a.
ta có M là trung điểm của AB nên
AM= BM
D đối xứng với H qua M nên
DM= MH
tứ giác DAHB có AM= BM, DM= MH nên là hình bình hành (vì có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường)
ta có ^AHB= 90 độ
hình bình hành DAHB có ^AHB vuông nên là hình chữ nhật
=> BH= AD
ta có N là trung điểm của AC nên
AN= NC
E đối xứng với H qua N nên
HN= NE
tứ giác AEHC có AN= NC, HN= NE nên là hình bình hành ( vì có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường)
ta lại có ^AHC= 90 độ nên hình bình hành AECH là hình chữ nhật
=> AE= HC
áp dụng hệ thức về cạnh và đường cao vào tam giác vuông ABC ta có
AH^2= BH.HC
mà AD= BH (cmt) AE= HC (cmt)
=> AH^2= AD.AE (đpcm)