Cấu tạo của Trái Đất gồm 3 lớp: lớp vỏ, lớp trung gian, lớp lõi
Lớp vỏ (thạch quyển): độ dày từ 5 đến 70 km (độ dày lớp vỏ ở các đại dương khoảng 5 km, trên các lục địa khoảng 70-80 km); trạng thái rắn chắc và được cấu trạo từ các tầng đá khác nhau: trên cùng là tầng đá trầm tích (không liên tục, có mơi mỏng nơi dày), tiếp theo là tầng granit (chủ yếu), dưới là tầng bazan; nhiệt độ cao nhất là 10000C, nhiệt độ tăng theo độ sâu. -
Vỏ Trái Đất chia thành 2 kiểu chính: vỏ lục địa (được cấu tạo chủ yếu bằng đá granit) và vỏ đại dương (được cấu tạo chủ yếu bằng đá badan)
Lớp trung gian (bao Manti): dày gần 3000 km; trạng thái từ quánh dẻo đến lỏng; nhiệt độ khoảng 1500 – 47000C. Lớp trung gian còn gọi là quyển Manti bao gồm manti trên và manti dưới. Vật chất tầng trên của lớp này quánh dẻo và có các dòng đối lưu vật chất nên chúng đã tạo ra hiện tượng di chuyển của các lục địa, tạo ra các dạng địa hình khác nhau, các hiện tượng động đất, núi lửa
Lớp lõi: dày trên 3000 km; ở trạng thái: nhân ngoài lỏng, nhân trong rắn; nhiệt độ cao nhất khoảng 50000C.
Lớp vỏ: chứa đựng các thành phần tự nhiên và sự sống Lớp trung gian: làm các địa mảng dịch chuyển Lớp lõi: tạo từ trường
Có vai trò quan trọng vì chúng là nơi lưu giữ tự nhiên, thành tựu khoa học công nghệ của con người.