LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận về đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

2 trả lời
Hỏi chi tiết
586
0
0
doan man
22/10/2018 22:11:57
Với Nguyễn Đình Chiểu, nhà thơ lớn của đất Đồng Nai, bên cạnh những bài văn tế, bài thơ sục sôi quân cướp nước, chứa chan tình yêu nước thương dân trong cảnh li loạn; là những truyện thơ nêu cao nhân nghĩa, đạo lí làm người. “Truyện Lục Vân Tiên'' đã làm cho tên tuổi Đô Chiểu trở thành bất tử. Trung, hiếu, tiết, nghĩa đã chiếu sáng lung linh những vần thơ đẹp:
“Trai thời trung hiếu làm đầu,
Gái thời tiết hạnh là câu trau mình".
Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga là hai nhân vật trung tâm của truyện thơ sáng ngời trung hiếu, tiết hạnh.
Đoạn thơ "Lục Vân Tiên đánh cướp" là một trong nhưng đoạn thơ hay nhất của tác phẩm, tiêu biểu cho bút pháp tự sự của Nguyễn Đình Chiểu. Nhân vật Lục Vân Tiên được khắc họa thành mẫu người anh hùng, lí tưởng tuyệt đẹp: lòng thương người, dũng cảm và vị nghĩa cao cả.
Lòng thương người là đức hạnh tốt đẹp nhất của Lục Vân Tiên. Từ giã thầy, chàng xuống núi, hăm hở về kinh đô ứng thí. Lộ trình đầy gian nan. Giữa đường, Lục Vân Tiên bất ngờ gặp nhân dân dắt díu nhau chạy trốn, tiếng kêu khóc vang lên thảm thiết. Chàng đã ân cần hỏi han sự tình đầu đuôi và quyết ra tay đánh cướp đê cứu dân lành thoát khỏi cảnh đau thương, nước sôi lửa bỏng:
"Tôi xin ra sức anh hào,
Cứu người cho khỏi lao đao buổi này”
Căm giận lũ bất lương, Lục Vân Tiên sôi sục lên án hành động dã man của chúng. Chàng đã đứng về phía nhân dân, quyết bảo vệ dân:
"Kêu rằng: bớ đảng hung đồ,
Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân".
Đạo lí của nhân dân ta rất đẹp “Thương người như thể thương thân". Lục Vân Tiên đã hành động vì tình thương bao la ấy.
Tình thương người đã làm cao chí khí và lòng dũng cảm cho người thư sinh họ Lục. Lũ cướp rất đông và đáng sợ gươm giáo sáng ngời. Tướng cướp Phong Lai "mặt đỏ phừng phừng" đầy sát khí. Hắn dữ tợn và có sức khoe muôn người khôn địch! Giữa vòng vây của lũ cướp, không một tấc sắt trong tay, một mình với cành cây làm gậy, Lục Vân Tiên đã dũng cảm đánh cướp. Đột kích bên tả, xung phong bên hữu, chàng tung hoành giữa bọn cướp. Chúng bị đánh tơi bời. Bọn lâu la đã khiếp đảm quăng gươm giáo bỏ chạy tan tác. Tướng cướp Phong Lai bị tiêu diệt. Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã so sánh Lục Vãn Tiên đánh cướp với chiến công của hổ tướng Triệu Tử Long phá vòng vây Dương Đang thời Tam quốc để ca ngợi tinh thần quả cảm của người anh hùng vị nghĩa:
Vân Tiên tả đột hữu xông,
Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang.
Lâu la bốn phía vỡ tan,
Đều quăng gươm giáo tìm đàng chạy ngay.
Phong Lai trở chẳng kịp tay,
Bị Tiên một gậy thác rày thân vong".
Giọng thơ hùng tráng vang lên diễn tả trận đánh cướp đầy kịch tính hấp dẫn.
Lục Vân Tiên là một anh hùng vị nghĩa cao đẹp.
Đánh tan lũ cướp sơn đài, Lục Vân Tiên đã giải thoát cho Kiều Nguyệt Nga và Kim Liên. Cuộc kì ngộ giữa người đẹp và trang anh hùng diễn ra cảm động và đầy tình người. Kiều Nguyệt Nga muốn mời chàng hiệp sĩ qua miền Hà Khê, để cha nàng "báo đức thù công":
"Gẫm câu báo đức thù công,
Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi".
Nhưng Vân Tiên "nghe nói liền cười". Một nụ cười rất tươi, biểu lộ một tâm hồn cao cả: vô tư, hào hiệp, khảng khái. Chàng xem việc đánh cướp của mình là một hành động nhân nghĩa. Người tráng sĩ phải ra tay cứu nhân độ thế, diệt trừ cái ác, chở chẻ bênh vực người lầm than, bị áp bức. Nếu thấy việc nghĩa mà không làm thì còn đâu đáng mặt anh hùng nữa ?
"Nhớ câu kiến nghĩa bất vi,
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng''.
Nguyễn Đình Chiểu đã khắc họa nhân vật Lục Vân Tiên trang cốt cách tráng sĩ thời loạn, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, trọng nghĩa khinh tài. Sống và hành động theo phương châm: "Lộ kiến bất bình, bạt đao tương trợ". Vân Tiên cũng như người anh hùng Từ Hải trong "Truyện Kiều".
"Anh hùng tiếng đã gọi rằng,
Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha!"
Hình ảnh Vân Tiên đánh cướp được khắc hoạ thần tình. Cử chỉ, hành động, ngôn ngữ và cách ứng xử của chàng rất đẹp, mang phong thái người anh hùng, người tráng sĩ ngày xưa. Tuy nhiên hình tượng này rất chân thật vì lòng thương người, chí quả cảm, tinh thần vị nghĩa của Vân Tiên đậm đà màu sắc đạo lí nhân dân ta. Trên một trăm năm mươi năm qua, nhân vật Lục Vân Tiên được nhân dân ta yêu mến, hâm mộ. Tinh thần chiến đấu kiên cường của đồng bào miền Nam trong cuộc đấu tranh chống phong kiến và đế quốc trong hơn thế kỉ qua đã làm cho ta cảm nhận sâu sắc vẻ đẹp lí tưởng của người anh hùng Lục Vân Tiên. Tấm gương sáng chói ấy mãi mãi là một minh chứng hùng hồn về sức mạnh thẩm mĩ của thi ca, của truyện thơ Lục Vân Tiên mà nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã để lại cho đời.
Tinh thần nghĩa hiệp của Lục Vân Tiên như viên ngọc quý sáng bừng lên dư vị ngòi bút sắc nhọn của Nguyễn Đình Chiểu:
"Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm,
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà."

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Anime
22/10/2018 22:24:54
Lục Vân Tiên là nhân vật trung tâm của tác phẩm Lục Vân Tiên- một tác phẩm được xem là kiệt tác trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu. Ở Lục Vân Tiên, tác giả đã gửi gắm nhiều ước mơ về công lí bởi vậy hình ảnh Lục Vân Tiên hiện lên đẹp toàn diện , đây không chỉ là chàng trai khôi ngô tuấn tú mà văn võ toàn tài. Trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, NGuyễn Đình Chiểu đã xây dựng hình tượng Lục Vân Tiên với nét chính nghĩa, cùng tình thương sâu sắc dành cho những con người bất hạnh.
Mở đầu đoạn trích,tác giả đã miêu tả trực tiếp hành động thể hiện được tinh thần chính nghĩa của Lục Vân Tiên khi bắt gặp cảnh lũ cướp Phong Lai đang tác oai, tác quái gây đai khổ cho dân lành:
“Vân Tiên ghé lại bên đàng
Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô
Kêu rằng: “Bớ đảng hung đồ
Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân”
Ở đây, Lục Vân Tiên đang trên đường về quê thăm bố mẹ thì bắt gặp cảnh chướng tai gai mắt, sẵn có tinh thần chính nghĩa trong người nên khi nhìn thấy cảnh cướp bóc,Lục Vân Tiên đã ngay lập tức lao vào vòng vây, giải cứu người vô tội, trừng trị lũ cướp bạo tàn. Tinh thần chính nghĩa thể hiện ngay ở hành động có phần gấp gáp,bẻ cây bên đường làm gậy rồi lao thẳng vào giữa toán cướp. Chàng đã hô to lời cảnh cáo đối với lũ cướp “Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân”
“Vân Tiên tả đột hữu xông
Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang
Lâu la bốn phía vỡ tan
Đều quăng gươm giáo tìm đàng chạy ngay”
 
Hành động của Lục Vân Tiên được thể hiện qua những động tác nhanh chóng, dứt khoát “Vân Tiên tả đột hữu xung”. Đây là hành động của con người trọng nghĩa khí cũng là của con người có bản lĩnh hơn người. Tác giả Nguyễn Đình Chiểu đã so sánh hành động nghĩa khí của Lục Vân Tiên với những chiến công anh hùng của người tướng tài ba Triệu Vân của thời Tam Quốc. Toán cướp Phong Lai bị Lục Vân Tiên đánh cho tan tác, sợ hãi nháo nhào tìm đường thoát thân “Đều quăng gươm giáo tìm đàng chạy ngay”. Sau khi dẹp xong toán cướp, Lục Vân Tiên đã hỏi thăm đầy ân cần đối với người bị hại, nghe tiếng khóc vọng ra từ trong xe chàng lo lắng mà gấp gáp hỏi thăm,động viên:
“Dẹp rồi lũ kiến chòm ong
Hỏi ai than khóc ở trong xe này
Thưa rằng: Tôi thiệt người ngay
Sa cơ nên mới lầm tay hung đồ”
Lời hỏi thăm ân cần cùng sự quan tâm đến người bị hại,Vân Tiên đã hỏi thăm đầy chân thành và nhận được lời dãi bày của Kiều Nguyệt Nga- người bị hại. Vì lỡ lọt tay hung đồ mà có cơ sự bị bóc lột giữa đường. Qua cuộc đối thoại,Kiều NGuyệt Nga thể hiện được nhiều phẩm chất tốt đẹp, đó là một tiểu thư khuê các có học hành, có đạo lí, hàm ơn Vân Tiên nên nàng muốn được đáp đền,muốn được quỳ lạy bày tỏ sự biết ơn với chàng:
“Trong xe chật hẹp khôn phô
Cúi đầu trăm lạy cứu cô tôi cùng”
Trước lời yêu cầu chân thành của Kiều Nguyệt Nga, Lục Vân Tiên đã từ chối vì đối với chàng làm việc nghĩa không phải vì mong muốn được người báo đáp, càng cũng là người trọng những đạo đức phong kiến, tư tưởng nam nữ thụ thụ bất thân đã khiến chàng có hành động ngăn Kiều NGuyệt Nga ra khỏi kiệu. Qua đó ta có thể thấy đây là một người anh hùng,một người quân tử thực thụ.
“Khoan khoan ngồi đó chớ ra
Nàng là phận gái ta là phận trai”
Qua đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga ta thấy rõ được phẩm chất anh hùng, con người chính nghĩa giàu lòng yêu thương đối với những người dân lành cũng như thái độ căm ghét cái ác, cái bất công của Lục Vân Tiên, hoàn thiện bước đầu về con người đầy lí tưởng.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư