Bài làm
Cái hồn của văn chương không phải là ngôn ngữ mà là cái vầng sáng tỏ mờ bao quanh mỗi chữ. Nó là tinh chất của sự sống nhà văn đã gửi gắm qua từ ngữ. Mà tinh chất của sự sống chính là xúc cảm, suy cảm của nhà văn - cảm xúc hóa thân vào ngôn ngữ - cái tình của nhà văn. Đọc tác phẩm văn chương người đọc hiểu, cảm nhận được hình tượng nghệ thuật xem như đã nhập được vào cái hồn của tác phẩm, hiểu được tấm lòng nhà văn.Muốn hiểu được tác phẩm văn chương người đọc phải biết sống trong tác phẩm, sống cùng tác phẩm.Đặc trưng của nghệ thuật là sự sáng tạo độc đáo, mới mẻ đòi hỏi sự khám phá, phát hiện ở người đọc nên nhà văn phải biết sáng tạo “ khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có” (Đời thừa – Nam Cao. Nhà văn không được lặp lại nhàm chán, sự sao chép vụng về về những cái mà người khác đã nói, đã thể hiện. Văn học bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống, nhà văn phải thâm nhập thực tế mới khơi nguồn sáng tạo. Chính cái tài, cái tâm sẽ giúp người nghệ sĩ tạo nên tác phẩm nghệ thuật độc đáo, ấn tượng, có sức lay động sâu xa.