Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cho biết quá trình đô thị hóa của nước ta diễn ra như thế nào?

4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
6.635
5
1
Nguyễn Gia Bảo
17/12/2017 20:37:43
Quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra chậm chạp, trình độ đô thị hóa thấp

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
4
Huyền Thu
17/12/2017 20:37:43
Đô thị hóa nước ta gồm có 3 đặc điểm:
Thứ nhất, quá trình đô thị hoá diễn ra chậm chạp, trình độ đô thị hóa thấp
  • Thế kỉ thứ III TCN có đô thị đầu tiên là thành Cổ Loa (kinh đô nhà nước Âu Lạc).
  • Thời Phong kiến: một số đô thị được hình thành ở những nơi có vị trí địa lý thuận lợi, với chức năng chính là : hành chính, thương mại, quân sự.
  • Thế kỉ thứ XI : xuất hiện thêm thành Thăng Long.
  • Thế kỉ XVI – XVIII thêm các đô thị: Phú Xuân, Hội An, Đà Nẵng, Phố Hiến.
  • Thời Pháp thuộc: CN chưa phát triển, hệ thống đô thị không có cơ sở mở rộng, các tỉnh, huyện thường được chia với quy mô nhỏ, chức năng của yếu là hành chính, quân sự.
  • Đến thập niên 30 của thế kỉ XX các đô thị lớn mới hình thành dựa trên sự phát triển công nghiệp như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Sài Gòn…
  • Sau cách mạng tháng 8/1945 đến 1954 không thay đổi nhiều, quá trình đô thị hóa diễn ra chậm.
  • Từ 1954 – 1975 đô thị phát triển theo hai xu hướng: Ở miền Nam chính quyền Sài Gòn dùng “đô thị hóa” như một biện pháp để dồn dân phục vụ chiến tranh. Ở miền Bắc: ĐTH gắn với CNH trên cơ sở đô thị đã có. Từ 1965-1972 ĐTH chững lại do chiến tranh phá hoại.
  • Từ 1975 đến nay đô thị hoá chuyển biến khá tích cực, nhưng cơ sở hạ tầng các đô thị (hệ thống giao thông, điện, nước, các công trình phúc lợi XH) còn thấp so với các nước trong khu vực và thế giới.
Thứ hai, tỷ lệ dân thành thị tăng: Năm 1990, tỉ lệ dân thành thị nước ta là 19,5%. Đến năm 2005, tỉ lệ dân thành thị nước ta tăng lên là 26,9%. Tỉ lệ này còn thấp hơn so với một số nước trong khu vực.
Thứ ba, phân bố đô thị không đều giữa các vùng:
  • Về số lượng đô thị: Trung du, miền núi Bắc bộ có số đô thị nhiều nhất bao gồm các đô thị vừa và nhỏ. Tiếp đến là đồng bằng sông Cửu long, đồng bằng sông Hồng.
  • Quy mô đô thị: Đông nam bộ có quy mô đô thị lớn nhất sau đó đến đồng bằng sông Hồng.
  • Số đô thị lớn thì quá ít so với mạng lưới đô thị.
1
3
Nguyễn Nhật Thúy ...
17/12/2017 20:39:53
- Quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra chậm chạp, trình độ đô thị hóa thấp
+ Từ thế kỉ III trước công nguyên, thành cổ Loa được coi là đô thị đầu tiên ở nước ta.
+ Vào thời phong kiến, một số đô thị được hình ihành ỏ những nơi có vị trí địa lí thuận lợi, với các chức năng chính là hành chính, thương mại, quân sự. Thế kỉ XI xuất hiện thành Thăng Long, sau đó là các đô ihị: Phú Xuân, Hội An, Đà Năng, Phố Hiến ở thế kỉ XVI - XVIII.
+ Thời Pháp thuộc, hệ thống đô thị nhỏ bé, chức năng chủ yếu là hành chính, quân sự. Đến những năm 30 của thế kỉ XX mới có một số đô thị lớn được hình thành như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định.
+ Từ năm 1945 đến năm 1954, quá trình đô thị hoá diễn ra chậm, các đô thị không có sự thay đổi nhiều.
+ Từ năm 1954 đến năm 1975 đô thị phát triển theo hai xu hướng khác nhau: Ớ miền Nam, Chính quyền Sài Gòn đã dùng “đô thị hoá” như một biện pháp để dồn dân phục vụ chiến tranh. Ở miền Bắc, đô thị hóa gắn liền với quá trình công nghiệp hóa trên cơ sở mạng lưới đô thị đã có. Từ 1965 đến 1972, các đô thị bị chiến tranh phá hoại, quá trình đô thị hoá chững lại.
+ Từ năm 1975 đến nay, quá trình đô thị hóa có chuyển biến khá tích cực. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng của các đô thị (hệ thống giao thông, điện, nước, các công trình phúc lợi xã hội) vẫn còn ở mức thấp so với các nước trong khu vực và thế giới.
- Tỉ lệ dân thành thị tăng
+ Tỉ lệ dân thành thị tăng từ 19,5% (năm 1990) lên 26,9% (năm 2005).
+ Tuy nhiên, tỉ lệ dân thành thị còn thấp so với các nước trong khu vực.
- Phân bố đô thị không đều giữa các vùng
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ có số lượng đô thị nhiều nhất nước ta nhưng chủ yếu là các đô thị vừa và nhỏ và ít nhất là vùng Đông Nam Bộ với nhiều đô thị lớn, đông dân.
+ Số thành phố lớn còn quá ít so với mạng lưới đô thị.
 
6
3
Nguyên phúc ngô
23/12/2018 14:46:58
Nik facebook của mấy bạn là j???

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×