Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận của em về nỗi đau và bản lĩnh của Hồ Xuân Hương trong bài thơ Tự tình

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
6.921
8
0
Quỳnh Anh Đỗ
06/11/2017 11:26:39
Qua lời tự tình, bài thơ nói lên cả bi kịch và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của HXH. Trong buồn tủi, người phụ nữ gắng vựơt lên trên số phận nhưng cuối cùng vẫn rơi vào bi kịch. 
Mở đầu bài thơ là điểm thời gian canh khuya, khi con người đối diện thật nhất với mình cũng là lúc XH nhận ra tình cảnh đáng thương của mình.Sự cô đơn trơ trọi được đặt trong thời gian. 
Tiếng trống canh được cảm nhận trong cái tỉnh lặng, trong sự phấp phỏng như sợ bước chuyển mau lẹ của thời gian. Đối diện với thời gian ấy là “cái hồng nhan”. Chữ “trơ” được đặt ở đầu câu nhấn mạnh nỗi đau của sự cô đơn, của sự bất hạnh trong tình duyên. 
Thông thường, giữa không gian rợn ngợp con người cảm thấy bé nhỏ, cô đơn, ở đây Hồ Xuân Hương lại cảm nhận sự cô đơn trước thời gian. Thời gian cũng vô thuỷ vô chung…, “đêm khuya…dồn”: cái nhịp gấp gáp liên hồi của trống vừa là sự cảm nhận vừa là sự thể hiện bước đi liên hồi của thời gian và sự rối bời của tâm trạng. Khi trăm mối tơ lòng không thể gỡ mà thời gian gấp gáp cứ trôi đi thì còn lại là sự bẽ bàng… 
"Trơ” đặt đầu câu có tác dụng nhấn mạnh. “trơ” là tủi hổ, là bẽ bàng. Thêm vào đó hai chữ “hồng nhan” là để nói về dung nhan thiếu nữ mà lại đi với từ “cái” thì thật là rẻ rúng, mỉa mai. “Cái hồng nhan” trơ với nước non không chỉ là dãi dầu mà còn là cay đắng, vì vậy nỗi xót xa càng thấm thía, càng ngẫm lại càng đau. 
Tuy nhiên bên cạnh nỗi đau là bản lĩnh Xuân Hương, bản lĩnh ấy thể hiện ngay trong chữ “trơ”. Trong văn cảnh câu thơ, chữ “trơ” không chỉ là bẽ bàng mà còn là thách thức. Chữ trơ kết hợp với từ nước non để thể hiện sự bền gan thách đố. 
Trong khoảnh khắc của canh khuya ấy là một con người cùng đối diện với rượu và trăng, mượn trăng làm bạn, mượn rượu vơi sầu. Nhưng rượu không thể say, trăng sắp tàn mà vẫn “khuyết chưa tròn”. Đó là một nỗi niềm chất chứa thấm lan vào cảnh vật. Ngậm ngùi thân phận con người, tuổi xuân qua mau mà duyên vẫn còn chưa trọn vẹn. 
Cụm từ “say lại tỉnh” → vòng luẩn quẩn, tình duyên đã trở thành trò đùa của con tạo, càng say càng tỉnh, càng cảm nhận nỗi đau thân phận. Câu thơ là ngoại cảnh cũng là tâm cảnh, tạo nên sự đồng nhất giữa tăng và người. Trăng sắp tàn ( “bóng xế”) mà vẫn “khuyết chưa tròn”, tuổi xuân đã trôi qua mà nhân duyên không trọn vẹn. Hương rượu để lại vị đắng chát, hương tình thoảng qua để chỉ còn phận hẩm duyên ôi… 
Hai câu thơ luận sử dụng biện pháp đảo ngữ để nhấn mạnh trạng thái của thiên nhiên, cũng là tâm trạng của con người. 
Các động từ mạnh: xiên, đâm kết hợp với những bổ ngữ: ngang, toạc thể hiện sự bướng bỉnh, ngang ngạnh, phẫn uất, một tâm trạng khác thường, khác người. 
Hai câu thơ gợi cảnh thiên nhiên và cảnh được cảm nhận qua tâm trạng như cũng mang nỗi niềm phẫn uất của con người. Những sinh vật nhỏ bé, hèn mọn như đám rêu kia mà cũng không chịu mềm yếu, nó phải mọc xiên, lại xiên ngang mặt đất. Đá đã rắn chắc lại phải rắn chắc hơn, lại phải nhọn hoắt lên để “đâm toạc chân mây”. biện pháp nghệ thuật đảo ngữ trong hai câu luận đã làm nổi bật sự phẫn uất của thân phận đất đá, cỏ cây mà cũng chính là sự phẫn uất của tâm trạng con người. Các đt mạnh: xiên, đâm kết hợp với bổ ngữ: ngang, toạc → bướng bỉnh, ngang ngạnh, phẫn uất, rêu xiên ngang mặt đất, đá đâm toạc chân mây như vạch đất, trời mà hờn oán, không chỉ là phẫn uất mà còn là phản kháng… 
Hai câu kết sử dụng từ “Ngán” là chán ngán, ngán ngẩm . Từ “lại” cũng có 2 nghĩa. 
Hồ Xuân Hương đã quá ngán ngẩm nỗi đời éo le, bạc bẽo. Mùa xuân đi rồi mùa xuân trở lại với thiên nhiên, nhưng với con người thì mùa xuân qua không bao giở trở lại. Sự trở lại của mùa xuân đồng nghĩa với sự ra đi của tuổi xuân. 
Thủ pháp nghệ thuật tăng tiến, nhấn mạnh vào sự nhỏ bé dần, làm cho nghịch cảnh càng éo le hơn: mảnh tình – san sẻ - tí – con con. Mảnh tình đã bé lại còn san sẻ thành ra ít ỏi, chỉ còn tí con con, nên càng xót xa tội nghiệp. Nỗi lòng của người phụ nữ trong xã hội xưa, với họ, hạnh phúc luôn là chiếc chăn quá hẹp. 
Qua lời tự tình, bài thơ nói lên cả bi kịch và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của HXH. Trong buồn tủi, người phụ nữ gắng vựơt lên trên số phận nhưng cuối cùng vẫn rơi vào bi kịch. Bài thơ sử dụng từ ngữ giản dị mà đặc sắc (trơ, xiên ngang, đâm toạc,…), hình ảnh giàu sức gợi cảm ( trăng khuyết chưa tròn, rêu xiên ngang,…) để diễn tả các biểu hiện phong phú, tinh tế của tâm trạng.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
1
Mạnh Duy
06/01/2018 11:52:19
Trong hệ thống những bài thơ mang chứa tâ m sự của Hồ Xuân Hương, "Tự Tình" là một
trong những bà i thơ hay nhất. Bài thơ thể hiện nỗi buồn, nỗi cô đơn thầ m thía của người yêu
đời, tràn đầy sức sống nhưng gặp những cảnh ngộ éo le, một con người luôn kh ao khát tình
yêu nhưng gặp toà n dang dở bất hạnh. Đó là sự bất hạnh của một ước mơ không thành.
Sinh ra và lớn lên trong một gia i đoạn lịch sử đầy sóng gió (nửa cuối thế kỷ XVIII đến n ửa
đầu thế kỷ XIX), Hồ Xuân Hương là người c hứng kiến và phần nào chịu ảnh hưởng của
không khí sô i s ục của phong trào quầ n chúng đòi quyền sống, quyền hạnh phúc của con
người. Không khí ấy tác động đến tâm hồn vốn thông minh và giàu lòng trắc ẩn của bà. Bà
uy nghiêm, thức tỉnh, trắc trở về đời mình, một cuộc đời đầy éo le, bạc phận, lấy chồng hai
lần, hai lầ n là m lẻ và hai lần chồng đều chết sớ m. Đ iều đó, với bà là những biểu hiện cụ t hể,
đầy nước mắt của nỗi đau
"hồng nhan bạc phận"
.
Mở đầu bài thơ Tự t ình, tác giả gợi ra một khoảng thời gian, một góc xao xác tiếng g à. Đây
là mộ t thứ không g ian, thời g ian nghệ thuật được vận dụng là m cho sự thổ lộ tâm trạng tác
giả:
"Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn".
"Văng vẳng"
ch ính là từ tượng thanh nhưng ở đây nó biểu thị tâm trạng, không khí, cái
không khí buồn vắng lặng của một người thao thức giữa đê m khuya thanh vắng. Câu thứ hai
nhức nhói một tâ m sự:
"Trơ cái hồng nhan với nước non"
Hay nhất của câu thơ thứ hai là từ "trơ". Trơ là trơ trọi, cô đơn, lẻ loi. Nhà thơ cả m nhận nỗi
buồn hồng nhan. Một nỗi buồn c á thể càng kinh khủng hơn khi cọ xát với toàn xã hội, toàn
cuộc đời: "nước non". Một nỗi buồn đè nặng lên tâm sự bà, lên số phận c ủa người phụ nữ.
Không chịu đựng nổi, bà muốn chống lại, thoát khỏi.
"Chén rượu hương đưa"
là một phương
tiện, không ph ải là phương tiện duy nhất mà hầu như là cuối cùng cho một đè nén quá mức.
Thế nhưng, bi kịch vẫn cứ là bi kịch:
"Chén rượu hương đưa say lại tỉnh"
Câu thơ nữ s ĩ gợi nhớ mộ t câu thơ đầy trầ m tư của Lý Bạch:
"dùng gươm chém nước, nước chẳng dứt
uống rượu tiêu sầu, sầu vẫn sầu".
Bất lực, câu thơ chyển sang một sự cá m cành si tình. Hồ Xuân Hương nói:
"vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn"
Trong quan điể m t hẩm mỹ xưa, vầng trăng tượng trưng cho cuộc đời, tuổi tác của người phụ
nữ. Câu
"vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn"
vừa là hình ảnh đẹp, có thực nhưng đượm
buồn. Cái buồn của một
"vầng trăng khuyết"
. Đối với thơ xưa cảnh là tình, cảnh trăng khuyết
man mác, gợi nhớ cuộc đời bà. Trong
"mời trầu"
bà đã ẩn ý như vậy Sang câu 5,6 tứ thơ
như đột ngột chuyển biến. sự cụ thể trong miêu tả khiến việc tả cảnh trở nên thuần khuyết.
Một cảnh thực hoàn toàn:
"xiên ngang mặt đất rêu từng đám,
đâm toạc chân mây đá mấy hòn"
Nghệ thuật đả o ngữ và đối tạo nên sự sinh động v à cảnh đầy sức sống. Một sức sống của
bà như vẫy đạp, cựa mình. Cảnh này chỉ có thể là cảnh của
"bà chúa thơ Nôm"
chứ không
phải của ai khác. Rò ràng, dẫu đang rất buồn, rất cô đơn nh ưng điều đó vẫn không là m suy
giả m chất riêng của Hồ Xuân Hương. Bản lĩnh, sức sống mãnh liệt, sự khát khao với cuộc
đời khiến cho lòng đầy cám cảnh bà vẫn nhìn cảnh vật với con mắt yêu đời, tha thiết, chứa
chan sức sống. Đó là lý g iải về n hững phản kháng, đối n ghịch trong b ản chất của bà, t ạo
nên những vần thơ châ m b iến đối lập. Vũ khí ấy h ơn hẳn chén rượu
"say rồi tỉnh"
. Đó là
phương tiệ n kỳ diệu nâng đỡ tâm hồn bà. Chỉ nh ư thế mới có thể hiểu tâm trạng, tiến g thở
dài của Hồ Xuân Hương, ở hai câu kết:
"ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại,
mảnh tình san sẻ tí con con!"
Yêu đời là thế, sức sống mãnh liệt là thế , mà cuộc đời riêng thì vẫn:
"xuân đi xuân lại lại."
,
điệp từ chỉ cái vòng lu ẩn quẩ n đáng ghét, v ô vị của ngày thán g, cuộc đời. Điều này khiến bà
không tránh khỏi một tiếng thở dài chua xót. Càng chua xót hơn khi giữa c ái tuần hoàn thời
gian ấy là một
"mảnh tình"
đang bị an đi, sẻ lại... chia xới. Đối với trái tim thiết tha với đời
kia, điều đó như một vết th ương, nhức nhối.
Người t a nói rằng thơ là tâ m trạng, là một b ức thông đ iệp t hẩm mĩ. Đọc "tự t ìn h", ta thấu
hiểu tâm sự ẩn chứa bi kịch của Hồ Xuân Hương. Là một nhân c ách luôn khát khao hạnh
phúc, là một tâm hồn tràn đầy sức sống, yêu đời lại bắt gặp toàn những dang dở, bất hạ nh,
điều đó tạo n ên thơ bà có khi là một tiếng thở dài. Một tiếng thở đáng quý của một người có
hoài bão nhưng không thể thực hiện được, trách nhiệ m là ở phía xã hộ i p hong kiến, mộ t xã
hội mà hạnh ph úc riêng đã đối lập gay gắt với cơ cấu chung, trong chiều hướng ấy, "tự t ình"
là một bà thơ đòi quyên hạnh phúc, một lời phản kháng độc đáo lại chứa chan tiếng nói bê nh
vực của người phụ nữ, tạo dc sự thấu hiểu , đồng cả m với cảnh ngộ éo le, trắc trở.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×