Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Chứng minh 4 điểm D, M, B, C nằm trên một đường tròn. Chứng minh AD.ND = BN.DC

4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.214
1
0
Vãn Dương
23/06/2018 00:34:31
Bài 1:
a) Gọi O là tâm đường tròn đường kính AB
Xét (O) có góc ADB= 90 độ (góc nt chắn nửa đường tròn)
Vì ABCD là hình bình hành nên AD//BC
=> góc ADB= góc DBC= 90 độ ( 2 góc so le trong)
Xét tứ giác DMBC có góc DMC= góc DBC= 90 độ
=> 2 đỉnh kề nhau M,B cùng nhìn đoạn DC dưới góc 90 độ
=> tứ giác DMBC nội tiếp
=> 4 điểm D,M,B,C cùng thuộc một đường tròn (đpcm)

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Vãn Dương
23/06/2018 00:42:38
Bài 1
b) Vì ABCD là hình bình hành nên AD=BC
Xét ΔADM và ΔCBN có:
AD=BC
góc DAM= góc BCN (2 góc so le trong)
góc DMA= góc BNC = 90 độ
=> ΔADM = ΔCBN (ch-gn)
=> DM=BN (1)
Có góc FMN= góc BNM= 90 độ
mà 2 góc này ở vị trí so le trong
=> DM//BN (2)
Từ (1),(2) suy ra DNBM là hình bình hành
=> DN//BM
Có góc NDB= góc DBM (2 góc so le trong);
góc DBM= góc DCA ( 2 góc nt cũng chắn cung DM)
=> góc NDB= góc DCA (3)
Có góc NBD= góc BDM (2 góc so le trong);
góc BDM= góc BCM ( 2 góc nt cũng chắn cung BM);
góc BCM= góc DAC (2 góc so le trong)
=> ​góc NBD= góc DAC (4)
Từ (3);(4) suy ra
ΔADC ~ ΔBND(g-g)
=> AD/BN=DC/DN
=> AD.DN=BN.DC(đpcm)
1
0
Vãn Dương
23/06/2018 00:55:01
Bài 2:
a) Xét (O) có: góc ACD= 90 độ (góc nt chắn nửa đường tròn)
mà góc EFD=90 độ ( vì EF ⊥AD theo gt)
=> góc ECD+ góc EFD= 180 độ
Xét tứ giác CEFD có:
góc ECD+ góc EFD= 180 độ ( Chứng minh trên)
mà 2 góc này ở vị trí đối nhau
=> Tứ giác CEFD nội tiếp (đpcm)

b) Chứng minh tương tự câu a, ta được tứ giác BEFA nội tiếp
Tứ giác CEFD nội tiếp
=> góc CED= góc CFD ( 2 góc nt cũng chắn cung CD)
mà góc CFD= góc AFM; góc CED= góc BEA (2 góc đối đỉnh)
=> góc AFM= góc BEA
Tứ giác BEFA nội tiếp
=> góc BEA= góc BFA ( 2 góc nt cũng chắn cung BA)
Suy ra góc AFM= góc BFA
=> FA là tia phân giác của góc BFM (đpcm)
1
0
Vãn Dương
23/06/2018 01:00:39
Bài 2
c) Vì FA là tia phân giác trong của góc BFM
mà góc BFM kề bù với góc BFN
=> FA là tia phân giác ngoài của góc BFN
Mà FD là tia đối của tua FA
=> FD là tia phân giác ngoài của góc BFN
Lại có FE⊥FD ( theo gt)
=> FE là tia phân giác trong của góc BFN
Ta có:
+) FD là tia phân giác ngoài của góc BFN
=> DN/DB=FN/FB (1)
+)FE là tia phân giác trong của góc BFN
=> FN/FB=EN/EB (2)
Từ (1) và (2) suy ra
DN/DB=EN/EB
<=> DN.EB=DB.EN(đpcm)

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×