Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận về bức tranh vĩ dạ và tâm trạng của nhà thơ qua 2 khổ thơ đầu của bài thơ Đây thôn vĩ dạ

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
5.294
13
2
14/05/2018 11:30:49

Vĩ Dạ một làng cổ đẹp nổi tiếng bên bờ Hương Giang, ngoại ô cố đô Huế. Phong cảnh êm đềm thơ mộng. Với Hàn Mặc Tử chắc là có nhiều kỷ niệm đẹp? Câu mở bài như một lời chào mời, như một tiếng nhẹ nhàng trách móc:

“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?"

Đồng thời cũng là câu hỏi HMT tự hỏi mình, tự trách mình. Đây cũng chính là hình thức bày tỏ một cái cớ để tác giả nói về thôn vĩ, nhớ về thôn Vĩ cũng như con người nơi thôn Vĩ.

" Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên,

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền"

Cảnh Vĩ Dạ được nói đến là hàng cau với nắng mới lên, một bình minh rạng ngời. Là màu xanh cây trái của “vườn ai”, ngỡ ngàng bâng khuâng, rồi thốt lên “mướt quá xanh như ngọc”. Sắc xanh mượt mà, láng bóng ngời lên. Một so sánh rất đắt gợi tả sức xuân, sắc xuân của “vườn ai”?Thiên nhiên thôn Vĩ hiện lên những hình ảnh tươi đẹp, ấm áp, rực rỡ, tinh khôi như chính tình cảm của tác giả dành cho nơi đây.

Ánh lên giữa nét đẹp của thiên nhiên, bóng người xuất hiện thấp thoáng sau hàng trúc: “gương mặt chữ điền”. Nét vẽ “lá trúc che ngang” là một nét vẽ thần tình gợi tả vẻ kín đáo, duyên dáng của người con gái thôn Vĩ. Và cho biết “vườn ai”, ấy là vừơn xuân thiếu nữ. Cau, nắng, màu xanh như ngọc của vườn ai, lá trúc và cả gương mặt chữ điền, một bức tranh thiên nhiên với môn màu sắc, nét vẽ đầy chất hội hoạ của tác giả, nét nào cũng tinh tế, tao nhã, gợi nhiều thương mến bâng khuâng.

Thiên nhiên và con người thôn Vĩ hoà vào nhau trong vẻ đẹp dịu dàng, kín đáo.

Thiên nhiên cảnh vật thôn Vĩ có sự thay đổi, dường như đã trở nên buồn hơn, mọi thứ như chia lìa đôi ngả.

Một miền quê thoáng đãng, thơ mộng. Có gió, mây, cỏ hoa, có dòng nước. Cảnh đẹp đầy thi vị, cổ điển. Gió mây đôi ngả phân li. Dòng nước buồn thiu, buồn xa vắng mơ hồ. Hoa bắp nhè nhẹ “lay” cũng gợi buồn. Những hình ảnh ấy cùng với nhịp thơ chậm nhẹ tạo nên một vẻ buồn riêng của Huế, đồng thời cũng chính là nỗi buồn của tác giả.

“Gió theo lối gió, mây đường mây,

Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay”

Khổ một nói đến “nắng mới lên”, nắng bình minh. Khổ 2, nói đến “bến sông trăng”, bến đò trong hoài niệm. Vầng trăng của thương nhớ đợi chờ. “Thuyền ai” có lẽ là con thuyền thiếu nữ? Vần thơ trăng đẹp nhất trong thơ Hàn Mặc Tử. Có bến sông trăng, có con thuyền trăng. Thật thơ mộng, tình tứ:

“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay?”

Bến và thuyền như tắm mình trong ánh trăng dịu nhạt, có vẻ thơ mộng, mơ hồ, huyền ảo." Có chở trăng về kịp tối nay", câu thơ đầy ám ảnh, như lời cầu khẩn, một niềm hy vọng thuyền sẽ kịp về, nếu không về kịp, số phận kia sẽ bị bỏ rơi, sẽ lâm vào tuyệt vọng và vĩnh viễn đau thương.

Câu thơ của Hàn Mặc Tử về bến sông trăng và thuyền ai gợi nhớ đến vần ca dao "thuyền ơi có nhớ bến chăng, bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền ". Và vì thế nó gợi lên một mối tình thương nhớ, đợi chờ man mác, mơ hồ, bâng khuâng.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Quỳnh Anh Đỗ
14/05/2018 15:03:31
Không giống với các bài thơ khác, mở đầu bài thơ “ đây thôn Vĩ Dạ” lại không phải là một câu miêu tả hay câu cảm thán, mà là câu hỏi tu từ:” Sao anh không về chơi thôn Vĩ”. Cảm hứng của bài thơ được khơi nguồn từ bức thư của Hoàng Thị Kim Cúc, viết cho Hàn Mặc Tử, những lời thơ khiến cảm xúc của tác giả ùa về, lại khơi gợi ra những nỗi nhớ về một miền thơ mộng hữu tình

Câu đầu của bài thơ, mở đầu một câu hỏi đã lạ, lại mở đầu với câu hỏi mà không có người trả lời,khiến mạch cảm xúc của bài thơ trở nên bâng khuâng khó tả. Tuy không ở gần, không được một lần về thăm Vĩ Dạ, nhưng bằng với nỗi nhớ diết da đã đưa Hàn Mặc Tử về với quê hương. Câu hỏi tu từ như một lời trách móc,hờn dỗi của một cô gái như thủ thỉ ràng, sao lâu rồi mà tác giả không về thăm quê lấy một lần. Câu hỏi vốn đưa ra không phải để trả lời, mà gợi ra cảm giác bâng khuâng, khó tả. Nó giống như một lời mời gọi, vừa như là một lời giới thiệu mà cũng là sự tiếc nuối của chính tác giả lâu không về thăm thôn Vĩ. “ Sao anh không về chơi thôn Vĩ” như một lời tự vẫn, tự trách móc mình.

Khung cảnh Vĩ Dạ dần hiện ra với bao nhiêu cảnh, vừa có nắng vừa màu sắc rực rỡ, lại vừa có hình ảnh của những cành trúc đung đưa trước ngõ nhà ai. Cái tài cái độc đáo của tác giả là gợi ra sự tưởng tượng mới lạ cho chính người đọc

Không trực tiếp ở Vĩ Dạ, nhưng với nỗi niềm nhớ Vĩ Dạ tha thiết khiến tác giả có thể tượng tương ra cảnh chính mình đang đặt bước chân về với quê hương thân yêu. Mỗi câu thơ như dẫn ra một vẻ đẹp của nơi đây, không những thế, ngôn từ dùng để miêu tả khung cảnh, không chỉ đẹp mà còn có tính gợi. Mọi thứ như đều hoà hợp và ánh lên một vẻ đẹp thanh tú, thuần khiết. Hình ảnh hàng cau gợi ra những vẻ đẹp thanh thoát, cao vút và vươn lên đón ánh nắng sớm mai. Len lỏi vào đó là những tia nắng bình minh vừa rực rỡ lại vừa dịu dàng, như trải lên cho Vĩ Dạ một vẻ thân thiện lại đầy sự mời mọc. Nắng ở đây càng trở nên đẹp hơn, kì lạ hơn khi tác giả khoác cho nó với ngôn từ “ nắng mới lên thật tinh khiết mà cũng thật trong trẻo,không một chút gợn của một ngày dài đã trải qua

Tác giả như dẫn dắt người đọc đi sâu hơn vào khung cảnh của thôn Vĩ, và với biện pháp so sánh, những vườn tược nơi đây đã trở thành những thứ mà dưới con mắt của một người nghệ sĩ được hóa thành chốn hữu tình:” vườn ai mướt quá xanh như ngọc” . dường như cây cối ở thôn Vĩ quanh năm tốt tưới, từ “ mướt” được sử dụng ở đây quả thật không quá chút nào, xanh mướt, mơn mởn và đầy sức sống. Nhịp thơ uyển chuyển kết hợp với từ ngữ mang tính tượng hình cao, cảnh vật nơi đây như càng thêm huyền bí,đẹp đẽ, vừa có màu của nắng mới lên, vừa có màu xanh mướt của những khu vườn, mọi thứ đều tươi mới, đầy nhựa sống. Câu cuối của khổ 1 gợi ra nhiều suy nghĩ và liên tưởng nhất:” Lá trúc che ngang mặt chữ điền”. Phải chăng là hình ảnh lá trúc đang sà xuống những khu vườn vuông vắn tươi đẹp của xứ Huế, hay những cành trúc đang buông mình trước cửa của những ngôi nhà xứ Huế. Đâu đấy lại gợi ra vẻ e ấp của cô gái Huế với khuôn mặt phúc hậu, gợi ra vẻ đẹp duyên dáng mà cũng kín đáo.

Những câu thơ tiếp theo cho tôi thấy một nét khác của Huế, một sự chuyển biến về tâm trạng của nhân vật trữ tình:

“Gió theo lối gió mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay”
“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay”

Những câu thơ cho ta thấy tâm trạng trữu nặng của Hàn Măc Tử, hai câu thơ đầu gợi cảnh chia li sầu não buồn đến sâu thẳm.  Điệp từ” gió” và “mây” cùng với nhịp điệu của câu thơ càng khiến cho khung cảnh chia li hiện rõ. Gió mây thường là một cặp, thường quấn quýt bên nhau nhưng ở đây “gió theo lối gió, mây đường mây”. Hoa rơi nước cuốn là điều hiển nhiên nhưng lại ẩn chứa một tâm sự buông bã đến não lòng, sự chia li chia lìa ngày một hiện hữu. Nhìn cảnh hoa trôi gió cuốn mà chúng ta lại nhìn ra cả tâm trạng của thi nhân. Lòng buồn thiu, không có một nỗi niềm nào chất chứa. Hình ảnh trăng hiện ra, không chỉ ở bài thơ này mà còn nhiều bài thơ nổi tiếng của các nhà thơ khác.Ánh trăng là biểu tượng cho cái đẹp, tượng trưng cho hạnh phúc và thanh bình. Đối với Hàn Mặc Tử hình ảnh trăng trong thơ gợi cho người đọc một niềm hi vọng, một niềm tin. Chỉ có trong thơ mới có thể có sông trăng và thuyền chở trăng.  Nghệ thuật ẩn dụ của tác giả ở đây thật thơ mộng, mang đến cho ta niềm khao khát, đợi chờ. Nhưng lại mang một dự báo, hay một nỗi phân vân rằng “Có chở trăng về kịp tối nay”. Lời thơ cất lên như một câu hỏi không có đáp án. Hai câu thơ đặc tả tâm trạng khát khao gặp gỡ nhưng đồng thời cũng thể hiện nỗi lo lắng khôn nguôi.

Mặc Dù đã ra đời tư lâu nhưng bài thơ đã lấy nhiều cảm xúc của người đọc cả lúc ấy và cả độc giả thời đại hiện nay. Nó không chỉ gợi mở vẻ đẹp thiên nhiên tuyệt đẹp mà còn là những cảm xúc sâu lắng, với niềm khát khao yêu đời, yêu người. Bài thơ là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho hồn thơ Hàn Mặc tử, một tâm hồn nhạy cảm với đời,với tình yêu ,cuộc sống.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×