Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận về vẻ đẹp người lính trong 2 đoạn thơ: "Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh, Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi, Áo anh rách vai, Quần tôi có vài mảnh vá ....... Lại đi lại đi đời xanh thêm"

Cảm nhận về vẻ đẹp người lính trong 2 đoạn thơ
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo

Không có kính ừ thì ướt áo
Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời
Chưa cần thay lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng gió lùa khô mau thôi
Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thànhtiểu đội
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi
Bếp hoàng cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi lại đi đời xanh thêm
2 trả lời
Hỏi chi tiết
3.129
0
0
Lê Thị Thảo Nguyên
24/05/2019 09:39:14
Trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam có thể xem là những trang vàng về chặng đường xây dựng và bảo vệ đất nước của nhân dân ta. Có lẽ chính vì vậy mà hình tượng người lính cách mạng đã được khai thác, đào sâu trong nhiều tác phẩm thơ văn qua nhiều thời kì lịch sử khác nhau. Một trong những bài thơ đã xây dựng thành công vẻ đẹp của hình ảnh người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp và tình cảm gắn bó keo sơn của họ đó là bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu.
Nhà thơ Chính Hữu bắt đầu hoạt động trong quân đội từ năm 1946 và tham gia cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Có lẽ vì vậy mà thơ của ông hầu như chỉ hướng về đề tài người lính và chiến tranh. Thu đông năm 1947, Chính Hữu cùng đồng đội tham gia chiến dịch Việt Bắc và không may bị thương. Cảm động trước sự quan tâm chăm sóc của những người đồng chí đồng đội, đầu năm 1948, ông viết bài thơ này để thể hiện những cảm xúc sâu xa và mạnh mẽ của mình.
Mở đầu là bảy câu thơ lí giải những cơ sở hình thành tình đồng chí đồng đội. Trước hết là xuất thân của những người lính:
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
“Nước mặn đồng chua” quê anh là một vùng đất ven biển, quanh năm nhiễm mặn nhiễm phèn ; quê tôi “đất cày lên sỏi đá” là vùng đồi núi cằn cỗi, chỉ toàn đá với sỏi. Việc sử dụng hai thành ngữ dân gian trên đã gợi lên cảnh nghèo khó của vùng quê. Nhịp thơ mở đầu chậm rãi, từ tốn như một lời tâm sự bùi ngùi khi nhắc về những làng quê. Lớn lên từ những nơi ấy, “anh” và “tôi” là những người nông dân lam lũ, một nắng hai sương vất vả sớm chiều. Niềm quay trở lại vui được sống trong hòa bình yên ổn chưa được bao lâu thì thực dân Pháp đã xâm lược nước ta, và chiến tranh lại bắt đầu. Họ từ bỏ mọi thứ, vẫy chào quê hương tình nguyện vào chiến trường. Điều gì khiến họ trở nên như vậy? Chính sự nô lệ và cái đói nghèo đã cướp đi cuộc sống và sự tự do của những người nông dân, họ sẵn sàng đứng lên chiến đấu để giành lại miếng cơm manh áo của mình. Đó cũng là lí do để gắn kết những con người từ “xa lạ” bỗng thành “quen nhau”. Hai câu thơ vừa như đối nhau, vừa như song hành, thể hiện tình cảm ban đầu của những người lính. Tình cảm ấy như được tô đậm nét hơn khi họ gần gũi, thân thiết với nhau hơn qua từng ngày. Cùng chung lí tưởng chiến đấu, chung một hoàn cảnh xuất thân, chung nhiệm vụ. Và tình đồng chí đồng đội giữa họ như nảy sinh từ những cái chung nhỏ bé đó:
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
“Đôi tri kỉ” hiểu bạn như hiểu mình, từ “đôi” thể hiện sự gắn bó mật thiết không thể tách rời được. Để từ đó dòng thơ thứ 7 như một dòng cảm xúc mạnh mẽ tuôn trào
Đồng chí !
Câu thơ chỉ có hai tiếng nhưng âm điệu lạ lùng đã tạo nên một nốt nhạc trầm ấm, vấn vương trong lòng người đọc. Nốt nhạc ấy như một nút thắt của bài thơ: khép lại chặn đường từ những con người xa lạ đến thân quen và mở ra một nguồn xúc cảm mới: tình đồng chí. Tình đồng chí như là một sự kết tinh của tình người và tình bạn, là thứ tình cảm thiêng liêng, bất diệt giữa những người đồng đội luôn kề vai sát cánh bên nhau. Tình đồng chí thể hiện bằng sự thấu hiểu hoàn cảnh, sự cảm thông chia sẻ những tâm tư của nhau
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Đồng chí là những người rời bỏ quê hương, bỏ lại đằng sau những con người thân thương, phải rời xa xóm làng, xa những cánh đồng quê quen thuộc. “Gian nhà không” trống trải gợi lên cái nghèo khó không chỉ của anh lính mà còn là cái nghèo chung của cả một vùng nông thôn buồn tẻ. Vậy mà anh vẫn “mặc kệ” cho “gió lung lay” dẫu biết rằng khi trở về, căn nhà tạm bợ ấy có thể không còn đứng vững. Điều đó thể hiện quyết tâm ra đi vì nghĩa lớn của những người nông dân mặc áo lính để tìm lại linh hồn cho Tổ quốc Việt Nam. Nhưng đâu đó, trong sâu thẳm hoài niệm của những người lính kia vẫn nằm lòng nỗi nhớ về quê hương
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
Trở lại với cuộc sống chiến đấu nơi chiến trường ác liệt, chống chọi với cái nóng lạnh của sốt rét rừng, họ luôn đồng cam cộng khổ, chia sẻ cho nhau những khó khăn, thiếu thốn về vật chất:
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Những thiếu thốn nhỏ nhoi đó được diễn tả bằng những từ ngữ vô cùng mộc mạc, giản dị cùng giọng thơ bình thản không chút bận tâm. Không như:
Rách tả tơi rồi đôi giày vạn dặm
Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa
trong bài “Ngày về” của nhà thơ. Dường như ở hai câu này, quần áo, giày dép như được lý tưởng hóa lên, đậm chất trữ tình hơn. Vượt qua hoàn cảnh ấy, những người đồng chí vẫn “thương nhau tay nắm lấy bàn tay”. Đó là cử chỉ thân thương đơn giản nhưng qua nó, họ truyền những hơi ấm tình thương cho nhau, truyền nghị lực chiến đấu cho nhau trong phiên canh gác. Giữa cảnh núi rừng mênh mông heo hút giữa đêm khuya, họ“đứng cạnh bên nhau”, kề vai sát cánh bên nhau “chờ giặc tới” dưới màn sương muối lạnh lẽo cùng nụ cười ngạo nghễ trên môi. Nụ cười “buốt giá” ấy là nụ cười lạc quan chiến thằng, là nụ cười tỏa sáng trong đêm, sưởi ấm tâm hồn những con người anh dũng. Nụ cười ấy còn soi sáng bức tranh vô cùng lãng mạn và độc đáo cuối bài:
Đầu súng trăng treo.
Hình ảnh này vừa gợi lên sự chông chênh giữa khung trời bát ngát, vừa gợi lên sự lãng mạn, bay bổng. Sự hòa quyện giữa hai đối cực: hiện thực và lãng mạn, chiến đấu và trữ tình đã gắn kết ba hình ảnh làm một: người lính, khẩu súng, vầng trăng. Trăng treo đầu súng tạo nên chiều cao, những người lính đứng cạnh nhau tạo nên chiều rộng và ý chí chiến đấu tạo nên chiều sâu. Tất cả đã tạo nên một không gian thi trung hữu họa thật đặc sắc. Từ hình ảnh thực nơi chiến trường, tác giả đã nâng lên thành hình ảnh khái quát mang ý nghĩ tượng trưng cho vẻ đẹp tinh thần của người lính. Súng và trăng – gần và xa – thực tại và mơ mộng. Đó là vẻ đẹp hài hòa của người chiến sĩ – thi sĩ. Súng là biểu tượng của chiến tranh ác liệt. Trăng là vẻ đẹp của hòa bình, tự do. Súng là lí tưởng chiến đấu của người chiến sĩ. Trăng là tâm hồn của người thi sĩ. Súng nơi quân giặc là tang thương đẫm máu. Súng nơi người lính là sự bảo vệ chở che cho vầng trăng hòa bình. Cuộc chiến đấu hôm nay là để cho ánh trăng hòa bình mãi thắp sáng bầu trời khuya trên quê hương người chiến sĩ mai sau. Động từ “treo” với chủ thể “trăng” tạo một hình ảnh vô cùng độc đáo và lí thú. Hình ảnh ấy thật cô đọng, gợi cảm mà sâu sắc, lắng sâu vào tâm hồn người đọc, nó kết thúc bài thơ đồng thời làm nổi bật vẻ đẹp của tình đồng chí đồng đội keo sơn gắn bó.
Bài thơ khai thác vẻ đẹp của hình ảnh người nông dân mặc áo lính từ cuộc sống đời thường, ngôn ngữ thơ giản dị, mộc mạc, chân thực mà giàu sức biểu cảm nhờ thể thơ tự do. Tình cảm gắn bó của những người đồng chí đồng đội đã làm nên một sức mạnh vĩ đại của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, làm nên thắng lợi lịch sử vẻ vang của dân tộc ta là chấn động địa cầu: chiến thắng Điện Biên Phủ 1954, kết thúc chín năm kháng Pháp ròng rã gian lao. Chính Hữu như đã khắc vào cả một giai đoạn lịch sử một bức tranh bất diệt của những người lính nông dân.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
(•‿•)
24/05/2019 12:12:05
Đoạn thơ 1:
Không chỉ thấu hiểu, cảm thông, các anh còn sẻ chia những thiếu thốn, gian lao và niềm vui bên chiến hào chiến đấu: "Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Rét run người vầng trán ướt mồ hôi
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay"
Đoạn thơ với bút pháp hiện thực, hình ảnh sóng đôi đối xứng "anh - tôi", "áo anh - quần tôi" tạo được sự gắn kết của những người đồng chí luôn kề vai sát cánh, đồng cam cộng khổ bên nhau. Trong thiếu thốn, các anh đã cùng chia sẻ ốm đau bệnh tật, cũng trải qua những cơn sốt rét rừng ghê gớm, cùng chia sẻ những thiếu thốn về vật chất, bằng niềm lạc quan "miệng cười buốt giá", bằng tình yêu thương gắn bó "thương nhau tay nắm lấy bàn tay". Hình ảnh "miệng cười buốt giá" gợi nụ cười lạc quan bừng lên trong giá lạnh xua tan đi sự khắc nghiệt của chiến trường. Các anh nắm tay nhau để chuyền cho nhau hơi ấm, để động viên nhau vượt qua khó khăn gian khổ. Thật hiếm khi thấy cái bắt tay nào nồng hậu đến vậy!
Chính Hữu bằng những nét vẻ giản dị mộc mạc đã vẽ lên bức tranh tuyệt đẹp ngay giữa một hoàn cảnh đầy khắc nghiệt: bức tranh người lính đứng gác giữa núi rừng biên giới trong đêm khuya:
"Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo."
Đoạn thơ 2:
"Không có kính ừ thì ướt áo
Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời
Không cầy thay lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng gió lùa mau khô thôi.
Câu thơ vút lên tràn đầy niềm lạc quan, sôi nổi như cái sôi nổi rất mới, rất trẻ của tuổi 20. Những tiếng "ừ thì" vang lên liên tiếp như một sự thách thức, một thái độ cứng cỏi. Dường như những gian khổ, nguy hiểm của chiến tranh không mảy may ảnh hưởng đến tinh thần của họ mà lại như một dịp để họ thử sức mình. Vậy là một lần nữa người chiến sĩ trong thơ lại hiện lên vẻ đẹp trẻ trung, sôi nổi, tinh nghịch, yêu đời và tinh thần lạc quan của tuổi trẻ. Nhưng đó đâu phải là vẻ đẹp duy nhất, trên hành trình dưới mưa bom lửa đạn của tuyến đường Trường Sơn ác liệt thì họ đã coi nhau như anh em ruột thịt, như người nhà, gắn bó với bếp Hoàng Cầm để cùng chia nhau những bát cơm chan chứa yêu thương "chung bát đũa nghĩa là gia đình ấy". Vâng, những chiếc xe từ trong bom rơi, đã về đây họp thành tiểu đội, gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới, bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi. Những cái bắt tay ấy ta cũng đã gặp trong "Đồng Chí" để sưởi ấm cho nhau trong những đêm đông lạnh gái, còn ở đây cái bắt tay này thể hiện sự đoàn kết, gắn bó , tinh thần lạc quan vượt lên trên những hỏng hóc, đổ nát của chiến tranh. Để rồi càng về cuối, vẻ đẹp của những người chiến sĩ càng thêm rõ nét:
"không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim."
Đoàn xe đã chiến thắng bom đạn của kẻ thù, hăm hở tiến ra phía trước với một tình cảm thiêng liêng "vì miền Nam". Vậy là vì tình yêu thương đồng bào, đồng chí đau khổ đã khích lệ người chiến sĩ vận tải vượt khó khăn, nguy hiểm để luôn bình tĩnh, lạc quan, nắm chắc tay lái nhìn thật đúng hướng để xe khẩn trương tới đích. Và đơn giản, chỉ đơn giản rằng: chỉ cần trong xe có một trái tim. Trong bao nhiêu cái không vô tình ở phía trên bỗng nổi bật lên cái có mãnh liệt của "trái tim" nhiệt thành, gan góc, kiên cường giàu bản lĩnh của người chiến sĩ lái xe. Câu thơ vang lên nhẹ nhàng như lời khẳng định chắc nịch, gan dạ của những trái tim yêu nước cháy bỏng. thì ra cội nguồn sức mạnh của cả đoàn xe, phẩm chất anh hùng của người cầm lái tích tụ, kết đọng lại ở cái "trái tim" này, trái tim nồng nàn yêu thương, ý chí sắt đá niềm lạc quan và một niềm tin vững chắc. Như thế chiếc xe vận tải ngộ nghĩnh, độc đáo không phải chỉ chạy bằng xăng dầu mà nó còn chạy bằng ý chí sắt đá, bằng quyết tâm cao độ, bằng lí tưởng và vẻ đẹp chói ngời. Phải chăng chính "trái tim" của người chiến sĩ đã cầm lái.
Như vậy bằng cách vận dụng nhuần nhuyễn các biện pháp nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, nhân hóa và những từ láy biểu cảm, Phạm Tiến Duật đã khắc họa thành công hình ảnh người chiến sĩ cách mạng dũng cảm, gan dạ, lạc quan, và mang vẻ đẹp hóm hỉnh yêu đời của tuổi trẻ. Những vẻ đẹp của những trái tim yêu nước ấy sẽ mãi là vầng sáng trong suốt chặng đường kháng chiến, trong suốt những trang hoa, tờ hoa về người chiến sĩ cách mạng.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo