ 7, 8 từ đột ngột rút ngắn lại hai từ "đồng chí” làm diễn tả niềm tự hào xúc động ngân nga mãi trong lòng. Xúc động khi nghĩ về một tình bạn đẹp. Tự hào về mối tình đồng chí cao cả thiêng liêng, cùng chung lí tưởng chiến đấu của những người binh nhì vốn là những trai cày giàu lòng yêu nước ra trận đánh giặc. Các từ ngữ được sử dụng làm vị ngữ trong vần thơ: bên, sát, chung, thành - đã thể hiện sự gắn bó thiết tha của tình tri ki, tình dồng chí. Cái tấm chăn mỏng mà ấm áp tình tri kỉ, tình đồng chí ấy mãi mãi là kỉ niệm đẹp của người lính, không bao giờ có thể quên.
1
0
(•‿•)
18/05/2019 12:18:09
Bài thơ mở đầu bằng hai câu đối nhau rất chỉnh:
“Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”
Hai câu thơ giới thiệu quê hương "anh" và “tôi” – những người lính xuất thân là nông dân. Giọng điệu thủ thỉ, tâm tình như lời kể chuyện, tâm sự của hai người đồng đội nhớ lại kỉ niệm về những ngày đầu tiên gặp gỡ. Họ đều là con em của những vùng quê nghèo khó, là những nông dân ở nơi “nước mặn đồng chua” hoặc ở chốn “đất cày lên sỏi đá.Hình ảnh “quê hương anh” và “làng tôi” hiện lên với biết bao nỗi gian lao vất vả, mặc dù nhà thơ không chú ý miêu tả. Nhưng chính điều đó lại làm cho hình ảnh vốn chỉ là danh từ chung chung kia trở nên cụ thể đến mức có thể nhìn thấy được, nhất là dưới con mắt của những người con làng quê Việt Nam. Thành ngữ dân gian được tác giả vận dụng rất tự nhiên, nhuần nhuỵ khiến người đọc có thể dễ dàng hình dung được những miền quê nghèo khổ, nơi sinh ra những người lính. Khi nghe tiếng gọi thiêng liêng của Tổ Quốc, họ sẵn sàng ra đi và nhanh chóng có mặt trong đoàn quân chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc.Hai câu thơ theo cấu trúc sóng đôi, đối ứng: “Quê anh – làng tôi” đã diễn tả sự tương đồng về cảnh ngộ. Và chính sự tương đồng về cảnh ngộ ấy đã trở thành niềm đồng cảm giai cấp, là cơ sở cho tình đồng chí, đồng đội của người lính.
Trước ngày nhập ngũ, những con người này vốn “xa lạ”:
“Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”
Những câu thơ mộc mạc, tự nhiên, mặn mà như một lời thăm hỏi. Họ hiểu nhau, thương nhau, tri kỉ với nhau bằng tình tương thân tương ái vốn có từ lâu giữa những người nghèo, người lao động. Nhưng “tự phương trời” họ về đây không phải do cái nghèo xô đẩy, mà họ về đây đứng trong cùng đội ngũ do họ có một lí tưởng chung, cùng một mục đích cao cả: chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc. Hình ảnh : “Anh – tôi” riêng biệt đã mờ nhoà, hình ảnh sóng đôi đã thể hiện sự gắn bó tương đồng của họ trong nhiệm vụ và lí tưởng chiến đấu: “Súng bên súng đầu sát bên đầu”. “Súng” và “đầu” là hình ảnh đẹp, mang ý nghĩa tượng trưng cho nhiệm vụ chiến đấu và lý tưởng cao đẹp. Điệp từ “súng” và “đầu” được nhắc lại hai lần như nhấn mạnh tình cảm gắn bó trong chiến đấu của người đồng chí.
Tình đồng chí nảy nở bền chặt trong sự chan hoà, chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui, đó là mối tình tri kỉ của những người bạn chí cốt mà tác giả biểu hiện bằng một hình ảnh thật cụ thể, giản dị mà hết sức gợi cảm: “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”. Đêm Việt Bắc thì quá rét, chăn lại quá nhỏ, loay hoay mãi không đủ ấm. Đắp được chăn thì hở đầu, đắp được bên này thì hở bên kia. Chính trong những ngày thiếu thốn, khó khăn ấy từ “xa lạ” họ đã trở thành tri kỉ của nhau. “Tri kỉ” là người bạn thân thiết hiểu rất rõ về ta. Vất vả nguy nan đã gắn kết những người đồng chí khiến họ trở thành người bạn tâm giao gắn bó. Những câu thơ giản dị mà hết sức sâu sắc, như được chắt lọc từ cuộc sống, từ cuộc đời người lính gian khổ. Bao nhiêu yêu thương được thể hiện qua những hình ảnh vừa gần gũi vừa tình cảm hàm súc ấy. Chính Hữu đã từng là một người lính, đã trải qua cuộc đời người lính nên câu thơ bình dị mà có sức nặng, sức nặng của tình cảm trìu mến, yêu thương với đồng đội. Hình ảnh thật giản dị nhưng rất cảm động.
Từ trong tâm khảm họ, bỗng bật thốt lên hai từ «đồng chí». Từ “đồng chí” được đặt thành cả một dòng thơ ngắn gọn mà ngân vang, giản dị mà thiêng liêng. Từ “đồng chí" với dấu chấm cảm như một nốt nhấn đặc biệt mang những sắc thái biểu cảm khac nhau, nhấn mạnh sự thiêng liêng cao cả trong tình cảm mới mẻ này. Đồng chí là cùng chí hướng, cùng mục đích. Nhưng trong tình cảm ấy một khi có cái lõi bên trong là «tình tri kỉ» lại được thử thách, được tôi rèn trong gian khổ thì mới thực sự vững bền. Không còn anh, cũng chẳng còn tôi, họ đã trở thành một khối đoàn kết, thống nhất gắn bó. Như vậy, trong tình đồng chí có tình cảm giai cấp (xuất thân từ nông dân), có tình bạn bè tri kỉ và có sự gắn bó giữa con người cùng chung lí tưởng, chung mục đích chiến đấu. Và khi họ gọi nhau bằng tiếng “đồng chí” họ không chỉ còn là người nông dân nghèo đói lam lũ, mà họ đã trở thành anh em trong cả một cộng đồng với một lý tưởng cao cả vì đất nước quên thân để tạo nên sự hồi sinh cho quê hương, cho dân tộc. Câu thơ vẻn vẹn có hai chữ như chất chứa, dồn nén bao cảm xúc sâu xa từ sáu câu thơ trước và khởi đầu cho những suy nghĩ tiếp theo. Quả thật ngôn từ Chính Hữu thật là hàm súc.
Với ngôn ngữ thơ cô đọng hình ảnh chân thực, gợi tả, có sức khái quát cao nhằm diễn tả cụ thể quá trình phát triển của một tình cảm Cách mạng thiêng liêng: Tình đồng chí - một tình cảm chân thực không phô trương mà lại vô cùng lãng mạn và thi vị. Trong muôn vàn nốt nhạc của tình cảm con người phải chăng tình đồng chí là cái cung bậc cao đẹp nhất, lí tưởng nhất. Dường như Chính Hữu đã thổi vào linh hồn của bài thơ tình đồng chí keo sơn, gắn bó và một âm vang bất diệt làm cho bài thơ mãi trở thành một phần đẹp nhất trong thơ Chính Hữu.
0
1
Vương Thị Thùy Dương
18/05/2019 13:29:56
Đồng chí! Ôi tiếng gọi sao mà thân thương tha thiết quá. Nó biểu hiện thật đầy đủ tình đồng đội của anh bộ đội Cụ Hồ thời kháng Pháp. Cảm nhận được tình cảm vừa thân quen vừa mới lạ trong cuộc sống chiến đấu ấy, Chính Hữu, một nhà thơ - chiến sĩ đã xúc động viết bài thơ Đồng chí. Với lời thơ chân chất, tràn đầy tình cảm, bài thơ đã để lại bao cảm xúc trong lòng người đọc. Cái đẹp trong khó khăn, thiếu thốn và nhất là cái đẹp trong tình đồng chí, đồng đội, thắm thiết, sâu nặng:
Quê hương anh nước mặn đồng chua
làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Tôi với anh đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Đồng chí !
Đọc Đồng chí, cảm nhận chung của chúng ta là người lính cách mạng trong kháng chiến chống Pháp xuất thân từ nông dân. Hình ảnh họ được Chính Hữu mô tả chân thực, giản dị mà cao đẹp. Đoạn mở đầu này có bảy dòng, theo ba cặp và cuối cùng dồn lại ở một từ: Đồng chí. Một sự lí giải tình đồng chí của nguời lính.
Bài thơ mở đầu bằng hai câu đối nhau rất chỉnh:
“Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”
Hai câu thơ giới thiệu quê hương "anh" và “tôi” – những người lính xuất thân là nông dân. Giọng điệu thủ thỉ, tâm tình như lời kể chuyện, tâm sự của hai người đồng đội nhớ lại kỉ niệm về những ngày đầu tiên gặp gỡ. Họ đều là con em của những vùng quê nghèo khó, là những nông dân ở nơi “nước mặn đồng chua” hoặc ở chốn “đất cày lên sỏi đá.Hình ảnh “quê hương anh” và “làng tôi” hiện lên với biết bao nỗi gian lao vất vả, mặc dù nhà thơ không chú ý miêu tả. Nhưng chính điều đó lại làm cho hình ảnh vốn chỉ là danh từ chung chung kia trở nên cụ thể đến mức có thể nhìn thấy được, nhất là dưới con mắt của những người con làng quê Việt Nam. Thành ngữ dân gian được tác giả vận dụng rất tự nhiên, nhuần nhuỵ khiến người đọc có thể dễ dàng hình dung được những miền quê nghèo khổ, nơi sinh ra những người lính. Khi nghe tiếng gọi thiêng liêng của Tổ Quốc, họ sẵn sàng ra đi và nhanh chóng có mặt trong đoàn quân chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc.Hai câu thơ theo cấu trúc sóng đôi, đối ứng: “Quê anh – làng tôi” đã diễn tả sự tương đồng về cảnh ngộ. Và chính sự tương đồng về cảnh ngộ ấy đã trở thành niềm đồng cảm giai cấp, là cơ sở cho tình đồng chí, đồng đội của người lính.
Trước ngày nhập ngũ, những con người này vốn “xa lạ”:
“Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”
Những câu thơ mộc mạc, tự nhiên, mặn mà như một lời thăm hỏi. Họ hiểu nhau, thương nhau, tri kỉ với nhau bằng tình tương thân tương ái vốn có từ lâu giữa những người nghèo, người lao động. Nhưng “tự phương trời” họ về đây không phải do cái nghèo xô đẩy, mà họ về đây đứng trong cùng đội ngũ do họ có một lí tưởng chung, cùng một mục đích cao cả: chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc. Hình ảnh : “Anh – tôi” riêng biệt đã mờ nhoà, hình ảnh sóng đôi đã thể hiện sự gắn bó tương đồng của họ trong nhiệm vụ và lí tưởng chiến đấu: “Súng bên súng đầu sát bên đầu”. “Súng” và “đầu” là hình ảnh đẹp, mang ý nghĩa tượng trưng cho nhiệm vụ chiến đấu và lý tưởng cao đẹp. Điệp từ “súng” và “đầu” được nhắc lại hai lần như nhấn mạnh tình cảm gắn bó trong chiến đấu của người đồng chí.
Tình đồng chí nảy nở bền chặt trong sự chan hoà, chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui, đó là mối tình tri kỉ của những người bạn chí cốt mà tác giả biểu hiện bằng một hình ảnh thật cụ thể, giản dị mà hết sức gợi cảm: “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”. Đêm Việt Bắc thì quá rét, chăn lại quá nhỏ, loay hoay mãi không đủ ấm. Đắp được chăn thì hở đầu, đắp được bên này thì hở bên kia. Chính trong những ngày thiếu thốn, khó khăn ấy từ “xa lạ” họ đã trở thành tri kỉ của nhau. “Tri kỉ” là người bạn thân thiết hiểu rất rõ về ta. Vất vả nguy nan đã gắn kết những người đồng chí khiến họ trở thành người bạn tâm giao gắn bó. Những câu thơ giản dị mà hết sức sâu sắc, như được chắt lọc từ cuộc sống, từ cuộc đời người lính gian khổ. Bao nhiêu yêu thương được thể hiện qua những hình ảnh vừa gần gũi vừa tình cảm hàm súc ấy. Chính Hữu đã từng là một người lính, đã trải qua cuộc đời người lính nên câu thơ bình dị mà có sức nặng, sức nặng của tình cảm trìu mến, yêu thương với đồng đội. Hình ảnh thật giản dị nhưng rất cảm động.
Từ trong tâm khảm họ, bỗng bật thốt lên hai từ «đồng chí». Từ “đồng chí” được đặt thành cả một dòng thơ ngắn gọn mà ngân vang, giản dị mà thiêng liêng. Từ “đồng chí" với dấu chấm cảm như một nốt nhấn đặc biệt mang những sắc thái biểu cảm khac nhau, nhấn mạnh sự thiêng liêng cao cả trong tình cảm mới mẻ này. Đồng chí là cùng chí hướng, cùng mục đích. Nhưng trong tình cảm ấy một khi có cái lõi bên trong là «tình tri kỉ» lại được thử thách, được tôi rèn trong gian khổ thì mới thực sự vững bền. Không còn anh, cũng chẳng còn tôi, họ đã trở thành một khối đoàn kết, thống nhất gắn bó. Như vậy, trong tình đồng chí có tình cảm giai cấp (xuất thân từ nông dân), có tình bạn bè tri kỉ và có sự gắn bó giữa con người cùng chung lí tưởng, chung mục đích chiến đấu. Và khi họ gọi nhau bằng tiếng “đồng chí” họ không chỉ còn là người nông dân nghèo đói lam lũ, mà họ đã trở thành anh em trong cả một cộng đồng với một lý tưởng cao cả vì đất nước quên thân để tạo nên sự hồi sinh cho quê hương, cho dân tộc. Câu thơ vẻn vẹn có hai chữ như chất chứa, dồn nén bao cảm xúc sâu xa từ sáu câu thơ trước và khởi đầu cho những suy nghĩ tiếp theo. Quả thật ngôn từ Chính Hữu thật là hàm súc.
Với ngôn ngữ thơ cô đọng hình ảnh chân thực, gợi tả, có sức khái quát cao nhằm diễn tả cụ thể quá trình phát triển của một tình cảm Cách mạng thiêng liêng: Tình đồng chí - một tình cảm chân thực không phô trương mà lại vô cùng lãng mạn và thi vị. Trong muôn vàn nốt nhạc của tình cảm con người phải chăng tình đồng chí là cái cung bậc cao đẹp nhất, lí tưởng nhất. Dường như Chính Hữu đã thổi vào linh hồn của bài thơ tình đồng chí keo sơn, gắn bó và một âm vang bất diệt làm cho bài thơ mãi trở thành một phần đẹp nhất trong thơ Chính Hữu.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư