Tinh thần yêu nước đoàn kết, nhân ái,…đều là những phẩm chất, yếu tố quan trọng làm nên nhân phẩm của con người. Lòng biết ơn cũng là một trong số đó. Để khuyên dạy con cháu về lối sống ân tình, chung thuỷ, ghi nhớ công lao mà người khác để giúp đỡ mình vì vậy ông cha ta có câu "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".
Câu tục ngữ như một lời khuyên đối với chúng ta,đã nói lên một chân lí rằng khi ăn một quả chín mọng ta là người hưởng thụ còn kẻ trồng cây là người tạo ra thành quả nghĩa là khi thừa hưởng một thành quả nào ta phải biết ơn đến người tạo ra thành quả đó đồng thời ca ngợi lối sống ân tình thuỷ chung.
Chúng ta phải biết ơn những người xung quanh, những người đã giúp đỡ ta, những người tạo ra hạnh phúc cho ta hưởng thụ. Có bao giờ bạn tự hỏi rằng: tại sao mình lại có mặt trên đời này? Đó là công ơn của cha mẹ. Cha mẹ luôn ở bên cạnh ta ngay cả những lúc ta buồn vui, san sẻ, nuôi dưỡng những ước mơ của chúng ta. Họ sẵn sàng từ bỏ mọi thứ chỉ để cho chúng ta hạnh phúc. Không chỉ có ba mẹ mà thầy cô những người cha người mẹ thứ hai của chúng ta, họ cũng không quản khó khăn, vất vả để nuôi chúng ta nên người, luôn gần gũi chỉ bảo, mở ra cho chúng ta những kho tàng kiến thức của nhân loại mà ta chưa biết, để rồi chắp cánh cho ước mơ của chúng ta, dẫn chúng ta đến con đường thành công, trở thành người có ích cho xã hội sau này. Ngoài ra chúng ta còn bạn bè những người cùng trang lứa đã không biết bao lần chia sẻ khó khăn, niềm vui khi không có ba mẹ, thầy cô bên cạnh.Những người bạn ấy đã cùng chúng ta học tập và vui chơi, giúp cho ta hiểu thêm những điều mà ta chưa biết Bên cạnh đó , công ơn của các chú bộ đội, các cô thanh niên xung phong cũng rất to lớn. Không có họ, làm sao chúng ta được hưởng sự bình yên, hạnh phúc như ngày hôm nay, được cắp sách tới trường vui đùa với bạn bè. Họ những người tài giỏi đã hi sinh, cống hiến mình để làm cho đất nước ngày càng giàu mạnh. Vì vậy, hằng năm, nhà nước ta vẫn luôn nhớ đến công ơn của những người đã tạo ra thành quả cho chúng ta được hưởng thụ, điều đó rất hợp với tình người bằng cách lập đền thờ để tưởng nhớ các công lao, công ơn của các vị anh hùng như Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo,...hay là tu sửa các di tích lịch sử, dựng các tượng đài của vị anh hùng như Lê Lợi, Bác Hồ,.. ở những nơi công cộng. Thậm chí họ còn tổ chức những ngày kỉ niệm. Dân tộc ta còn có ngày mồng 10-3 âm lịch hàng năm là ngày giỗ tổ Hùng Vương. Cứ vào ngày này mọi người từ khắp nơi không quản đường xá xa xôi cùng nhau cùng nhau về để dâng hương tưởng nhớ người đã có công dựng nước và giữ nước. Trên khắp đất nước thường có các chùa chiền thờ các bặc tiền bối các anh hùng dân tộc cua mọi thời đại để rồi đó ngày 27-7 được chọn làm ngày thương binh liêt sĩ Việt Nam để tưởng nhớ những thương binh chiên sĩ, những gia đình có công với cách mạng, những bà mẹ Việt Nam anh hùng đã bị hi sinh hạnh phúc , hi sinh bản thân mình để bảo vệ tổ quốc. Để nhớ ơn các thầy cô giáo, những người đã có công gieo trồng mầm non đất nước ngày 20-11 là ngày được chọn làm ngày nhà giáo Việt Nam. Còn để nhớ ơn những người đã giúp đỡ và cứu sống mình nthì ngày 27-2 được chọn làm ngày thầy thuốc Việt Nam …Nhà nước còn cho phát động phong trào xây dựng nhà tình nghĩa, tình thương cho các gia đình thương binh liệt sĩ, giúp đỡ, chăm sóc những người mẹ Việt Nam anh hùng. Dù khác nhau nơi việc làm nhưng những hành động ân nghĩa của nhân dân ta đối với thế hệ đi trước đều thể hiện đạo lí ân tình, thuỷ chung. Nên ông cha ta thườn có những âu ca dao, tục ngữ như:
"Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần"
Câu tục ngữ trên đã giúp ta hiểu rõ hơn về đạo lý làm người: sống trên đời phải nhớ đến ân nhân trước sau, lòng biết ơn là tình cảm cao quý thiên liêng cần có của mỗi người và thể hiện ta là người có văn hóa, lịch sự. Mỗi chúng ta cần trau dồi thêm phẩm chất cao quý đó để lòng biết ơn mãi là bài học quý có giá trị trong cuộc sống chúng ta. Là học sinh , để thể hiện đạo lí “ ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đối với cha mẹ, chúng ta cần hết lòng yêu thương, kính trọng. Còn đối với thầy cô chúng ta cần ngoan ngoãn, lễ phép, học chăm, học giỏi. Nếu có điều kiện chúng ta tham gia vào những hoạt động xã hội. Tuy nhỏ nhưng tràn đầy những ý nghĩa.