LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận về màu xanh trong "Sau phút chia ly"

3 trả lời
Hỏi chi tiết
1.131
3
1
Phương Dung
12/01/2018 23:35:33
“Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu”
Tác giả đã mượn ý câu thành ngữ “Thương hải tang điền” – biển rộng đã biến thành ruộng dâu tít tắp, ý chỉ những dâu bể cuộc đời. Chẳng những vậy, những sắc thái khác nhau của màu xanh được sử dụng trong hai câu thơ này cũng góp phần diễn tả sâu sắc nỗi lòng người chinh phụ. “Xanh xanh” là màu xanh nhẹ, xanh nhạt. “Xanh ngắt” lại là màu xanh đậm. Từ “xanh xanh” đến “xanh ngắt” là sự tăng tiến, màu xanh thể hiện sự chia li, li biệt; sự tăng tiến đó như thể hiện nỗi buồn ngày càng đậm nét, ngày càng quằn quại xót xa.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Bạch Ca
12/01/2018 23:37:37
Sau phút chia ly” trích Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn là khúc ngâm cứa sâu vào lòng người đọc nhiều nỗi niềm xót xa. Có người cho rằng đoạn trích này là của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm, nhưng có người lại nói của Phan Huy Ích. Tuy nhiên của nhà thơ nào thì nó vẫn là những áng thơ phản ánh chân thực, sâu sắc nhất tình cảnh lẻ loi, đơn độc của người phụ nữ khi có chồng ra trận. Đoạn trích này thực sự đã lột tả được tình cảnh thê lương của những cặp vợ chồng trẻ trong năm tháng chiến tranh ác liệt.Đặc biệt ở khổ thơ cuối thì nỗi đau càng trở nên quặn thắt và não nề hơn:
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chằng ý thiếp ai sầu hơn ai?
Ở khổ thơ trên, tuy hai người đã chia xa nhưng ít nhất họ vẫn còn ý niệm về mặt địa lý “ Hàm Dương, Tiêu Tương” để hai người còn có thể hướng về nhau nhưng đến khổ thơ này khi “cùng trông lại” họ chỉ thấy sự mờ ảo, hai hình hài chàng và thiếp bị lu mờ chỉ còn nhìn thấy mỗi màu xanh biếc “những mấy ngàn dâu”. Tác giả thật khéo léo khi sử dụng nghệ thuận đối nghịch, điệp ngữ rất ấn tượng “càng…càng”, “thấy… thấy”, tính từ “xanh xanh” khiến cho sự biệt ly đó càng ngày càng khắc khoải, họ chỉ còn nhớ về nhau trong tâm tưởng, chẳng còn có thể lấy cây Hàm Dương hay bến Tiêu Tương…….. để ước tính nữa, chỉ còn một nỗi nhớ trong vô vọng, mọi sự có gắng đều vô nghĩa. Thế nên người chinh phụ mới phải kêu lên “Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?”. Tuy đây là một câu hỏi nhưng câu thơ không có ý muốn trả lời, dường như chỉ muốn thể hiện sẽ tuyệt vọng của người chinh phụ. Nàng tuyệt vọng trước số phận, chỉ có thể gửi nỗi xót xa của mình vào mây gió. Từ “sầu” trong câu thơ cuối dường như còn là tiếng lòng, tiếng nấc nghẹn ngào của nàng, sự chờ mong dường như đã thành vô vọng, nàng tự hỏi người, cũng chính đang tự hỏi lòng mình.
Tất cả nỗi lòng của nàng chinh phụ được khắc họa thật rõ nét qua đoạn trích “Chinh phụ ngâm khúc”. Qua đó, ta thấy được thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến, tiếng ai oán xót xa. Đoạn thơ mang giá trị nhận đạo,thấm nhuần tư tưởng nhân văn, tố cáo chiến tranh, tố cáo xã hội phong kiến bất công
0
0
mỹ hoa
13/01/2018 16:43:44
Tác giả đã sử dụng nghệ thuật đối giữa các câu thất và sử dụng điệp từ ngữ với những tính từ miêu tả độc đáo, đặc sắc đã toát lên nội dung chính là lên án chiến tranh, đặc biệt là khát vọng hòa bình, được yêu thương của người phụ nữ thời phong kiến và qua màu xanh mà tác giả nêu lên những sắc thái khác nhau của màu xanh được sử dụng trong hai câu thơ này cũng góp phần diễn tả sâu sắc nỗi lòng người chinh phụ. “Xanh xanh” là màu xanh nhẹ, xanh nhạt. “Xanh ngắt” lại là màu xanh đậm. Từ “xanh xanh” đến “xanh ngắt” là sự tăng tiến, màu xanh thể hiện sự chia li, li biệt; sự tăng tiến đó như thể hiện nỗi buồn ngày càng đậm nét, ngày càng quằn quại xót xa.
cho 5* nha

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư