Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Câu hỏi ôn tập Lịch sử 7

C1:Em hãy nêu những thành tựu chủ yếu về văn hóa,giáo dục của Đại Việt thời Lê sơ.Vì sao quốc gia Đại Việt lại đạt được những thành tựu nói trên?
C2:Nguyên nhân hình thành Nam - Bắc triều và cuộc chiến tranh ấy đã diễn ra như thế nào?Hậu quả?
C3:Em hãy trình bày chiến tranh Trịnh - Nguyễn và hậu quả?
C4:Quân Tây Sơn đã lật đổ các chinhs quyền phong kiến Nguyễn,Trịnh,Lê như thế nào?
C5:Hãy trình bày diễn biến,kết quả,ý nghĩa của trận Rạch Gầm - Xoài Mút của nghĩa quân Tây Sơn?
C6:Trình bày nguyên nhân,diễn biến,kết quả,ý nghĩa tiến trình Tây Sơn đại phá quân Thanh vào dịp tết Kỷ Dậu (1789)?
C7:Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong của trào Tây Sơn?
C8:Vua Quang Trung có những chính sách gì để phục hồi ,phát triển kinh tế,ổn định xã hội và phát triển văn hóa dân tộc?
C9:Nêu chính sách đối ngoại củ triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX,chính sách ngoại giao của triều Nguyễn tác động như thế nào đến sự phát triển của đất nước?
C10:Cho biết đường lối đối ngoại của Vua Quang Trung?Đường lối đó có ý nghĩa như thế nào đối vối sự phát triển đất nước?
9 trả lời
Hỏi chi tiết
317
1
0
doan man
09/04/2019 22:15:25
C1:Em hãy nêu những thành tựu chủ yếu về văn hóa,giáo dục của Đại Việt thời Lê sơ.Vì sao quốc gia Đại Việt lại đạt được những thành tựu nói trên?
___________
* Những thành tựu về giáo dục, khoa cử:
- Ngay sau khi lên ngôi, vua Lê Thái Tổ đã cho dựng lại Quốc tử giám ở Thăng Long, mở trường học ở các lộ, mở khoa thi và cho phép người nào có học đều được thi.
- Ở các đạo, phủ đều có trường công.
- Dưới thời Lê sơ nền giáo dục của Đại Việt rất phát triển. Trong vòng một thế kỉ, nhà Lê sơ đã tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên. “Khoa cử các đời thịnh nhất là đời vua Lê Thánh Tông. Cách lấy đỗ rộng rãi, cách chọn người công bằng, trong nước không để sót nhân tài, triều đình không dùng lầm người kém”.
- Nội dung thi cử là các sách của đạo Nho.
* Những thành tựu về văn hóa:
- Văn học:
+ Văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển. Có nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập,…
+ Văn thơ thời Lê sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc.
- Sử học: Có nhiều tác phẩm như: Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn thực lục,…
- Địa lí: Có Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.
- Y học: có Bản thảo thực vật toát yếu.
- Toán học: có Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.
- Nghệ thuật sân khấu như ca, múa, nhạc, chèo, tuồng được phục hồi nhanh chóng và phát triển, nhất là chèo, tuồng.
- Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc: mang nhiều nét đặc sắc. Biểu hiện ở các công trình lăng tẩm, cung điện tại Lam Kinh (Thanh Hóa). Điêu khắc thời Lê Sơ có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.
Quốc gia Đại Việt thời Lê sơ đạt được nhiều thành tựu về văn hóa, giáo dục do:
- Những chính sách, biện pháp quan tâm tích cực của Nhà nước đã khuyến khích, tạo điều kiện cho văn hóa, giáo dục phát triển.
- Nhân dân ta có truyền thống thông minh, hiếu học.
- Kinh tế phát triển, đất nước thái bình tạo điều kiện cho văn học và giáo dục phát triển mạnh mẽ.
 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
doan man
09/04/2019 22:18:47
C2:Nguyên nhân hình thành Nam - Bắc triều và cuộc chiến tranh ấy đã diễn ra như thế nào?Hậu quả?
_______________________
- Bước sang thế kỉ XVI, triều đình nhà Lê càng suy yếu thì sự tranh chấp giữa các phe phái phong kiến càng diễn ra quyết liệt.
- Mạc Đăng Dung vốn là một võ quan. Lợi dụng xung đột giữa các phe phái, đã tiêu diệt các thế lực đối lập, thâu tóm mọi quyền hành, cương vị như Tể tướng.
- Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, lập ra triều Mạc.
- Năm 1533, một võ quan triều Lê là Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hoá, lập một người thuộc dòng dõi nhà Lê lên làm vua, lấy danh nghĩa "phù Lê diệt Mạc", sử cũ gọi là Nam triều để phân biệt với Bắc triều (nhà Mạc ở phía bắc).
=> Cục diện Nam - Bắc triều hình thành.
Triều đình nhà Lê càng suy yếu thì sự tranh chấp giữa các phe phái phong kiến càng diễn ra quyết liệt.
Mạc Đăng Dung vốn là một võ quan. Lợi dụng xung đột giữa các phe phái, Mạc Đăng Dung đã tiêu diệt các thế lực đối lập, thâu tóm mọi quyền hành, cương vị như Tể tướng. Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, lập ra triều Mạc.
Năm 1533, một võ quan triều Lê là Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hoá, lập một người thuộc dòng dõi nhà Lê lên làm vua, lấy danh nghĩa "phù Lê diệt Mạc", sử cũ gọi là Nam triều để phân biệt với Bắc triều (nhà Mạc ở phía bắc).
Hai tập đoàn phong kiến này đánh nhau liên miên, dai dẳng hơn 50 năm. Suốt một vùng từ Thanh - Nghệ ra Bắc đều là chiến trường. Làng mạc điêu tàn, xơ xác. Mãi đến năm 1592, Nam triều chiếm được Thăng Long, họ Mạc chạy lên Cao Bằng, chiến tranh Nam - Bắc triều mới chấm dứt.
*hậu quả
- Làng mạc, gia đình li tán, người chết rất nhiều, hàng vạn người bắt đi lính, di phu.
- Sản xuất nông nghiệp đình trệ, mùa màng bị tàn phá nặng nề, nhất là những năm có thiên tai lớn. Năm 1572, ở Nghệ An "đồng ruộng bỏ hoang, dịch tễ phát sinh, người chết đến quá nửa. Nhân dân đói khổ phiêu bạt, tan tác vào Nam ra Bắc, trong cõi Nghệ An đìu hiu, vắng tanh".
- Cùng với đó, chế độ binh dịch ngày càng đè nặng lên đời sống nhân dân.
1
0
doan man
09/04/2019 22:22:21
C3:Em hãy trình bày chiến tranh Trịnh - Nguyễn và hậu quả?
_____________
Năm 1545, Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm được cử lên thay năm toàn bộ binh quyền. Người con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng được cử vào trấn thủ Thuận Hoá, Quảng Nam.
Đầu thế kỉ XVII, cuộc chiến tranh giữa hai thế lực bùng nổ.
Trong gần nửa thế kỉ (từ năm 1627 đến năm 1672), họ Trịnh và họ Nguyễn đánh nhau bảy lần. Vùng đất Quảng Bình, Hà Tĩnh ngày nay trở thành chiến trường
ác liệt. Cuối cùng, hai bên phải lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm ranh giới, chia cắt đất nước, gọi là Đàng Ngoài (từ sông Gianh trở ra) và Đàng Trong (từ sông Gianh trở vào).
ở Đàng Ngoài, từ năm 1592, cuộc xung đột Nam - Bắc triều kết thúc về cơ bản. Trịnh Tùng xưng vương, xây dựng vương phủ bên cạnh triều đình vua Lê. Họ Trịnh nắm toàn quyền thống trị, nhưng vẫn phải dựa vào danh nghĩa vua Lê, nhân dân gọi là "vua Lê - chúa Trịnh", ở Đàng Trong, con cháu họ Nguyễn cũng truyền nối nhau cầm quyền, nhân dân gọi là "chúa Nguyễn".
Tình trạng chia cắt kéo dài đến cuối thế kỉ XVIII, gây bao đau thương cho dân tộc và tôn hại cho sự phát triển của đất nước.
- Hậu quả: Đất nước bị chia cắt thành hai miền Đàng Trong và Đàng Ngoài kéo dài suốt hai thế kỉ. Nhân dân hai miền li tán, đói khổ, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước.
+ Ở Đàng Ngoài: đến đời Trịnh Tùng thì xưng vương, xây dựng phủ chúa bên cạnh triều Lê. “Chúa Trịnh” nắm mọi quyền hành, vua Lê chỉ là bù nhìn. Nhưng mối quan hệ giữa hai thế lực này là dựa dẫm vào nhau để bảo vệ quyền lợi của dòng họ mình, gọi là "vua Lê - chúa Trịnh".
+ Ở Đàng Trong, con cháu họ Nguyễn cũng truyền nối nhau cầm quyền, gọi là "chúa Nguyễn".
1
0
doan man
09/04/2019 22:24:36
C4:Quân Tây Sơn đã lật đổ các chính quyền phong kiến Nguyễn,Trịnh,Lê như thế nào?
__________
* Lật đổ chính quyền phong kiến Nguyễn ở Đàng Trong:
- Biết quân Tây Sơn nổi dậy, chúa Trịnh ở Đàng Ngoài phái quân vào chiếm kinh thành Phú Xuân (Huế). Chúa Nguyễn chống lại không nổi, vượt biển vào Gia Định.
- Nghĩa quân Tây Sơn ở vào thế bất lợi: phía Bắc có quân Trịnh, phía Nam có quân Nguyễn.
- Nhận thấy thế lực quân Trịnh còn mạnh, Nguyễn Nhạc đã tạm thời hòa hoãn với quân Trịnh để dồn sức đánh quân Nguyễn trước.
* Lật đổ chính quyền phong kiến chúa Trịnh ở Đàng Ngoài:
- Tháng 6-1786, quân Tây Sơn nhanh chóng tiêu diệt quân Trịnh ở thành Phú Xuân. Thừa thắng, Nguyễn Huệ đưa quân ra Nam sông Gianh, giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong.
- Ngày 21-7-1786, Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long, chúa Trịnh bị dân bắt và nộp cho quân Tây Sơn. Chính quyền chúa Trịnh tồn tại hơn 200 đến đây sụp đổ.
- Nguyễn Huệ vào Thăng Long, giao chính quyền ở Đàng Ngoài cho vua Lê.
* Sự sụp đổ của chính quyền vua Lê ở Đàng Ngoài:
- Trên đường trở về Nam, Nguyễn Huệ cho Nguyễn Hữu Chỉnh ở lại Nghệ An giúp trấn thủ Nguyễn Văn Duệ.
- Sau khi Tây Sơn rút, tình hình Bắc Hà lại trở nên rối loạn, vua Lê Chiêu Thống mời Nguyễn Hữu Chỉnh ra giúp dẹp loạn.
- Sau khi giúp vua Lê đánh tan các tàn dư của họ Trịnh, Nguyễn Hữu Chỉnh lại lộng quyền. Nguyễn Huệ sai Vũ Văn Nhậm tiến quân ra Bắc trị tội Chỉnh. Diệt được Chỉnh, Nhậm lại kiêu căng và có mưu đồ riêng.
- Giữa năm 1788, Nguyễn Huệ tiến công ra Thăng Long diệt Nhậm. Bấy giờ, bè lũ Lê Chiêu Thống đã trốn sang Kinh Bắc. Nguyễn Huệ cùng các sĩ phu đã dốc sức xây dựng chính quyền ở Bắc Hà.
1
0
doan man
09/04/2019 22:27:03
C5:Hãy trình bày diễn biến,kết quả,ý nghĩa của trận Rạch Gầm - Xoài Mút của nghĩa quân Tây Sơn?
_______________
Diễn biến:
-Năm 1784, quân Xiêm chiếm được miền Tây Gia Định.
- Tháng 1-1785, Nguyễn Huệ đã quyết định chọn Rạch Rầm-XoàiMút làm trận địa.
-Thủy quân được giấu trong các nhánh sông Rạch Gầm-Xoài Mútvà sau các ngách cù lao
-Bộ binh: mai phục bên bờ và trên cù lao Thới Sơn giữa sông
-Ngày 19-1-1785, Nguyễn Huệ đã dùng mưu nhử định vào trận địamại phục , từ Mĩ Tho và các nhánh Cù Lao các nhánh sông đổ ra đánh phía trước mặtvà vào bên sườn địch trong khi phục binh bắn tên xả vào đoàn thuyền chiến.
*Kết quả: QuânXiêm bị đánh tan
*Ý nghĩa:
- Là mộttrong những trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử chống giặc ngoại xâm củanhân dân ta
- Đập tan âm mưa xâm lược của phong kiến Xiêm
-Khẳng định sức mạnh to lớn của nghĩa quân và thiên tài quânquân sự của Nguyễn Huệ
1
0
doan man
09/04/2019 22:31:08
C6:Trình bày diễn biến,kết quả tiến trình Tây Sơn đại phá quân Thanh vào dịp tết Kỷ Dậu (1789)?
________________
diễn biến
Nhận được tin cấp báo, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế (12 - 1788), lấy niên hiệu là Quang Trung, lập tức tiến quân ra Bắc.
Đến Nghệ An, Quang Trung tuyển thêm quân, mở cuộc duyệt binh lớn ở Vĩnh Doanh (Vinh, Nghệ An).
Tới Thanh Hoá, Quang Trung tiếp tục tuyển thêm quân và làm lễ tuyên thệ. Trong lời dụ tướng sĩ, Quang Trung đã thể hiện rõ quyết tâm đánh tan quân ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc.
Ra đến Tam Điệp, Quang Trung khen ngợi kế hoạch tạm rút quân để bảo toàn lực lượng của Ngô Thì Nhậm và các tướng.
Quang Trung mở tiệc khao quân và tuyên bố : "Nay hãy ăn Tết Nguyên Đán trước, đến sang xuân, ngày mồng 7 vào Thăng Long sẽ mở tiệc lớn. Các ngươi hãy nhớ lời ta xem có đúng thế không ?"
Từ Tam Điệp, Quang Trung chia quân làm năm đạo :
- Đạo chủ lực, do Quang Trung trực tiếp chỉ huy, thẳng hướng Thăng Long.
- Đạo thứ hai và đạo thứ ba đánh vào Tây Nam Thăng Long và yểm hộ cho đạo chủ lực.
- Đạo thứ tư tiến ra phía Hải Dương.
- Đạo thứ năm tiến lên Lạng Giang (Bắc Giang), chặn đường rút lui của địch.
Đêm 30 tết (âm lịch), quân ta vượt sông Gián Khẩu (sông Đáy), tiêu diệt gọn toàn bộ quân địch ở đồn tiền tiêu. Đêm mồng 3 tết, quân ta bí mật vây đồn Hà Hồi (Thường Tín, Hà Nội). Quân giặc bị đánh bất ngờ, hoảng sợ, hạ khí giới đầu hàng.
Mờ sáng mồng 5 tết, quân ta đánh đồn Ngọc Hồi (Thanh Trì, Hà Nội). Đây là đồn quan trọng nhất của địch với khoảng 3 vạn quân tinh nhuệ đóng giữ. Đồn luv được xây đắp kiên cố, xung quanh đều cắm chông sắt và chôn địa lôi dầy đặc.
Khi đến sát đồn giặc, Quang Trung truyền lệnh cho tượng binh và bộ binh đồng loạt xông tới. "Quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết..., thây ngổn ngang đầy đồng, máu chảy thành suối. Quân Thanh đại bại" (Hoàng Lê nhất thống chí).
Khi đạo quân của Quang Trung đang đánh đồn Ngọc Hồi thì đạo quân của đỏ đốc Long tấn công đồn Đống Đa. Được nhân dân địa phương giúp sức, quân ta giáp chiến, đốt lửa thiêu cháy doanh trại giặc. Tướng giặc là sầm Nghi Đống khiếp sợ, thắt cổ tự tử.
Nghe tin đại bại, Tôn Sr Nghị bàng hoàng mất vía, vội vã cùng vài võ quan vượt sông Nhị sang Gia Lâm.
Trưa mồng 5 Tết KỈ Dậu, vua Quang Trung trong bộ chiến bào xạm đen khói thuốc súng, cùng đoàn quân chiến thắng tiến vào Thăng Long giữa muôn tiếng reo hò :
Ba quân đội ngũ chỉnh tề tiến,
Trăm họ chật đường vui tiếp nghênh...
1
0
doan man
09/04/2019 22:34:04
C7:Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong của trào Tây Sơn?
__________
*nguyên nhân thắn lợi
Trong 17 năm liên tục chiến đấu, phong trào Tây Sơn đã lật đổ các chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn, Trịnh, Lê, xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia. Đồng thời, phong trào Tây Sơn đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.
*ý nghĩa lịch sử
Có được thắng lợi trên, trước hết là nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột và tinh thần yêu nước cao cả của nhân dân ta. Tiếp đó, sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân đã góp phần quan trọng vào thắng lợi. Quang Trung là anh hùng dân tộc vĩ đại của nhân dân ta ở thế kỉ XVIII.
1
0
doan man
09/04/2019 22:35:29
C8:Vua Quang Trung có những chính sách gì để phục hồi ,phát triển kinh tế,ổn định xã hội và phát triển văn hóa dân tộc?
________________
* Về kinh tế:
- Nông nghiệp:
+ Ban hành “Chiếu khuyến nông” để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong.
=> Mùa màng trở lại phong đăng, năm phần mười trong nước khôi phục được cảnh thái bình.
- Thủ công nghiệp và thương nghiệp:
+ Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế.
+ Yêu cầu nhà Thanh mở cửa ải, thông chơi búa.
=> Hàng hóa được lưu thông, không bị ngưng đọng, làm lợi cho sự tiêu dùng của dân. Nghề thủ công và buôn bán được phục hồi dần.
* Về văn hóa, giáo dục:
- Ban bố Chiếu lập học, các huyện, xã được nhà nước khuyến khích mở trường học.
- Dùng chữ Nôm làm chữ viết thức của nhà nước.
- Giao cho Nguyễn Thiếp lập Viện Sùng chính để dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm, làm tài liệu học tập.
=> Quang Trung đề cao việc phát triển giáo dục, muốn tiến tới thay thế tài liệu học tập bằng tiếng mẹ đẻ, thoát li khỏi sự lệ thuộc vào văn tự nước ngoài.
1
0
doan man
09/04/2019 22:39:12
C10:Cho biết đường lối đối ngoại của Vua Quang Trung?Đường lối đó có ý nghĩa như thế nào đối vối sự phát triển đất nước?
_____________
* Đường lối ngoại giao của Vua Quang Trung:
- Đối với nhà Thanh: Mềm dẻo nhưng cương quyết bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc.
- Đối với Lê Duy Chỉ ở phía Bắc, Nguyễn Ánh ở phía Nam: kiên quyết tiến quân, tiêu diệt hoàn toàn.
* Ý nghĩa:
- Tránh tình trạng nội chiến, chia cắt đất nước.
- Bảo vệ được toàn vẹn lãnh thổ, độc lập dân tộc, tạo hòa hiếu láng giềng với nhà Thanh.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Lịch sử Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư