Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Chính sách đối nội, đối ngoại của Mỹ sau chiến tranh ảnh hưởng gì tới Việt Nam

3 trả lời
Hỏi chi tiết
1.058
2
0
Nghiêm Xuân Hậu ( ...
26/11/2017 20:46:28
Tình hình chính trị và chính sách đối nội của giới cầm quyền Mĩ
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chính sách đối nội quán xuyến của giới cầm quyền Mĩ là tiếp tục duy trì những thể chế của chế độ dân chủ tư sản được hình thành từ khi lập quốc (Hiến pháp Mĩ ban hành hơn 200 năm nay vẫn chưa có sự thay đổi nào đáng kể), nhưng nếu vượt quá khuôn khổ những luật pháp này sẽ bị nghiêm cấm hoặc trừng trị nghiêm khắc. Trước ảnh hưởng và sự phát triển lớn mạnh của phong trào Cộng sản và công nhân quốc tế, trong những năm 40 và đầu những năm 50, Tổng thống Tơruman đã ban hành nhiều đạo luật nhằm chống lại sự hoạt động của các công đoàn và phá hoại phong trào bãi công của công nhân - luật Táp Haclây nghiêm cấm công nhân bãi công và cấm những người Cộng sản không được tham gia vào các ban lãnh đạo công đoàn. Các cơ quan nhà nước và các chủ tư bản Mĩ không chấp nhận cho những người Cộng sản vào làm việc trong biên chế của mình, nhằm cô lập về kinh tế, chính trị đối với những người Cộng sản. Ở Mĩ, chính sách phân biệt chủng tộc giữa người da trắng với người da đen và da màu vẫn tiếp tục tồn tại. Sự phân hoá thành hai cực trong xã hội Mĩ ngày càng trở nên hết sức trầm trọng: một cực là một số ít những nhà triệu phú, tỉ phú, những tầng lớp trên trong xã hội sống một cách xa hoa, xung túc; nhưng cực khác là đông đảo công nhân, những người lao động sống còn khổ cực, luôn luôn bị nạn thất nghiệp đe doạ (ở Mĩ có khoảng 400 người có thu nhập hàng năm từ 185 triệu đôla trở lên, trong khi đó lại có 25 triệu người sống trong cảnh nghèo túng, dưới mức tối thiểu của người Mĩ).
Bắt nguồn từ những mâu thuẫn, bất công trên đây, ở Mĩ thường xảy ra những cuộc xuống đường của sinh viên và học sinh, những cuộc nổi dậy của người da đen và người da đỏ.
Phong trào đấu tranh của 25 triệu người da đen bắt đầu bùng lên mạnh mẽ từ năm 1963, lan rộng ra 125 thành phố, mạnh nhất là ở Đitơroi. Ở đây, nhà cầm quyền Mĩ đã phải huy động quân đội, xe tăng, máy bay lên thẳng đến đàn áp. Cuộc đấu tranh của người da đỏ từ năm 1969 đến năm 1973 cũng dẫn đến những cuộc bạo động vũ trang, như ở Undưtni tháng 2 – 1976. Ngoài ra, giữa những năm 60, các thành thị Mĩ luôn luôn sôi động vì những cuộc biểu tình đấu tranh ngoài đường phố, trong các trường đại học của thanh niên và sinh viên mà người ta thường gọi là “sự nổi loạn của thế hệ trẻ”.
Trong nội bộ giới cầm quyền Mĩ cũng diễn ra những vụ bê bối về chính trị và kinh tế: vụ Tổng thống Mĩ Giôn Kennơđi bị ám sát vào năm 1963, vụ tài liệu mật Lầu năm góc, vụ Oatơghết dẫn đến Nichxơn buộc phải từ chức vào năm 1974, vụ Côntơraghết và Iraghết trong những năm 80 v.v… Trong xã hội Mĩ cũng luôn luôn diễn ra những tội ác và tệ nạn, như những vụ giết người cướp bóc, tệ nạn ma tuý, hippi, thói ăn chơi đồi truỵ theo “lối sống Mĩ”…
Chính sách đối ngoại
Ngày 12 – 3 – 1947, trong diễn văn đọc trước Quốc hội Mĩ, Tổng thống Tơruman chính thức đề ra “Chủ nghĩa Tơruman”, mở đầu cho thời kỳ bành trướng, vươn lên thống trị thế giới của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. “Chủ nghĩa Tơruman” công khai nêu lên “sứ mạng” của Mĩ trong “sự nghiệp lãnh đạo thế giới tự do chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa Cộng sản”; xúc tiến việc thành lập các liên minh quân sự nhằm bao vây Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa và kêu gọi các nước đồng minh của Mĩ ra sức chạy đua vũ trang, chuẩn bị tiến hành một cuộc “chiến tranh tổng lực” nhằm tiêu diệt Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, “Chủ nghĩa Tơruman” còn chủ trương thông qua “viện trợ” kinh tế và quân sự cho các nước đồng minh của Mĩ, qua đó, khống chế, nô dịch các nước này. Sau khi lên làm Tổng thống Mĩ năm 1953, Aixenhao tiếp tục thực hiện “Chủ nghĩa Tơruman” nhưng bổ sung thêm “Chủ nghĩa Aixenhao”, thường được gọi là “chủ nghĩa lấp chỗ trống” (tức Mĩ tìm mọi cách “lấp chỗ trống” sau khi Anh, Pháp bị thất bại ở Đông Dương năm 1954, ở Trung Cận Đông năm 1957…). Tiếp đó, hầu như mỗi đời Tổng thống Mĩ khi lên cầm quyền lại đề ra một học thuyết hoặc đường lối của mình để thực hiện “chiến lược toàn cầu”, như “chiến lược hoà bình” của Giôn Kennơđi (1961), “Học thuyết Nichxơn” (1969), “Học thuyết Rigân” (1980), “Học thuyết Busơ” (1989)… Năm 1993, Tổng thống B.Clintơn thực hiện “Chiến lược dính líu và mở rộng” nhằm áp đặt nền thống trị về kinh tế và quân sự của Mĩ trên khắp thế giới.
Mặc dù mang tên gọi khác nhau, đường lối có thể cứng rắn hoặc ôn hoà khác nhau, và các biện pháp cụ thể cũng có nhiều nội dung khác nhau, nhưng “Chiến lược toàn cầu” của Mĩ trước sau đều nhất quán 3 mục tiêu: 1 – Ngăn chặn, đẩy lùi, rồi tiến tới tiêu diệt các nước xã hội chủ nghĩa; 2 – Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân và phong trào hoà bình dân chủ thế giới; 3 - Khống chế, nô dịch các nước đồng minh của Mĩ.
Đối với bất kì học thuyết hoặc đường lối của tổng thống nào là đi nữa, để đạt ba mục tiêu trên, chính sách cơ bản của Mĩ là “chính sách thực lực” (tức chính sách dựa vào sức mạnh Mĩ).
Từ sau chiến tranh thế giới đến nay, để thực hiện “chiến lược toàn cầu

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
1
Nguyễn Thị Thu Trang
26/11/2017 21:11:45
  • Mĩ đã đề ra “chiến lược toàn cầu nhằm chống phá các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào dân tộc và thiết lập sự thống trị trên toàn thế giới.
  • Viện trợ để lôi kéo các nước lập khối quân sự, gây nhiều cuộc chiến tranh xâm lược. Tuy nhiên Mĩ cũng chịu thiệt hại nặng nề nhất là chiến tranh xâm lược Việt Nam.
  • Mĩ tiến hành chính sách, biện pháp để xác lập trật tự thế giới “đơn cực” do Mĩ chi phối và khống chế.
1
0
NguyễnNhư
30/12/2023 22:56:00

Chính sách đối nội
- Sau CTTGII, Mĩ theo thể chế cộng hoà liên ban do 2 đảng là đảng Dân chủ và đảng Cộng hoà thay nhau cầm quyền
- Để phục vụ mưu đồ bá chủ thế giới, sau chiến tranh Mĩ đã ban hành hàng loạt các đạo luật phản động như cấm Đảng cộng sản Mĩ hoạt động, chống lại các phong trào đình công và loại bỏ những người có tư tưởng tiến bộ ra khỏi bộ máy nhà nước
Chính sách đối ngoại
- nhằm mưu đồ thống trị thế giới, các chính quyền Mĩ đã đề ra 'chiến lược toàn cầu" với các mục tiêu chống phá CNXH, đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộcm đàn áp phong trài công nhân và phong trào dân chủ
- Mĩ viện trợ cho các chính quyền thân Mĩ, thiết lập các khối quân sự, gây chiến tranh xâm lược
- gần đây, Mĩ đang ráo riết xác lập trật tự thế giới đơn cực do Mĩ hoàn toàn chi phối và khống chế.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Lịch sử Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k