Câu 4. Cách dẫn dắt tình tiết câu chuyện tạo kịch tính, lôi cuốn. Từ những chi tiết hé mở, chuẩn bị thắt nút đến khi nút thắt ngày một chặt hơn đã tạo cho truyện trở nên hấp dẫn, sinh động.
Những đoạn đối thoại, độc thoại của nhân vật được sắp xếp rất đúng chỗ, làm cho câu chuyện kể trở nên sinh động, góp phần khắc họa tâm lý nhân vật, tính cách nhân vật (lời nói của Vũ Nương bao giờ cũng chân thành, dịu dàng, có tình có lý, lời đứa trẻ hồn nhiên, thật thà…).
Câu 5. Những yếu tố truyền kỳ trong truyện là: chuyện Phan Lang nằm mộng, gặp Vũ Nương, hình ảnh Vũ Nương thể hiện ở bên Hoàng Giang…
Các yếu tố truyền kỳ được kể đan xen với những yếu tốt thực (địa danh, thời điểm, sự kiện lịch sử, trang phục mĩ nhân, tinh cảnh nhà Vũ Nương…) khiến cho thế giới kỳ ảo, lung linh, mơ hồ trở nên gần với đời thực hơn.
Những yếu tố truyền kỳ được đưa vào truyện làm hoàn chỉnh thêm những nét đẹp phẩm giá của nhân vật Vũ Nương: dù đã ở thế giới khác vẫn quan tâm đến chồng con, khao khát được phục hồi danh dự. Những yếu tố truyền kỳ cũng tạo cho truyện một kết thúc có hậu, thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân về lẽ công bằng, về sự chiến thắng cuối cùng của cái thiện. Tuy vậy tính bi kịch vẫn tiềm ẩn ở ngay trong các yếu tố hoang đường kỳ ảo này.