Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Chứng minh rằng văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có

3 trả lời
Hỏi chi tiết
4.499
11
6
Hoàng Công Thành
04/03/2019 20:47:42
Cuộc sống muôn hình vạn trạng không thể thiếu sự đóng góp của văn chương. Để đề cao vai trò và tác dụng tích cực của vản chương đối với đời sống tâm hồn con người Hoài Thanh - là cây bút phê bình văn học xuất sắc đã viết "Ý nghĩa văn chương", những bài thơ của ông rất đặc sắc tài hoa, tên tuổi của ông đã trở thành bất tử với tác phẩm "Thi nhân Việt Nam". Là 1 trong những người cả đời gắn bó với sự nghiệp văn chương, Hoài Thanh đã có những quan niệm sâu sắc về văn chương :" Văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có "
Khái niệm văn chương là để chỉ những tác phẩm thơ văn hoặc là vẻ đẹp của câu thơ và lời văn. Văn chương bồi đáp sâu sắc và phong phú thêm những tình cảm luôn thường trực sẵn có trong tâm hồn mỗi người. Nhờ đọc văn chương mà con người mới củng cố nâng cao làm giàu hơn đẹp hơn và trong sáng hơn cao cả hơn tình cảm tâm hồn chúng ta. Càng tiếp xúc với nhiều tác phẩm vẳn học ta càng hiểu rõ hơn, nhận thức rõ hơn về mức độ tình cảm tâm hồn.
Trong mỗi chúng ta ai sinh ra cũng đã sẵn có tình cảm gắn bó yêu thương những người ruột thịt là những người cùng chung huyết thống. Chúng ta đều có tình yêu thương, kính trọng cha mẹ nhưng khi đọc văn bản "Mẹ tôi" của Amixi tôi mới thật thấm thía tình cảm sâu nặng mà cha mẹ dành cho con cái. Với cha mẹ không có gì quý hơn con cái. Cha mẹ dành tất cả, hi sinh tất cả không 1 chút do dự tính toán " Người Mẹ sẵn sàng bỏ hết 1 năm hạnh phúc để tránh cho con 1 giờ đau đớn, có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu con" Và với cha mẹ điều mong ước lớn nhất với con cái là con ngoan ngoãn và trưởng thành cũng vì thế nếu con không ngoan thì thà rằng không có con còn hơn là thấy con bội bạc với Mẹ.
Lớn lên trong 1 gia đình dường như mỗi chúng ta đều gắn bó yêu thương anh chị em ruột thịt. Tình cảm đó tự nhiên diễn ra hàng ngày nhu chẳng có gì để bàn thêm. Không thấy thì hỏi nhau, có trò chơi, đồ ăn ngon thì rủ nhau cùng chơi, cùng ăn. Đọc truyện " Cuộc chia tay của những con búp bê " tôi hiểu được trong những cảnh ngộ đặc biệt nhất là khi cha mẹ chia tay, gia đình tan vỡ thì chỗ dựa lớn nhất để ta chia sẻ nỗi đau chính là anh chị em ruột thịt. Vì thế hơn lúc nào hết tôi cảm thấy cần phải hiểu, cảm thông chia sẻ và thậm chí khi cần có thể hi sinh cho nhau.
Tình yêu đất nước cũng là 1 thứ tình cảm thường nhật trong mỗi người. Ai sinh ra cũng gắn bó với nơi chôn rau cắt rốn của mình. Thế nhưng khi đọc văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân ta" tôi mới cảm thấy tự hào về lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam. Tình cảm ấy đã trở thành 1 truyền thống cũng cỏ nghĩa là đã trải qua và được chứng minh qua thời gian, tôi cũng hiểu để có truyền thống đó nhân dân ta đã phải xây dựng và vun đắp bao đời.
Một dẫn chứng khác đó là truyễn thuyết " Con Rồng Cháu Tiên ". Ai cũng biết mình là dòng giống Lạc Hồng nhưng truyện thuyết đó còn đem đến cho ta niềm tự hào không phải chỉ về Cha Rồng Mẹ Tiên mà còn tự hào về anh em chúng ta " Khi sinh ra đều đẹp đẽ hồng hào khỏe mạnh" và hơn thế nữa câu chuyện nhắc nhở chúng ta biết yêu thương đoàn kết giữa các dân tộc trong cùng đất nước bởi vì "Chúng ta là anh em ruột thịt"
Văn chương tác động đến người đọc, đến thế giới tình cảm con người 1 cách tự nhiên. Văn chương làm tâm hồn người đọc thêm giàu có và phong phú giúp con người sống đẹp hơn, cao thượng hơn giàu lòng vị tha hơn. Và văn chương thực sự làm cuộc đời đẹp hơn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
12
2
Phương Như
04/03/2019 20:47:58
Cuộc sống muôn hình vạn trạng không thể thiếu sự đóng góp của văn chương. Để đề cao vai trò và tác dụng tích cực của vản chương đối với đời sống tâm hồn con người Hoài Thanh - là cây bút phê bình văn học xuất sắc đã viết "Ý nghĩa văn chương", những bài thơ của ông rất đặc sắc tài hoa, tên tuổi của ông đã trở thành bất tử với tác phẩm "Thi nhân Việt Nam". Là 1 trong những người cả đời gắn bó với sự nghiệp văn chương, Hoài Thanh đã có những quan niệm sâu sắc về văn chương :" Văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có "
Khái niệm văn chương là để chỉ những tác phẩm thơ văn hoặc là vẻ đẹp của câu thơ và lời văn. Văn chương bồi đáp sâu sắc và phong phú thêm những tình cảm luôn thường trực sẵn có trong tâm hồn mỗi người. Nhờ đọc văn chương mà con người mới củng cố nâng cao làm giàu hơn đẹp hơn và trong sáng hơn cao cả hơn tình cảm tâm hồn chúng ta. Càng tiếp xúc với nhiều tác phẩm vẳn học ta càng hiểu rõ hơn, nhận thức rõ hơn về mức độ tình cảm tâm hồn.
Trong mỗi chúng ta ai sinh ra cũng đã sẵn có tình cảm gắn bó yêu thương những người ruột thịt là những người cùng chung huyết thống. Chúng ta đều có tình yêu thương, kính trọng cha mẹ nhưng khi đọc văn bản "Mẹ tôi" của Amixi tôi mới thật thấm thía tình cảm sâu nặng mà cha mẹ dành cho con cái. Với cha mẹ không có gì quý hơn con cái. Cha mẹ dành tất cả, hi sinh tất cả không 1 chút do dự tính toán " Người Mẹ sẵn sàng bỏ hết 1 năm hạnh phúc để tránh cho con 1 giờ đau đớn, có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu con" Và với cha mẹ điều mong ước lớn nhất với con cái là con ngoan ngoãn và trưởng thành cũng vì thế nếu con không ngoan thì thà rằng không có con còn hơn là thấy con bội bạc với Mẹ.
Lớn lên trong 1 gia đình dường như mỗi chúng ta đều gắn bó yêu thương anh chị em ruột thịt. Tình cảmđó tự nhiên diễn ra hàng ngày nhu chẳng có gì để bàn thêm. Không thấy thì hỏi nhau, có trò chơi, đồ ăn ngon thì rủ nhau cùng chơi, cùng ăn. Đọc truyện " Cuộc chia tay của những con búp bê " tôi hiểu được trong những cảnh ngộ đặc biệt nhất là khi cha mẹ chia tay, gia đình tan vỡ thì chỗ dựa lớn nhất để ta chia sẻ nỗi đau chính là anh chị em ruột thịt. Vì thế hơn lúc nào hết tôi cảm thấy cần phải hiểu, cảm thông chia sẻ và thậm chí khi cần có thể hi sinh cho nhau.
Tình yêu đất nước cũng là 1 thứ tình cảm thường nhật trong mỗi người. Ai sinh ra cũng gắn bó với nơi chôn rau cắt rốn của mình. Thế nhưng khi đọc văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân ta" tôi mới cảm thấy tự hào về lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam. Tình cảm ấy đã trở thành 1 truyền thống cũng cỏ nghĩa là đã trải qua và được chứng minh qua thời gian, tôi cũng hiểu để có truyền thống đó nhân dân ta đã phải xây dựng và vun đắp bao đời.
Một dẫn chứng khác đó là truyễn thuyết " Con Rồng Cháu Tiên ". Ai cũng biết mình là dòng giống Lạc Hồng nhưng truyện thuyết đó còn đem đến cho ta niềm tự hào không phải chỉ về Cha Rồng Mẹ Tiên mà còn tự hào về anh em chúng ta " Khi sinh ra đều đẹp đẽ hồng hào khỏe mạnh" và hơn thế nữa câu chuyện nhắc nhở chúng ta biết yêu thương đoàn kết giữa các dân tộc trong cùng đất nước bởi vì "Chúng ta là anh em ruột thịt"
Văn chương tác động đến người đọc, đến thế giới tình cảm con người 1 cách tự nhiên. Văn chương làm tâm hồn người đọc thêm giàu có và phong phú giúp con người sống đẹp hơn, cao thượng hơn giàu lòng vị tha hơn. Và văn chương thực sự làm cuộc đời đẹp hơn.
3
1
Phương Như
04/03/2019 20:49:31
Là sản phẩm tinh thần cao quý, văn chương tác động mãnh liệt đến người đọc làm phong phú thêm, sâu sắc thêm thế giới tình cảm của họ. Nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã am hiểu điều đó thật sâu sắc khi ông nhận xét rằng một trong những “mãnh lực” của văn chương là “luyện những tình cảm ta sẵn có”.
Vậy “văn chương” là gì? Có đúng là văn chương “luyện những tình cảm ta sẵn sẵn có”?
“Văn chương” là những tác phẩm văn học do nhà văn, nhà thơ sáng tạo ở mọi thời đại nhằm phục vụ con người, để người đọc thưảng thức và suy ngẫm.
Từ xưa đến này, văn chương viết ra là vì con người, giúp nâng cao giá trị con người. Nói văn chương “luyện những tình cảm ta sẵn có” là nói tác dụng bồi đắp và nâng cao tình cảm của người đọc. Nhờ đọc văn, những trạng thái cảm xúc như vui, buồn, mừng, giận,… mà ta đã từng nếm trải bỗng trở nên rộng mở và sâu sắc.
Văn chương thường viết về con người và cuộc sống của con người. Khi phản ánh niềm vui, nỗi buồn của con người, văn chương không chỉ giúp người đọc nâng cao sự hiểu biết về hiện thực mà còn làm giàu năng lực tình cảm của người đọc.
Những câu ca dao về quê hương đất nước thức dậy trong ta tình yêu sâu nặng với làng quê:
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bèn đình hôm nao
Khơi dậy niềm tự hào về vẻ đẹp tươi trù phú của đất nước:
Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
từ đó mở rộng tình yêu trong ta đối với quê hương đất nước.
Khi cảm nhận nỗi buồn xa xứ của nhà thơ Lí Bạch trong bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh qua hình ảnh “Cúi đầu nhớ cố hương”; khi đọc nỗi buồn tủi của Hạ Tri Chương, một người đi xa trở về bị xem là khách lạ ở chính nơi chôn ra cắt rốn của mình trong bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê, cũng có nghĩa là ta đã biết chia sẻ để hiểu rằng tình quê hương là một thứ tình cảm thường trực và sâu nặng nhường nào trong mỗi con người.
Tình bạn của con người thường gọi lên cảm xúc vui tươi hồn nhiên. Tình bạn của Nguyễn Khuyến trong Bạn đến chơi nhà còn hơn thế, đó là thứ tính cảm cao cả, trong lành vượt lên mọi eo hẹp về vật chất, một tình bạn khiến ta thêm tin tưởng vào tình cảm chân thành, thuỷ chung.
Ánh trăng và tâm trạng phơi phới của con người kháng chiến trong Rằm tháng giềng truyền tới ta tâm trạng vui tươi trước vẻ đẹp đêm trăng trên dòng sông bát ngát, đồng thời khơi dậy niềm cảm phục đối với Bác Hồ.
Là người bình thường, ai cũng có khả năng đồng cảm với nỗi khổ của con người và căm ghét cái xấu, cái ác. Truyện Cô bé bán diêm của An-đéc-xen kể về một em bé mồ côi phải tự kiếm sống, đã chịu nỗi sợ hãi cùng đói rét đến chết cóng ngoài đường trong đêm giao thừa; Cuộc chia tay của những con búp bê là câu chuyện về một gia đình li tán do tan vỡ hạnh phúc, hai con búp bê bị chia ra theo hai đứa trẻ về hai phía bố và mẹ khiến bọn trẻ đau lòng. Những nỗi khổ ấy gieo thêm vào lòng ta niềm xót xa, thương cảm.
Đọc Ông lão đánh cá và con cá vàng, ai chẳng khinh ghét mụ vợ vì ở mụ ta lòng tham gắn liền với bất nghĩa. Trong truyện Tấm Cám, cô Tấm thật thà, hiền thảo gặp được hoàng tử sau bao lần chết đi sống lại vì những thủ đoạn ác độc của mẹ con Cám. Trong truyện Thạch Sanh, năm lần bẩy lượt mẹ con Lý Thông đã lừa Thạch Sanh để cướp công, cuối cùng bị sét đánh chết. Điều này làm ta thêm tin theo quan điểm của nhân dân, đó là: ở hiền gặp lành, ác giả ác báo.
Diễn tả lòng yêu nước, văn chương bồi đắp, nâng cao lòng yêu nước ở mỗi người đọc, khiến tình cảm đất nước càng thêm sâu sắc (Lòng yêu nước của nhân dân ta – Hồ Chí Minh). Những áng cổ văn như Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Đại cáo bình Ngô,… làm cho người đọc thêm hiểu ý nghĩa của việc dời đô về Thăng Long của một vị vua sáng suốt; thêm hiểu lòng yêu nước căm thù giặc sâu sắc của một dũng tướng thời Trần; thêm hiểu chiến thắng chống quân Minh oanh liệt của quân dân tướng sĩ thời Lê; đồng thời những tác phẩm ấy mang lại cho ta niềm kính trọng, biết ơn đối với những con người vĩ đại, những nhân tài đất nước như Lý Công uẩn, Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi và Nguyễn Trãi.
Với những người ham mê đọc văn thì thích thú văn chương dần dược rèn luyện thành hứng thú thẩm mĩ, tức là nhu cầu và sự thích thú hưởng thụ, sáng tạo cái đẹp. Đẹp trong tác văn chương là vẻ đẹp của ngôn từ. Ngôn từ được tổ chức trong các thể thơ cách luật như lục bát (ca dao), song thất lục bát (Sau phút chia li), thất ngôn tứ tuyệt (Xa ngắm thác Lư), thất ngôn bát cú (Qua đèo Ngang) là thứ lời nói gợi cảm, giàu hình ảnh và nhạc điệu. Đó là một sáng tạo lời nói đặc biệt, khi đọc lên như có nhạc trầm bổng ầm vang, và điều đó luôn đem lại cho người đọc cảm giác thích thú. Chúng ta yêu thơ và tập làm thơ là vì vậy.
Là sản phẩm của sự sáng tạo đầy tài năng, văn chương đem lại cho những người yêu văn niềm quý trọng, biết ơn đối với nhà văn, nhà thơ. Đó là thứ tình cảm tự nhiên, chân thành, không vụ lợi. Ta cảm kích trước lòng yêu ghét phân minh của nhân dân ta thể hiện trong ca dao, cổ tích. Ta ngưỡng mộ tài năng siêu việt và tâm hồn sâu sắc những nhà thơ nổi tiếng như Lí Bạch, Đỗ Phủ, Hạ Tri Chương, Nguyễn Khuyến, Bà Huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương. Đọc những đoạn trích Truyện Kiều của Nguyễn Du, ta càng quý trọng, cảm phục nhà văn vì lòng nhân dạo cao cả của ông luôn dành cho kiếp người yếu đuối, bất hạnh.
Như thế, trong thế giới tinh thần của người đọc, văn chương đã in dấu những điều hết sức sâu sắc về tình thương và lòng quý trọng; về niềm phản kháng và cảm xúc giễu cợt; về niềm hứng khởi và thích thú; về lòng ngưỡng mộ và biết ơn. Đúng như nhận xét của Hoài Thanh: văn chương đã “luyện cho người ta những tình cảm có sẵn”.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 7 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư