LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cho đề bài trang phục và văn hóa, em hãy viết hoàn chỉnh thành một bài văn nghị luận

Cho đề bài trang phục và văn hóa em hãy viễt hoàn chỉnh thành một bài văn nghị luận
lưu ý: Có sửng dụng yếu tố tự sự và miêu tả
Gạch chân những câu mang luận điểm ở từng phần
(Mong các bạn giúp mk vs nha
5 trả lời
Hỏi chi tiết
530
0
0
Trần Trần Hà My
15/04/2019 10:15:35
Cuộc sống ngày càng phát triển, yêu cầu về cái đẹp trong mắt con người lại càng được nâng cao hơn. Đẹp không chỉ thể hiện ở khuôn mặt, nụ cười, hàm răng, mái tóc, mà còn cả ở trong cách ăn mặc, trong trang phục thường ngày, và cả trong lối sống, cách ứng xử, cách giao tiếp, văn hóa. Vậy trang phục và văn hóa liệu có mối tương quan nào với nhau trong xã hội ngày nay hay không?
Như cha ông ta ngày xưa từng khuyên dạy con cháu rằng: “Cái răng cái tóc là góc con người” hay “Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân”, đó chẳng phải là lời khuyên bảo, muốn con cháu chúng ta phải biết lựa chọn cách ăn mặc, cách ứng xử cho phù hợp hay sao? Một trang phục đẹp tôn lên không chỉ tôn lên thẩm mỹ của người mặc, mà còn giúp cho người đối diện có thể đánh giá được một phần nào đó văn hóa của một con người.
Trang phục vốn chỉ những thứ chúng ta mặc lên người mỗi ngày. Đó có thể là một chiếc váy, một bộ quần áo thể thao, một bộ quần áo dài, một chiếc mũ, một đôi giày, … Trang phục được sử dụng cho mục đích cao cả nhất là giúp con người bảo vệ thân thể của mình. Không những vậy, ngày nay, chọn trang phục phù hợp còn giúp thể hiện khả năng thẩm mĩ của người mặc. Những trang phục phù hợp với văn hóa, với hoàn cảnh thì được gọi là những trang phục đẹp. Trang phục đẹp sẽ tôn vinh lên con người cũng như tôn vinh phần nào đó lối sống, phong cách của con người đó. Còn về văn hóa, ta hiểu đó là bao hàm của cách sống, bao gồm nhiều mặt trong cuộc sống của con người, trong đó có trình độ học vấn, trang phục, lối sống, văn hóa ứng xử ... Văn hóa không chỉ thể hiện ở một khía cạnh mà nó còn mở rộng liên hệ tới nhiều vấn đề trong cuộc sống của một con người, và đôi khi còn liên quan tới cả khía cạnh tâm linh và tôn giáo nữa. Vậy nên, có thể nói, để đánh giá một con người, không chỉ dựa vào mức độ nhận thức, trình độ văn hóa mà còn cả khía cạnh ăn mặc, trang phục của người đó nữa.
Khi tiếp xúc với một người, ấn tượng đầu tiên chúng ta bắt gặp, để lại sâu sắc trong lòng chúng ta nhất phải nói tới trang phục. Một trang phục lịch sự, gọn gàng, bắt mắt sẽ giúp chúng ta để lại một thiện cảm không nhỏ trong mắt người đối diện. Từ đó có thể thấy rằng, trang phục cũng góp một phần không nhỏ tạo nên những dấu ấn đầu tiên đối với mỗi người. Tiếp xúc với một người khác, chúng ta không chỉ để ý đến thái độ, đến cảm xúc của người đó, ta cũng sẽ để ý đến trang phục. Nếu trang phục vừa toát lên thần thái, lại lịch sự, trang nhã, chắc hẳn hứng thú nói chuyện với người đó chẳng nhiều thêm một chút hay sao? Chúng ta cũng sẽ có những nhận xét rằng đó là một con người thân thiên và có văn hóa. Ngược lại, bắt gặp ở đối diện chúng ta một người với cách ăn mặc lố lăng, phản cảm, liệu chúng ta có thể đánh giá đó là một con người tốt đẹp được hay không?
Văn hóa và trang phục, đây là hai khía cạnh tưởng chừng như chẳng có chút liên quan nào trong cuộc sống của chúng ta, vậy mà chúng lại có những liên quan mật thiết mà không phải ai cũng có thể hiểu hết được. Trang phục là người đồng hành của ta mỗi ngày, là ấn tượng đầu tiên khi tiếp xúc với người khác. Cũng có thể, người ta sẽ đánh giá chúng ta qua cách mà chúng ta ăn mặc, cách chúng ta nói chuyện với người khác. Một trang phục có văn hóa là một trang phục không chỉ thể hiện tính thẩm mĩ của người mặc mà còn phải lịch sự, phù hợp với hoàn cảnh cũng như độ tuổi của người mặc. Chúng ta không thể nói một học sinh ăn mặc theo phong cách của một người trưởng thành là văn hóa được dù học sinh đó la một người có giáo dục. Bởi lối ăn mặc đó không phù hợp với độ tuổi cũng như hoàn cảnh của thiếu niên. Vậy nên có thể nói rằng, trang phục cũng góp phần tạo nên một phần văn hóa trong cuộc sống mỗi ngày.
Thế nhưng, ở mỗi thời kì, trang phục được lựa chọn lại mang những yếu tố, những đặc điểm khác nhau, tùy theo văn hóa của mỗi thời đại. Nếu như áo tứ thân, áo bà ba ngày xưa được coi là những bộ trang phục không chỉ mang nét truyền thống mà còn thể hiện văn hóa khách quan của từng vùng miền. Mặc những bộ trang phục ấy, không chỉ tôn lên được vẻ đẹp trong phong tục mà còn toát lên được văn hóa trong lối ứng xử dù lúc ấy chúng ta còn chưa được văn minh, tân tiến như bây giờ. Ngày nay, xã hội phát triển, áo tứ thân, áo bà ba không còn là những trang phục phổ biến, chúng ta yêu cầu những bộ trang phục đẹp hơn, gọn gàng, thanh thoát và năng động hơn. Thế nhưng không phải vì thế mà thời trang của những trang phục phản cảm, thiếu tinh tế lên ngôi! Chúng ta tiếp nhận cái mới nhưng luôn phải lưu ý rằng thời trang, trang phục chúng ta mặc sẽ biểu thị cho văn hóa của chúng ta. Một chiếc áo dài vẫn sẽ là một nét đẹp truyền thống không thể thiếu. Một dân tộc có văn hóa mới là một dân tộc mạnh được.
Thế nhưng, liệu chúng ta có thể nói rằng, quần áo, trang phục có thể nói lên hết được văn hóa của một con người hay không? Điều này có lẽ là không? Bởi vì văn hóa của một con người được đánh giá trên nhiều khía cạnh khác nhau, không chỉ ở trang phục, mà còn ở thái độ, cách sống, lối làm việc, … Thế nhưng, không thể phủ nhận rằng, thông qua cách ăn mặc mà chúng ta có thể đánh giá được rất nhiều từ ánh nhìn đầu tiên với một con người. Chúng ta không thể nói rằng, một người ăn mặc xấu thì luôn làm những việc không tốt được. Ăn mặc thể hiện văn hóa của người mặc, nhưng cũng đừng trở thành những kẻ chủ quan, “xem mặt mà bắt hình dong”, đánh giá thiếu chính xác về một con người. Có nhà bác học nào đó đã nói rằng: “Những thiên tài thường là những kẻ lập dị”, chính thế nên đôi khi chúng ta phải tiếp cận sâu một con người mới có thể hiểu hết được con người đó, chứ không nên chỉ đánh giá qua bề ngoài qua trang phục.
Trong dòng chảy lịch sử của thế giới, chúng ta đã gặp không ít những người có lối sống, phong cách sống hoàn toàn phù hợp với ấn tượng đầu tiên mà ta gặp khi nhìn người đó qua cách ăn mặc, trang phục. Chúng ta có thể nhận ra ngay Hồ Chí Minh vĩ đại, cả một đời cống hiến cho sự nghiệp cứu nước của dân tộc Việt Nam. Từ ánh nhìn đầu tiên ta bắt gặp bộ quần áo kaki đã bạc, đã sờn, một sự giản dị đến mộc mạc, chân phương nhất của một vị Chủ tịch nước, ta đã cảm nhận được ở Bác một sự dung dị, một trí tuệ không tầm thường. Thế đó, chỉ bằng cách nhìn qua trang phục thôi, chúng ta có thể nhận ngay ra văn hóa của một người, sự thiện cảm cũng như lối sống của người đó. Ngược lại, chúng ta cũng có thể bắt gặp những con người mang trên mình những bộ cánh hàng hiệu, đắt đỏ hàng trăm hàng triệu đồng nhưng lại không nỡ bỏ ra vài chục ngàn cho một kẻ ăn xin nghèo đói. Chúng ta có thể bắt gặp những kẻ khoác trên người bộ lông thú sặc sỡ mà không biết được bao con vật đã bị chết, bị giết bởi sự thỏa mãn giàu sang của họ. Nhưng chúng ta không thể đoán biết được, như ông bà ta nói “Xem mặt mà bắt hình dong” để đánh giá một con người. Chúng ta biết tới một cô ca sỹ người Mỹ - Lady Gaga, một kiểu người lập dị, không thể gây thiện cảm với lối ăn mặc khác người, đôi khi là phản cảm, khó ưa, thế nhưng đằng sau đó, ai biết cô là người đã bỏ hàng triệu đô để làm từ thiện, làm ơn cho người người nghèo đói, cho trẻ em vô gia cư. Thế đấy, trang phục phản ánh văn hóa của con người nhưng không phải là tất cả.
Để dung hòa văn hóa và trang phục tưởng chừng như vô cùng khó khăn, nhưng hoàn toàn không phải vậy. Chỉ một chút tinh tế thôi chúng ta đã có thể tạo nên cho mình một bộ trang phục đẹp, thể hiện tính cách, văn hóa của mình. Một học sinh thì nên sử dụng đồng phục làm trang phục chính của mình. Bởi đó không chỉ phù hợp với lứa tuổi học sinh mà còn phù hợp với văn hóa, với hoàn cảnh nữa. Ăn mặc đẹp không phải khoác lên người những bộ cánh hàng hiệu, bộ trang sức đắt tiền mà cái đẹp là từ trong lối sống, trong tâm hồn, và trong cách ứng xử. Chỉ cẩn trang phục đơn giản thôi cũng đã thể hiện văn hóa của học sinh rồi. Chúng ta cũng có thể thấy, các học sinh phổ thông với chiếc áo dài trắng tinh trong những buổi tới trường. Đó cũng là một trang phục đẹp, phù hợp và thể hiện văn hóa của họ. Trang phục đẹp tức là trang phục lịch sự, phù hợp với hoàn cảnh, với túi tiền của bản thân, không phải trang phục đắt tiền mới làm nên văn hóa của các bạn. Đừng trở thành nạn nhân của những xu hướng thời trang, và cũng đừng trở thành một kẻ lập dị, thiếu văn hóa, không có ý thức khi khoác lên mình những bộ trang phục dị hợm, xấu xí, phản cảm.
Muốn được ăn mặc đẹp, muốn trở nên sành điệu tinh tế trong mắt mọi người là điều mà ai cũng hướng tới. Nhưng cái đẹp trong cách ăn mặc, trong trang phục phải luôn đi kèm với văn hóa, phải kèm với sự lịch sự, ứng xử văn minh. Trang phục đẹp sẽ giúp tạo nên ấn tượng về văn hóa tốt. Vậy nên hãy trau dồi cho mình không chỉ khả năng về thời trang mà hãy trau dồi cả nhân cách tâm hồn, để trở thành người đẹp cả ngoại hình và cả tâm hồn nữa.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Huyết Nhi
15/04/2019 10:16:17
Trang phục văn hóa đẹp không phải là trang phục đắt tiền, mà là phù hợp với lứa tuổi, tính cách của mỗi người. Nó có thể nhận biết được nghề nghiệp, thẩm mĩ của mỗi người, góp phần thể hiện nhân cách con người, giúp ta tự tin và thành công hơn trong các cuộc giao tiếp.
Trang phục là một người bạn đồng hành gắn bó với chúng ta. Chúng không chỉ để che chở sưởi ấm mà còn thể hiện nhu cầu thẩm mĩ của mỗi cá nhân. Nhiều khi muốn đánh giá tính cách một con người, ta chỉ cần nhìn cách ăn mặc, thái độ đi đứng, cách nói năng, giao tiếp… Nhưng quan trọng nhất, cách ăn mặc vẫn gây ấn tượng ban đầu có ý nghĩa không nhỏ đối với việc đánh giá của mọi người. Quả đúng là cách ăn mặc của con người là cực kỳ quan trọng, bởi ngoài khiếu thẩm mỹ thì bộ trang phục cũng ngầm nói lên rằng chủ nhân mang nó có lịch sự, có văn hoá hay không. Do đó việc lựa chọn trang phục sao cho phù hợp với hoàn cảnh, thời tiết. là quan trọng hơn hết.
Ông cha ta đã nói: “Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân”.
Trang phục là một người bạn đồng hành gắn bó với chúng ta. Chúng không chỉ để che chở sưởi ấm mà còn thể hiện nhu cầu thẩm mĩ của mỗi cá nhân. Nhiều khi muốn đánh giá tính cách một con người, ta chỉ cần nhìn cách ăn mặc, thái độ đi đứng, cách nói năng, giao tiếp… Nhưng quan trọng nhất, cách ăn mặc vẫn gây ấn tượng ban đầu có ý nghĩa không nhỏ đối với việc đánh giá của mọi người. Quả đúng là cách ăn mặc của con người là cực kỳ quan trọng, bởi ngoài khiếu thẩm mỹ thì bộ trang phục cũng ngầm nói lên rằng chủ nhân mang nó có lịch sự, có văn hoá hay không. Do đó việc lựa chọn trang phục sao cho phù hợp với hoàn cảnh, thời tiết. là quan trọng hơn hết.
Ông cha ta đã nói: “Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân”. Ta sẽ đẹp hơn rất nhiều khi ta biết chọn cho mình một trang phục đẹp. Nhưng việc lựa chọn trang phục lại hết sức quan trọng. Trang phục đẹp là trang phục không cầu kì, tuy đơn giản nhưng màu sắc hài hoà, phù hợp với đối tượng, khung cảnh và tuỳ trường hợp giao tiếp. Trang phục còn thể hiện tính cách. Người có một bộ trang phục đơn giản là người giản dị, không cầu kì. Người có một bộ trang phục hợp thời trang, có sự chăm chút là người thích làm đẹp, quan tâm đến hình thức bên ngoài.
Ngoài ra, trang phục có một ý nghĩa rất quan trọng. Nó có thể nhận biết được nghề nghiệp, thẩm mĩ của mỗi người, góp phần thể hiện nhân cách con người, giúp ta tự tin và thành công hơn trong các cuộc giao tiếp.
Đồng phục học sinh có quan điểm là tôn thêm nét đẹp tuổi học trò, đảm bảo tính nghiêm túc, tránh được kiểu ăn mặc kệch cỡm, lố lăng không phù hợp với lứa tuổi ở trường học, giúp xoá bỏ sự ngăn cách và mặc cảm về giàu nghèo giữa các học sinh trong cùng trường, cùng lớp. Không chỉ vậy đồng phục học sinh còn giúp học sinh xây dựng ý thức giữ gìn truyền thống, lòng tự hào về truyền thống nhà trường. Đồng phục trong nhà trường hiện nay rất đa dạng, các nam sinh luôn là áo trắng quần tây xanh, còn các bạn nữ thì đủ các kiểu từ áo trắng, quần tây xanh, áo váy đủ kiểu… nhưng chiếc áo dài vẫn là đẹp nhất. Không phải ngẫu nhiên mà một nhạc sĩ có những ca từ đẹp: “Dù ở đâu, Pa ri, Luân Đôn hay ở miền xa, thoáng thấy áo dài bay trên đường phố, sẽ thấy tâm hồn quê hương ở đó, em ơi”. Trong những trang phục truyền thống của phụ nữ thế giới, có lẽ trang phục áo dài của phụ nữ Việt Nam là một trang phục đẹp nhất vì nó vừa kín đáo, vừa duyên dáng, vừa tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ nhưng lại không thiếu vẻ gợi cảm cần có của một cô gái. Phụ nữ thế giới khi sang Việt Nam đều thích trang phục này, có những vị khách nước ngoài đã ngẩn ngơ đến sững sờ không cất nổi bước chân trước vẻ đẹp quyến rũ của phụ nữ Việt Nam trong trang phục áo dài. Điều này cho thấy học sinh nữ mặc chiếc áo dài trắng đến trường là sẽ thấy mình kín đáo, hồn nhiên, duyên dáng và đẹp hẳn lên.
Không gì đẹp mắt hơn bằng khi mỗi sáng từng nhóm nữ sinh tung tăng với chiếc áo dài thước tha đến trường. Vậy mà hiện nay nhiều bạn học sinh nam bắt chước các ca sĩ, nghệ sĩ chạy theo những trang phục kiểu cách. Các bạn hãy luôn nhớ rằng đừng chạy theo bắt chước người khác trong ăn mặc, hãy tiếp thu cái mới nhưng có chọn lọc. Còn về các học sinh nữ, đi ngoài đường, trời nắng nóng, các bạn có thể mặc áo khoác nhưng vào lớp không nên mặc vì nó tạo một cảm giác nóng nực cho không gian chung quanh, cho lớp, cho thầy cô. Mọi người như phát sốt khi thấy các bạn nữ khoác mấy lớp áo, hơn nữa lại không đẹp tí nào bởi vì nó lộn xộn, đủ kiểu áo, đủ màu. Những chiếc áo đó đã che mất bộ đồng phục chiếc áo dài trắng xinh xắn, hồn nhiên, thanh khiết của tuổi học trò, chỉ trừ những ngày se lạnh hoặc sức khỏe có vấn đề thì các bạn mới nên mặc áo khoác trong lớp để bảo vệ sức khỏe. Chắc chắn rằng các bạn nữ sẽ đẹp hơn, thánh thiện hơn. Đặc biệt các bạn học sinh nữ ngày nay rất chuộng những chiếc áo trắng đồng phục được cách điệu quá mức. Còn quần thì ôi thôi đủ kiểu, hết ống loe lại đến ống bó, ống đứng, hết lưng cao lại đến lưng xệ, đáy ngắn. Các bạn hãy hòa nhập, biết chọn lọc cái nào đẹp và phù hợp với lứa tuổi, môi trường, hoàn cảnh của mình, không nên cách điệu đồng phục để trở nên “khác người”.
0
0
Nguyễn Ngô Minh Trí
15/04/2019 10:24:09
Hiện nay, một số bạn học sinh đang chạy theo những “mốt” quần áo rất đắt tiền. Thay vì chiếc áo sơ mi trắng, chiếc quần xanh đen giản dị, mộc mạc thì các bạn khoác vào mình những bộ quần áo không hợp với người Việt Nam chúng ta. Ngày hôm nay là mốt quần bò rách te tua, thì ngày mai lại là mốt áo ngắn cũn cỡn, áo chun, áo thụng, áo dấu quần,… giày cao gót. Cứ hễ thấy trên thị trường có mốt quần áo nào nổi lên là các bạn về nhà phải xin bằng được tiền của bố mẹ để mua chúng. Thật buồn thay vì bố mẹ phải đổ mồ hôi công sức lao động, kiếm những đồng tiền chân chính, vậy mà các bạn lại không hiểu mà nướng vào những thứ vô bổ. Có những bạn ngày trước vốn ăn mặc rất giản dị nhưng chỉ sau một thời gian cách ăn mặc đã thay đổi: tóc tém với đôi đường vàng đỏ, áo xanh quần túm thủng gối, ngắn thì thủng tay. Các bạn cho rằng mình phải án mặc như vậy mới là người “sành điệu”, cho khỏi bị các bạn chê là “lỗi thời”, “lạc hậu”. Nhưng các bạn ơi, xin các bạn hãy quay nhìn theo một hướng khác, hướng đến các bạn vẫn mặc theo lối truyền thống với bộ đồng phục quen thuộc, chắc chắn các bạn sẽ nhận ra chính cách ăn mặc giản dị ấy lại làm cho chúng ta trở nên đẹp đẽ hơn bao giờ hết. Đơn giản, bởi vì phù hợp với hoàn cảnh, truyền thông đất nước ta và phù hợp với tính cách của bản thân từng bạn, những đội viên và những đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
15/04/2019 10:44:53
Trang phục là một người bạn đồng hành gắn bó với chúng ta. Chúng không chỉ để che chở sưởi ấm mà còn thể hiện nhu cầu thẩm mĩ của mỗi cá nhân. Nhiều khi muốn đánh giá tính cách một con người, ta chỉ cần nhìn cách ăn mặc, thái độ đi đứng, cách nói năng, giao tiếp… Nhưng quan trọng nhất, cách ăn mặc vẫn gây ấn tượng ban đầu có ý nghĩa không nhỏ đối với việc đánh giá của mọi người. Quả đúng là cách ăn mặc của con người là cực kỳ quan trọng, bởi ngoài khiếu thẩm mỹ thì bộ trang phục cũng ngầm nói lên rằng chủ nhân mang nó có lịch sự, có văn hoá hay không. Do đó việc lựa chọn trang phục sao cho phù hợp với hoàn cảnh, thời tiết là quan trọng hơn hết.
Ông cha ta đã nói: “Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân”. Ta sẽ đẹp hơn rất nhiều khi ta biết chọn cho mình một trang phục đẹp. Nhưng việc lựa chọn trang phục lại hết sức quan trọng. Trang phục đẹp là trang phục không cầu kì, tuy đơn giản nhưng màu sắc hài hoà, phù hợp với đối tượng, khung cảnh và tuỳ trường hợp giao tiếp. Trang phục còn thể hiện tính cách. Người có một bộ trang phục đơn giản là người giản dị, không cầu kì. Người có một bộ trang phục hợp thời trang, có sự chăm chút là người thích làm đẹp, quan tâm đến hình thức bên ngoài.
Ngoài ra, trang phục có một ý nghĩa rất quan trọng. Nó có thể nhận biết được nghề nghiệp, thẩm mĩ của mỗi người, góp phần thể hiện nhân cách con người, giúp ta tự tin và thành công hơn trong các cuộc giao tiếp.
Đồng phục học sinh có quan điểm là tôn thêm nét đẹp tuổi học trò, đảm bảo tính nghiêm túc, tránh được kiểu ăn mặc kệch cỡm, lố lăng không phù hợp với lứa tuổi ở trường học, giúp xoá bỏ sự ngăn cách và mặc cảm về giàu nghèo giữa các học sinh trong cùng trường, cùng lớp. Không chỉ vậy đồng phục học sinh còn giúp học sinh xây dựng ý thức giữ gìn truyền thống, lòng tự hào về truyền thống nhà trường. Đồng phục trong nhà trường hiện nay rất đa dạng, các nam sinh luôn là áo trắng quần tây xanh, còn các bạn nữ thì đủ các kiểu từ áo trắng, quần tây xanh, áo váy đủ kiểu… nhưng chiếc áo dài vẫn là đẹp nhất. Không phải ngẫu nhiên mà một nhạc sĩ có những ca từ đẹp: “Dù ở đâu, Pa ri, Luân Đôn hay ở miền xa, thoáng thấy áo dài bay trên đường phố, sẽ thấy tâm hồn quê hương ở đó, em ơi”. Trong những trang phục truyền thống của phụ nữ thế giới, có lẽ trang phục áo dài của phụ nữ Việt Nam là một trang phục đẹp nhất vì nó vừa kín đáo, vừa duyên dáng, vừa tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ nhưng lại không thiếu vẻ gợi cảm cần có của một cô gái. Phụ nữ thế giới khi sang Việt Nam đều thích trang phục này, có những vị khách nước ngoài đã ngẩn ngơ đến sững sờ không cất nổi bước chân trước vẻ đẹp quyến rũ của phụ nữ Việt Nam trong trang phục áo dài. Điều này cho thấy học sinh nữ mặc chiếc áo dài trắng đến trường là sẽ thấy mình kín đáo, hồn nhiên, duyên dáng và đẹp hẳn lên.
Không gì đẹp mắt hơn bằng khi mỗi sáng từng nhóm nữ sinh tung tăng với chiếc áo dài thước tha đến trường. Vậy mà hiện nay nhiều bạn học sinh nam bắt chước các ca sĩ, nghệ sĩ chạy theo những trang phục kiểu cách. Các bạn hãy luôn nhớ rằng đừng chạy theo bắt chước người khác trong ăn mặc, hãy tiếp thu cái mới nhưng có chọn lọc. Còn về các học sinh nữ, đi ngoài đường, trời nắng nóng, các bạn có thể mặc áo khoác nhưng vào lớp không nên mặc vì nó tạo một cảm giác nóng nực cho không gian chung quanh, cho lớp, cho thầy cô. Mọi người như phát sốt khi thấy các bạn nữ khoác mấy lớp áo, hơn nữa lại không đẹp tí nào bởi vì nó lộn xộn, đủ kiểu áo, đủ màu. Những chiếc áo đó đã che mất bộ đồng phục chiếc áo dài trắng xinh xắn, hồn nhiên, thanh khiết của tuổi học trò, chỉ trừ những ngày se lạnh hoặc sức khỏe có vấn đề thì các bạn mới nên mặc áo khoác trong lớp để bảo vệ sức khỏe. Chắc chắn rằng các bạn nữ sẽ đẹp hơn, thánh thiện hơn. Đặc biệt các bạn học sinh nữ ngày nay rất chuộng những chiếc áo trắng đồng phục được cách điệu quá mức. Còn quần thì ôi thôi đủ kiểu, hết ống loe lại đến ống bó, ống đứng, hết lưng cao lại đến lưng xệ, đáy ngắn. Các bạn hãy hòa nhập, biết chọn lọc cái nào đẹp và phù hợp với lứa tuổi, môi trường, hoàn cảnh của mình, không nên cách điệu đồng phục để trở nên “khác người”.
Trang phục đẹp không phải là trang phục đắt tiền, mà là phù hợp với lứa tuổi, tính cách của mỗi người. Tránh ăn mặc hở hang, chưng diện không phù hợp. Chọn trang phục hài hòa, lịch sự, thể hiện tính cách riêng của mỗi người. Trang phục trẻ trung, dễ thương có thể giúp bạn chống stress, giải tỏa căng thẳng mỗi khi cảm thấy mệt mỏi. Nói tóm lại, việc lựa chọn trang phục cho phù hợp lứa tuổi là điều mà mỗi học sinh chúng ta cần quan tâm đúng mức để làm nên cái đẹp cho cuộc sống, đẹp là điều mà mỗi chúng ta cần quan tâm để tô thêm nét đẹp văn hóa.
1
0
Nguyễn Ny
18/04/2022 10:28:58
Cuộc sống ngày càng phát triển, yêu cầu về cái đẹp trong mắt con người lại càng được nâng cao hơn. Đẹp không chỉ thể hiện ở khuôn mặt, nụ cười, hàm răng, mái tóc, mà còn cả ở trong cách ăn mặc, trong trang phục thường ngày, và cả trong lối sống, cách ứng xử, cách giao tiếp, văn hóa. Vậy trang phục và văn hóa liệu có mối tương quan nào với nhau trong xã hội ngày nay hay không?
Như cha ông ta ngày xưa từng khuyên dạy con cháu rằng: “Cái răng cái tóc là góc con người” hay “Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân”, đó chẳng phải là lời khuyên bảo, muốn con cháu chúng ta phải biết lựa chọn cách ăn mặc, cách ứng xử cho phù hợp hay sao? Một trang phục đẹp tôn lên không chỉ tôn lên thẩm mỹ của người mặc, mà còn giúp cho người đối diện có thể đánh giá được một phần nào đó văn hóa của một con người.
Trang phục vốn chỉ những thứ chúng ta mặc lên người mỗi ngày. Đó có thể là một chiếc váy, một bộ quần áo thể thao, một bộ quần áo dài, một chiếc mũ, một đôi giày, … Trang phục được sử dụng cho mục đích cao cả nhất là giúp con người bảo vệ thân thể của mình. Không những vậy, ngày nay, chọn trang phục phù hợp còn giúp thể hiện khả năng thẩm mĩ của người mặc. Những trang phục phù hợp với văn hóa, với hoàn cảnh thì được gọi là những trang phục đẹp. Trang phục đẹp sẽ tôn vinh lên con người cũng như tôn vinh phần nào đó lối sống, phong cách của con người đó. Còn về văn hóa, ta hiểu đó là bao hàm của cách sống, bao gồm nhiều mặt trong cuộc sống của con người, trong đó có trình độ học vấn, trang phục, lối sống, văn hóa ứng xử ... Văn hóa không chỉ thể hiện ở một khía cạnh mà nó còn mở rộng liên hệ tới nhiều vấn đề trong cuộc sống của một con người, và đôi khi còn liên quan tới cả khía cạnh tâm linh và tôn giáo nữa. Vậy nên, có thể nói, để đánh giá một con người, không chỉ dựa vào mức độ nhận thức, trình độ văn hóa mà còn cả khía cạnh ăn mặc, trang phục của người đó nữa.
Khi tiếp xúc với một người, ấn tượng đầu tiên chúng ta bắt gặp, để lại sâu sắc trong lòng chúng ta nhất phải nói tới trang phục. Một trang phục lịch sự, gọn gàng, bắt mắt sẽ giúp chúng ta để lại một thiện cảm không nhỏ trong mắt người đối diện. Từ đó có thể thấy rằng, trang phục cũng góp một phần không nhỏ tạo nên những dấu ấn đầu tiên đối với mỗi người. Tiếp xúc với một người khác, chúng ta không chỉ để ý đến thái độ, đến cảm xúc của người đó, ta cũng sẽ để ý đến trang phục. Nếu trang phục vừa toát lên thần thái, lại lịch sự, trang nhã, chắc hẳn hứng thú nói chuyện với người đó chẳng nhiều thêm một chút hay sao? Chúng ta cũng sẽ có những nhận xét rằng đó là một con người thân thiên và có văn hóa. Ngược lại, bắt gặp ở đối diện chúng ta một người với cách ăn mặc lố lăng, phản cảm, liệu chúng ta có thể đánh giá đó là một con người tốt đẹp được hay không?
Văn hóa và trang phục, đây là hai khía cạnh tưởng chừng như chẳng có chút liên quan nào trong cuộc sống của chúng ta, vậy mà chúng lại có những liên quan mật thiết mà không phải ai cũng có thể hiểu hết được. Trang phục là người đồng hành của ta mỗi ngày, là ấn tượng đầu tiên khi tiếp xúc với người khác. Cũng có thể, người ta sẽ đánh giá chúng ta qua cách mà chúng ta ăn mặc, cách chúng ta nói chuyện với người khác. Một trang phục có văn hóa là một trang phục không chỉ thể hiện tính thẩm mĩ của người mặc mà còn phải lịch sự, phù hợp với hoàn cảnh cũng như độ tuổi của người mặc. Chúng ta không thể nói một học sinh ăn mặc theo phong cách của một người trưởng thành là văn hóa được dù học sinh đó la một người có giáo dục. Bởi lối ăn mặc đó không phù hợp với độ tuổi cũng như hoàn cảnh của thiếu niên. Vậy nên có thể nói rằng, trang phục cũng góp phần tạo nên một phần văn hóa trong cuộc sống mỗi ngày.
Thế nhưng, ở mỗi thời kì, trang phục được lựa chọn lại mang những yếu tố, những đặc điểm khác nhau, tùy theo văn hóa của mỗi thời đại. Nếu như áo tứ thân, áo bà ba ngày xưa được coi là những bộ trang phục không chỉ mang nét truyền thống mà còn thể hiện văn hóa khách quan của từng vùng miền. Mặc những bộ trang phục ấy, không chỉ tôn lên được vẻ đẹp trong phong tục mà còn toát lên được văn hóa trong lối ứng xử dù lúc ấy chúng ta còn chưa được văn minh, tân tiến như bây giờ. Ngày nay, xã hội phát triển, áo tứ thân, áo bà ba không còn là những trang phục phổ biến, chúng ta yêu cầu những bộ trang phục đẹp hơn, gọn gàng, thanh thoát và năng động hơn. Thế nhưng không phải vì thế mà thời trang của những trang phục phản cảm, thiếu tinh tế lên ngôi! Chúng ta tiếp nhận cái mới nhưng luôn phải lưu ý rằng thời trang, trang phục chúng ta mặc sẽ biểu thị cho văn hóa của chúng ta. Một chiếc áo dài vẫn sẽ là một nét đẹp truyền thống không thể thiếu. Một dân tộc có văn hóa mới là một dân tộc mạnh được.
Thế nhưng, liệu chúng ta có thể nói rằng, quần áo, trang phục có thể nói lên hết được văn hóa của một con người hay không? Điều này có lẽ là không? Bởi vì văn hóa của một con người được đánh giá trên nhiều khía cạnh khác nhau, không chỉ ở trang phục, mà còn ở thái độ, cách sống, lối làm việc, … Thế nhưng, không thể phủ nhận rằng, thông qua cách ăn mặc mà chúng ta có thể đánh giá được rất nhiều từ ánh nhìn đầu tiên với một con người. Chúng ta không thể nói rằng, một người ăn mặc xấu thì luôn làm những việc không tốt được. Ăn mặc thể hiện văn hóa của người mặc, nhưng cũng đừng trở thành những kẻ chủ quan, “xem mặt mà bắt hình dong”, đánh giá thiếu chính xác về một con người. Có nhà bác học nào đó đã nói rằng: “Những thiên tài thường là những kẻ lập dị”, chính thế nên đôi khi chúng ta phải tiếp cận sâu một con người mới có thể hiểu hết được con người đó, chứ không nên chỉ đánh giá qua bề ngoài qua trang phục.
Trong dòng chảy lịch sử của thế giới, chúng ta đã gặp không ít những người có lối sống, phong cách sống hoàn toàn phù hợp với ấn tượng đầu tiên mà ta gặp khi nhìn người đó qua cách ăn mặc, trang phục. Chúng ta có thể nhận ra ngay Hồ Chí Minh vĩ đại, cả một đời cống hiến cho sự nghiệp cứu nước của dân tộc Việt Nam. Từ ánh nhìn đầu tiên ta bắt gặp bộ quần áo kaki đã bạc, đã sờn, một sự giản dị đến mộc mạc, chân phương nhất của một vị Chủ tịch nước, ta đã cảm nhận được ở Bác một sự dung dị, một trí tuệ không tầm thường. Thế đó, chỉ bằng cách nhìn qua trang phục thôi, chúng ta có thể nhận ngay ra văn hóa của một người, sự thiện cảm cũng như lối sống của người đó. Ngược lại, chúng ta cũng có thể bắt gặp những con người mang trên mình những bộ cánh hàng hiệu, đắt đỏ hàng trăm hàng triệu đồng nhưng lại không nỡ bỏ ra vài chục ngàn cho một kẻ ăn xin nghèo đói. Chúng ta có thể bắt gặp những kẻ khoác trên người bộ lông thú sặc sỡ mà không biết được bao con vật đã bị chết, bị giết bởi sự thỏa mãn giàu sang của họ. Nhưng chúng ta không thể đoán biết được, như ông bà ta nói “Xem mặt mà bắt hình dong” để đánh giá một con người. Chúng ta biết tới một cô ca sỹ người Mỹ - Lady Gaga, một kiểu người lập dị, không thể gây thiện cảm với lối ăn mặc khác người, đôi khi là phản cảm, khó ưa, thế nhưng đằng sau đó, ai biết cô là người đã bỏ hàng triệu đô để làm từ thiện, làm ơn cho người người nghèo đói, cho trẻ em vô gia cư. Thế đấy, trang phục phản ánh văn hóa của con người nhưng không phải là tất cả.
Để dung hòa văn hóa và trang phục tưởng chừng như vô cùng khó khăn, nhưng hoàn toàn không phải vậy. Chỉ một chút tinh tế thôi chúng ta đã có thể tạo nên cho mình một bộ trang phục đẹp, thể hiện tính cách, văn hóa của mình. Một học sinh thì nên sử dụng đồng phục làm trang phục chính của mình. Bởi đó không chỉ phù hợp với lứa tuổi học sinh mà còn phù hợp với văn hóa, với hoàn cảnh nữa. Ăn mặc đẹp không phải khoác lên người những bộ cánh hàng hiệu, bộ trang sức đắt tiền mà cái đẹp là từ trong lối sống, trong tâm hồn, và trong cách ứng xử. Chỉ cẩn trang phục đơn giản thôi cũng đã thể hiện văn hóa của học sinh rồi. Chúng ta cũng có thể thấy, các học sinh phổ thông với chiếc áo dài trắng tinh trong những buổi tới trường. Đó cũng là một trang phục đẹp, phù hợp và thể hiện văn hóa của họ. Trang phục đẹp tức là trang phục lịch sự, phù hợp với hoàn cảnh, với túi tiền của bản thân, không phải trang phục đắt tiền mới làm nên văn hóa của các bạn. Đừng trở thành nạn nhân của những xu hướng thời trang, và cũng đừng trở thành một kẻ lập dị, thiếu văn hóa, không có ý thức khi khoác lên mình những bộ trang phục dị hợm, xấu xí, phản cảm.
Muốn được ăn mặc đẹp, muốn trở nên sành điệu tinh tế trong mắt mọi người là điều mà ai cũng hướng tới. Nhưng cái đẹp trong cách ăn mặc, trong trang phục phải luôn đi kèm với văn hóa, phải kèm với sự lịch sự, ứng xử văn minh. Trang phục đẹp sẽ giúp tạo nên ấn tượng về văn hóa tốt. Vậy nên hãy trau dồi cho mình không chỉ khả năng về thời trang mà hãy trau dồi cả nhân cách tâm hồn, để trở thành người đẹp cả ngoại hình và cả tâm hồn nữa

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư