Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cho tôi lần nữa được cảm ơn, Những chàng trai hai mươi viết nên huyền thoại ... Cảm ơn những chàng trai đất Việt, Đàm Huy Đông

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.107
1
0
Quỳnh Anh Đỗ
26/02/2019 06:50:42
II. Câu 3:

Những người mẹ luôn là người đem lại tình thương yêu lớn nhất, tình yêu bao la ấy có thể vượt qua những khó khăn, những thiếu thốn vật chất để mang lại một cuộc sống an lành hạnh phúc cho nhau. Trong nền văn học Việt nam biết bao nhiêu nhà văn xây dựng được hình tượng người mẹ như thế. nếu như Nguyễn Minh Châu xây dựng người mẹ đầy đức hi sinh là người đàn bà hàng chài thì Kim lân lại xây dựng thành công nhân vật Bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ Nhặt. ngoài những phẩm chất của bà thì nhà văn đi vào miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật này. Để từ đó chúng ta càng thấy được những hi sinh, những nỗi niềm thương con vô bờ bến của bà.

Cụ Tứ là một người đã có tuổi, chồng thì đã mất con gái tên Đục thì đã đi lấy chồng bà sống với con trai tên là Tràng. Hai mẹ con bà xuất hiện trong nền cảnh của nạn đói năm 1945. Có thể nói chính hoàn cảnh khó khăn ấy càng làm nổi bật lên diễn biến tâm lý và phẩm chất của bà. Bà vẫn còn phải ra ngoài kiếm đồng rau cái muối, vẫn biết bao nhiêu nắng mưa, gánh nặng đổ lên đầu và trong buổi chiều hôm ấy bà bất ngờ trước hành động của con trai mình. Diễn biến tâm lý cũng bất đầu từ đó.

Cụ về đến đầu cổng cái ho thúng thắng của tuổi già cất lên, cụ thấy bất ngờ khi Tràng tỏ ra vui mừng đến thế. Sau câu nói cất lên “U đã về rồi đấy à” cùng với tâm trạng và hành động của Tràng linh cảm của một bà mẹ như giúp bà nhận ra rằng có một điều gì đó bất bình thường. Chính vì thế cụ Tứ lo lắng lắm và cứ thế tâm lý của cụ càng ngày càng diễn biến đến tầm cao hơn. Từ lo lắng bất thường cụ ngạc nhiên khi thấy sao lại có người đàn bà nào ngồi đầu giường thằng con trai mình thế kia. Những câu hỏi liên tiếp được cất lên cho thấy tâm trạng bối rối của người mẹ. bà chưa biết là ai nhưng linh cảm cho bà thấy một điều bất thường và cuối cùng thì nó đã đến.

Bước chân của cụ Tứ bước vào đến nhà cũng là tâm lý đạt tới đỉnh điểm. Từ chỗ ngạc nhiên khi người đàn bà ấy lại gọi bà bằng “u” đến chỗ Tràng nói “kìa nhà con nó chào u đấy”. Đọc đến đây ta như cảm tưởng được cụ Tứ đang mắt tròn mắt dẹt nhìn người đàn bà rồi lại nhìn con mình mà không hiểu. Và tai bà dường như không nghe thấy gì nữa. Một cảm giác khó tả diễn ra trong người phụ nữ ấy. Thế rồi bà như vỡ lẽ ra mọi chuyện khi Tràng nói thêm về tình cảnh này. Bà buồn bà dấu những giọt nước mắt của mình mà chấp nhận. Tại sao vậy đáng ra nhà có hỉ thì phải vui mới đúng chứ thế mà ở đây bà lại khóc. Không phải bà không thích có con dâu nhưng trong hoàn cảnh miếng ăn còn chưa lo được thì lấy nhau về lại chỉ khổ thêm. Vì thế bà buồn bà thương con trai mình rồi nhìn người đàn bà vân vê tà áo đã rách bợt cũng thấy thương cô ấy. Vậy nên bà nhắm mắt mà chấp nhận “Thôi các con đã phải duyên phải kiếp với nhau thì u cũng mừng lòng”. Có thể nói sau cái gật đầu kia là cả một nỗi lòng người mẹ, lo lắng cho con với cuộc sống sau nay. Bà thì thế nào cũng được nhưng bà không muốn con của bà thì bà muốn nó được sống cho qua cái tao đoạn này. Những cảnh tượng khói mờ mịt bên ngoài như nói thay cho tâm hồn của người mẹ ấy.

Khi bà đã vơi đi nỗi lòng ấy bà với trách nhiệm của người mẹ bà như khơi sáng cho con mình những ý nghĩ tốt đẹp cho tương lai. Bà nói rằng không ai giàu ba họ không ai khó ba đời cả vì thế chỉ cần qua cái tao đoạn này thì chính họ yên bề gia thất. Bà lấp đi trong chính mình cái thực tại đen tối để rồi cùng con cái mình nghĩ về những chuyện tương lai.

Buổi sáng hôm sau với bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu mới. bà dạy sớm cùng con dâu sửa soạn lại căn nhà quét dọn sạch sẽ mong chờ những điều tốt đẹp sẽ đến. Và ta cũng cảm thấy được những nét tâm trạng vui vẻ của bà khi thấy con mình hạnh phúc. Bữa cơm ấy bà là người nói nhiều nhất dường như bà không thể nào dấu đi niềm vui trong lòng mình. bà nói với Tràng về việc chỗ kia sẽ làm một cái chuồng gà nuôi hai con gà để mỗi ngày nó đẻ trứng ra ăn. Niêu cháo đơn sơ ấy chỉ vẻn vẹn có nồi cháo hoa lỏng thế nhưng mọi người ăn rất ngon cũng như bà đang rất vui. Hết cháo bà quyết định mang nồi “chè khoản” lên đãi các con. Thật ra thì đó là cám thế nhưng bà không muốn các con đói và bà cũng muốn níu giữ cái không khí vui vẻ hạnh phúc ấy. Biết rằng Tràng và vợ thấy chát ở trong lòng nên bà an ủi rằng nhiều người còn không có cám mà ăn. Vậy là người mẹ ấy với những phẩm chất của mình đã đem đến cho các con những niềm yêu thương niềm tin vào tương lai.

Như vậy có thể nói bà cụ Tứ đã diễn ra những cung bậc cảm xúc từ cao đến thấp từ buồn đến hạnh phúc vui tươi. Cuộc sống dẫu có vất vả đói nghèo cái chết tử thần thì lúc nào cũng cận kề thế nhưng bà vẫn cưu mang lấy người đàn bà kia, yêu thương con trai và hướng cho họ cái nhìn về một tương lai tốt đẹp hơn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Quỳnh Anh Đỗ
26/02/2019 06:55:42
II. Câu 1:
Đất nước ta đang trong quá trình đổi mới, hội nhập và phát triển, vì vậy mà sự cống hiến của các thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ là vô cùng quan trọng. Cống hiến là sự hy sinh của bản thân, không màng đến lợi ích cá nhân mà làm việc hết mình vì người khác, vì một tập thể, một cộng đồng. Ta có thể bắt gặp sự cống hiến của thế hệ trẻ ở mọi nơi. Trong thời kỳ kháng chiến, những thế hệ trẻ ấy đã xung phong đi đầu, cống hiến hết mình cho Tổ quốc, bỏ lại cả tuổi thanh xuân, những ước mơ hoài bão cống hiến một phần sức lực nhỏ bé để làm nên chiến thắng cho dân tộc. Không chỉ trong kháng chiến mà khi đã trở về với cuộc sống hòa bình, ấm no, hạnh phúc, họ cũng luôn âm thầm cống hiến cho đất nước. Có thể thấy sự cống hiến của thế hệ trẻ là vô cùng đa dạng. Những học sinh đang ngày đêm miệt mài, say mê học tập để mang lại cho đất nước những tấm huy chương quý giá cũng là một sự cống hiến lớn lao đối với đất nước. Những thanh, thiếu niên ngày ngày tìm tòi, học hỏi, khám phá, sáng tạo những thành tựu mới cũng là một sự cống hiến sâu sắc,… Tất cả những sự cống hiến ấy thật cao đẹp và có ý nghĩa thật sâu sắc. Việc làm ấy không chỉ giúp thế hệ trẻ có những hiểu biết sâu rộng, làm nền tảng để bước vào tương lai, thể hiện một phong cách sống cao đẹp mà còn giúp đất nước ngày càng phát triển, hòa nhập với thế giới một cách bình đẳng, khẳng định mình trước toàn thế giới. Chính vì những lợi ích to lớn như vậy mà thế hệ trẻ phải biết cách gìn giữ và phát huy hơn nữa, cống hiến nhiều hơn nữa để giúp đất nước ngày càng phát triển. Song, bên cạnh việc thế hệ trẻ biết cống hiến cho đất nước thì một số bạn trẻ khác lại chỉ biết mưu cầu lợi ích riêng, không biết cống hiến, ta phải lên án những hành động ích kỷ đó và bài trừ nó để xã hội được phát triển tốt hơn. Việc cống hiến của thế hệ trẻ đối với đất nước là vô cùng quan trọng và là một hành động cao đẹp. Là học sinh, những thế hệ trẻ của đất nước, tôi cũng như các bạn hãy góp một phần nhỏ bé của mình để cống hiến cho quê hương Việt Nam ngày càng giàu đẹp, sánh vai với các cường quốc năm Châu như Bác Hồ luôn mong ước.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×